Câu 1: Lịch sử là gì?
- A. Tất cả những gì sẽ diễn ra trong tương lai.
- B. Tất cả những gì đã xảy ra trong quá khứ.
- C. Tất cả những hoạt động của con người trong tương lai.
- D. Tất cả những hoạt động của con người đang diễn ra.
Câu 2: Môn lịch sử là môn học tìm hiểu về:
- A. Toàn bộ những hoạt động đã diễn ra của con người trong quá khứ.
- B. Xã hội loài người trong quá khứ.
- C. Quá trình hình thành và phát triển của xã hội loài người từ khi con người xuất hiện trên Trái đất cho đến ngày nay.
- D. Những hoạt động của con người ở thời điểm hiện tại và tương lai.
Câu 3: Học lịch sử giúp chúng ta:
- A. Tìm hiểu quá khứ, tìm về cội nguồn của chính bản thân, gia đình, dòng họ,…và rộng hơn là của cả dân tộc, nhân loại.
- B. Nhân loại hiện tại đang đối mặt với những khó khăn gì.
- C. Sự biến đổi khí hậu của Trái đất.
- D. Sự vận động của thế giới tự nhiên
Câu 4: Trong nhà trường phổ thông, Lịch sử là môn học:
- A. Tìm hiểu các cuộc chiến tranh của nhân loại.
- B. Tìm hiểu những tấm gương anh hùng trong quá khứ.
- C. Ghi lại các sự kiện đã diễn ra theo trình tự thời gian.
- D. Tìm hiểu quá trình hình thành, phát triển của xã hội loài người.
Câu 5: Nhận định nào dưới đây không đúng khi nói về lịch sử:
- A. Lịch sử là những gì đã diễn ra trong quá khứ.
- B. Lịch sử là khoa học tìm hiểu và phục dựng lại những hoạt động của con người và xã hội trong quá khứ, hiện tại và tương lai.
- C. Lịch sử loài người là toàn bộ những hoạt động của con người trong quá khứ.
- D. Sự kiện khởi nghĩa Hai Bà Trưng là lịch sử vì hởi nghĩa được diễn ra vào năm 40-43 đã xảy ra trong quá khứ.
Câu 6: Nội dung nào dưới đây không phải là ý nghĩa của việc học lịch sử:
- A. Giúp đúc kết bài học từ quá khứ, phục vụ hiện tạo, xây dựng tương lai.
- B. Giúp hiểu được cội nguồn của bản thân, gia đình, dòng họ, quê hương.
- C. Giúp hiểu được sự hình thành, phát triển của khoa học tự nhiên.
- D. Giúp tìm hiểu sự hình thành, phát triển của lịch sử dân tộc và nhân loại.
Câu 7: Sự kiện nào sau đây không được gọi là lịch sử:
- A. Ngày 2-9-1945, tại quảng trường Ba Đình, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn độc lập khai sinh Nhà nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa.
- B. Ngày 30-4-1975 là ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước.
- C. Hai Bà Trưng dựng cờ khởi nghĩa vào mùa xuân năm 40.
- D. Sự xuất hiện của thế hệ máy tính vào năm 2025.
Câu 8: Con người cần phải biết về sự thay đổi kĩ thuật canh tác nông nghiệp của người nông dân Việt Nam vì:
- A. Như vậy mới hiểu được sự tiến bộ của kĩ thuật canh tác so với thời trước.
- B. Như vậy mới hiểu được công lao đóng góp của các thế hệ đi trước.
- B. Như vậy mới cho sản lượng nông nghiệp cao.
- D. Cả A và B đều đúng.
Câu 9: Truyền thuyết Sơn Tinh – Thủy Tinh cho biết điều gì về lịch sử dân tộc ta:
- A. Truyền thống chống giặc ngoại xâm.
- B. Truyền thống nhân đạo, trân trọng chính nghĩa.
- C. Nguồn gốc dân tộc Việt Nam.
- D. Truyền thống làm thủy lợi, chống thiên tai.
Câu 10: Tác giả của câu danh ngôn Lịch sử là thầy dạy của cuộc sống là:
- A. Đê-mô-crit.
- B. Hê-ra-crit.
- C. Xanh-xi-mông.
- D. Xi-xê-rông.
Câu 11: Đâu không phải là lí do để khẳng định “Lịch sử là thầy dậy của cuộc sống”:
- A. Lịch sử tái hiện lại bức tranh lịch sử của quá khứ.
- B. Xem xét lịch sử con người có thể hiểu quá khứ.
- C. Rút ra những bài học cho hiện tại và tương lai.
- D. Lịch sử giúp nâng cao đời sống con người.
Câu 12: Tư liệu gốc có giá trị tin cậy nhất khi tìm hiểu về lịch sử vì:
- A. Ghi lại được những câu chuyện truyền từ đời này qua đời khác.
- B. Bổ sung và thay thế được tư liệu hiện vật và chữ viết.
- C. Cung cấp được những thông tin đầu tiên, gián tiếp về sự kiện lịch sử.
- D. Cung cấp những thông tin đầu tiên, trực tiếp về sự kiện lịch sử.
Câu 13: Nguồn tư liệu có giá trị xác thực nhất là:
- A. Tư liệu truyền miệng.
- B. Tư liệu hiện vật.
- C. Tư liệu chữ viết.
- D. Tư liệu gốc.
