Câu 1: Sự kiện chấm dứt thời kì Bắc thuộc, mở ra thời kì độc lập, tự chủ lâu dài của dân tộc là:
- A. Khúc Thừa Dụ tự xưng là Tiết độ sứ (năm 905).
- B. Dương Đình Nghệ tự xưng là Tiết độ sứ (năm 931).
- C. Kháng chiến chống quân Nam Hán xâm lược lần thứ nhất của Ngô Quyền (năm 930 - 931).
-
D. Kháng chiến chống quân Nam Hán xâm lược lần thứ hai - Chiến thắng Bạch Đằng (năm 938).
Câu 2: Người trực tiếp chỉ huy quân Nam Hán khi xâm lược nước ta là:
- A. Triệu Đà.
-
B. Lưu Hoằng Tháo.
- C. Thoát Hoan.
- D. Lưu Cung.
Câu 3: Cuộc cải cách của Khúc Hạo có ý nghĩa gì đối với lịch sử dân tộc?
- A. Xây dựng mầm mống kinh tế phong kiến.
- B. Đặt cơ sở cho chiến thắng Bạch Đằng năm 938.
-
C. Xây dựng chính quyền tự chủ, độc lập với phong kiến phương Bắc.
- D. Lật đổ nền thống trị của nhà Nam Hán ở nước ta.
Câu 4: Quân Nam Hán kéo quân vào sông Bạch Đằng lúc:
-
A. Thủy triều dâng cao.
- B. Thủy triều đang xuống.
- C. Quân ta chưa đóng xong cọc ngầm.
- D. Quân ta mới đóng xong một nửa trận địa cọc ngầm.
Câu 5: Việc vua Đường phong Khúc Thừa Dụ làm Tiết độ sứ có ý nghĩa như thế nào đối với cuộc đấu tranh chống Bắc thuộc của nhân dân ta?
- A. Mua chuộc Khúc Thừa Dụ phục vụ cho nhà Đường.
-
B. Xoa dịu mâu thuẫn giũa nhân dân An Nam với nhà Đường.
- C. Đem lại quyền tự chủ cho người Việt, tạo điều kiện để giành độc lập hoàn toàn.
- D. Bảo đảm sự yên ổn cho vùng biên cương nhà Đường.
Câu 6: Ý nghĩa quan trọng nhất của chiến thắng Bạch Đằng năm 938 là:
- A. Đánh tan cuộc xâm lược của quân Nam Hán.
- B. Bảo vệ nền tự chủ giành được sau khởi nghĩa Khúc Thừa Dụ.
- C. Để lại những nghệ thuật quân sự quý báu cho các cuộc đấu tranh sau này.
-
D. Kết thúc hơn 1000 năm Bắc thuộc, mở ra thời kì độc lập, tự chủ lâu dài.
Câu 7: Đâu không phải lý do Ngô Quyền quyết định lựa chọn cửa sông Bạch Đằng làm nơi diễn ra cuộc quyết chiến chiến lược năm 938:
- A. Sông Bạch Đằng chịu ảnh hưởng mạnh của thủy triều.
- B. Hai bên bờ sông là rừng rậm thuận lợi cho đặt phục binh.
-
C. Sông Bạch Đằng là nơi đã diễn ra nhiều trận quyết chiến trong lịch sử.
- D. Đây là con đường thủy thuận lợi nhất nên quân Nam Hán sẽ đi qua.
Câu 8: Sau khi nổi dậy chiếm thành Đại La (Hà Nội), Khúc Thừa Dụ không xưng Vương mà xưng Tiết độ sứ vì:
-
A. Ông muốn lợi dụng danh nghĩa quan lại nhà Đường để xây dựng nền tự chủ.
- B. Nhân dân không ủng hộ Khúc Thừa Dụ xưng vương.
- C. Khúc Thừa Dụ không đủ thực lực để xưng vương.
- D.Khúc Thừa Dụ không muốn tạo ra khoảng cách với nhân dân.
Câu 9: Vương quốc Chăm-pa là cầu nối trao đổi, buôn bán thường xuyên với các thương nhân:
- A. Ả Rập.
- B. Trung Hoa.
- C. Ấn Độ.