Câu 14: Những câu chuyện dân gian (thần thoại, truyền thuyết, cổ tích,…) được kể truyền miệng từ đời qua đời khác được gọi là:
- A. Tư liệu truyền miệng.
- B. Tư liệu gốc.
- C. Tư liệu chữ viết.
- D. Tư liệu hiện vật.
Câu 15: Yếu tố nào sau đây không giúp con người phục dựng lại lịch sử?
- A. Tư liệu truyền miệng.
- B. Tư liệu hiện vật.
- C. Tư liệu chữ viết.
- D. Các bài nghiên cứu khoa học.
Câu 16: Trải qua thời gian, thông tin về những hoạt động của con người vẫn được lưu giữ dưới dạng tư liệu:
- A. Truyền miệng.
- B. Hiện vật.
- C. Chữ viết.
- D. Cả A, B, C đều đúng.
Câu 17: Nhận định nào sau đây không đúng khi nói về tư liệu hiện vật:
- A. Tư liệu hiện vật là những di tích hoặc đồ vật của người xưa còn lưu giữ lại trong lòng đất hay trên mặt đất.
- B. Những di tích là các công cụ lao động, vũ khí tìm thấy trong các di chỉ khảo cổ; đồ thờ cúng trong đình chùa như tượng, lư hương,...
- C. Các tư liệu hiện vật lại là tư liệu “câm”, rất khó nghiên cứu, khai thác.
- D. Các hiện vật này ưu điểm là phản ánh khá trung thực đời sống vật chất của người xưa.
Câu 18: Truyền thuyết Lạc Long Quân và Âu Cơ, Thánh Gióng được gọi là:
- A. Tư liệu truyền miệng.
- B. Tư liệu chữ viết.
- C. Tư liệu hiện vật.
- D. Tư liệu gốc.
Câu 19: Một góc di tích Hoàng thành Thăng Long (số 18, Hoàng Diệu, Hà Nội). ngói úp trang trí đôi chim phượng bằng đất nung tìm thấy ở Hoàng thành Thăng Long là:
- A. Tư liệu gốc.
- B. Tư liệu truyền miệng.
- C. Tư liệu gốc.
- D. Tư liệu hiện vật.
Câu 20: Các tác phẩm như Đại Việt sử kí, Đại Việt sử kí toàn thư, Khâm định Việt thông giám cương mục thuộc tư liệu:
- A. Hiện vật.
- B. Truyền miệng.
- C. Chữ viết.
- D. Quốc gia.
Câu 21: Tục ngữ có câu “Tam sao thất bản”, loại tư liệu lịch sử nào có thể mắc hạn chế đó:
- A. Tư liệu gốc.
- B. Tư liệu truyền miệng.
- C. Tư liệu gốc.
- D. Tư liệu hiện vật.
Câu 23: Các nhà sử học làm công việc dưng lại lịch sử. Họ phải đi tìm các bằng chứng, tức là các tư liệu lịch sử. Công việc của các nhà sử học tương tự như:
- A. Công an.
- B. Thám tử.
- C. Khảo cổ học.
- D. Quan sát viên.
Câu 24: Đâu không phải là một nguồn tư liệu lịch sử:
- A. Nhóm hiện vật lợp mái cung điện thời Lý được tìm thấy tại Hoàng thành Thăng Long.
- B. Lễ hội Khai ấn đền Trần (Nam Định).
- C. Truyền thuyết Thánh Gióng.
- D. “Lời kêu gọi Toàn quốc kháng chiến” của chủ tịch Hồ Chí Minh.
Câu 25: Một trong những nguyên tắc cơ bản quan trọng trong việc tìm hiểu và học tập lịch sử là xác định:
- A. Không gian diễn ra các sự kiện.
- B. Chủ thể của sự kiện đã diễn ra.
- C. Mối quan hệ giữa các sự kiện.
- D. Thời gian xảy ra các sự kiện.
Câu 26: Người xưa làm ra lịch bằng cách:
- A. Quan sát tính toán được quy luật chuyển động của Mặt trăng quay quanh Trái đất.
- B. Quan sát được sự chuyển động của các vì sao.
- C. Quan sát tính toán được quy luật chuyển động của Trái đất quay quanh Mặt trời.
- D. Cả A và C đều đúng.
Câu 27: Âm lịch được tính theo:
- A. Chu kì chuyển động của Mặt trăng quanh Mặt trời.
- B. Chu kì chuyển động của Mặt trăng quanh Trái đất.
- C. Chu kì chuyển động của Trái đất quanh Mặt trời.
- D. Chu kì chuyển động của Mặt trời quanh Trái đất.
Câu 28: Quá trình tiến hóa từ vượn thành người trên Trái đất lần lượt trải qua các dạng:
- A. Vượn người, Người tối cổ, Người tinh khôn.
- B. Vượn người, Người tinh khôn, Người tối cổ.
- C. Người tinh khôn, Người tối cổ, Vượn người.
- D. Người tối cổ, Người tinh khôn, Vượn người.
Câu 29: Vượn người xuất hiện cách ngày nay:
- A. Khoảng 3 triệu năm.
- B. Khoảng 5-6 triệu năm.
- C. Khoảng 6-7 triệu năm.
- D. Khoảng 150 000 năm trước.
Câu 30: Người tối cổ xuất hiện cách ngày nay:
- A. Khoảng 4 triệu năm trước.
- B. Khoảng 5 triệu năm trước.
- C. Khoảng 6 triệu năm trước.
- D. Khoảng 7 triệu năm trước.