-
D. Cả A, B, C đều đúng
Câu 10: Công trình kiến trúc, điêu khắc thuộc về người Chăm cổ là:
- A. Chùa hang A-gian-ta.
- B. Bia Võ Cảnh.
-
C. Thánh địa Mỹ Sơn.
- D. Đầu ngói lớp có trang trí mặt sử tử.
Câu 11: Trong xã hội Chăm-pa, vua thường được đồng nhất với:
-
A. Một vị thần.
- B. Một thầy cúng.
- C. Một thầy thuốc.
- D. Một tù trưởng.
Câu 12: Sản phẩm mà cư dân Chăm-pa làm ra nhằm mục đích:
- A. Phục vụ cuộc sống hằng ngày.
- B. Phục vụ cuộc sống hằng ngày và cống nạp cho Trung Quốc.
- C. Trao đổi buôn bán trong nước và với các nước khác.
-
D. Phục vụ cuộc sống hằng ngày và trao đổi, buôn bán trong, ngoài nước.
Câu 13: Các triều đại phong kiến phương Bắc thực hiện chính sách đồng hóa về văn hóa đối với nhân dân ta nhằm mục đích :
- A. Bảo tồn và phát triển tinh hoa văn hóa phương Đông.
- B. Khai hóa văn minh cho nhân dân ta.
-
C. Nô dịch, đồng hóa nhân dân ta về văn hóa.
- D. Phát triển văn hóa Hán trên đất nước ta.
Câu 14: Việc giữ gìn và phát triển được những nét văn hóa truyền thống của dân tộc trong thời kì Bắc thuộc cho thấy dân Việt:
-
A. Có tinh thần nồng nàn yêu nước.
- B. Không được học tiếng Hán.
- C. Khó đồng hóa về văn hóa.
- D. Có tinh thần đấu tranh dũng cảm.
Câu 15: Sau khi chiếm được Âu Lạc, các triều đại phong kiến phương Bắc đã thực hiện chính sách đồng hóa dân tộc Việt Nam nhằm:
-
A. Thủ tiêu văn hóa của người Việt.
- B. Phát triển văn hóa của người Việt.
- C. Tiếp thu văn hóa của người Việt.
- D. Truyền bá tinh hoa văn hóa của người Trung Quốc.
Câu 16: Ngoài việc giữ gìn được nền văn hóa bản địa của mình, nhân dân ta còn tiếp thu văn hóa Trung Hoa theo hướng:
- A. Tiếp thu nguyên bản những yếu tố văn hóa Trung Hoa.
-
B. Tiếp thu có chọn lọc những yếu tố văn hóa Trung Hoa.
- C. Tiếp thu nguyên bản một số lĩnh vực văn hóa Trung Hoa.
- D. Bỏ văn hóa bản địa để học theo văn hóa Trung Hoa.
Câu 17: Hãy chỉ ra những phong tục tập của người Việt được nhắc đến trong tư liệu sau:
“Dân hay vẽ mình…ưa tắm sông nên họ chèo đò lội nước rất giỏi; ngày thường không đội mũ, đứng thì vòng hai tay, ngồi thì xếp bằng hai chân,…Tiếp khách thì đãi trầu cau”.
- A. Vẽ mình, đứng vòng hai tay.
- B. Ngồi thì xếp bằng hai chân.
- C. Tiếp khách bằng trầu cau.
-
D. Cả A, B, C đều đúng
Câu 18: Nhân dân ta đã tiếp thu từ Trung Quốc những lễ, tết nào?
- A. Lễ hội xuống đồng, lễ hội cầu mưa.
-
B. Tết Nguyên đán, tết Trung thu.
- C. Tết Nguyên đán, lễ hội cầu mưa.
- D. Lễ hội té nước, tết Trung thu.
Câu 19: Ở Vương quốc Phù Nam, dấu ấn của đời sống sông nước được thể hiện như thế nào?
- A. Có tín ngưỡng đa thần, tiêu biểu là thờ thần Mặt Trời.
- B. Phật giáo và Ấn Độ giáo sớm được du nhập vào Phù Nam.
-
C. Làm nhà sàn trên kênh rạch, đi lại chủ yếu bằng mảng, ghe thuyền.
- D. Nghề tạc tượng các vị thần, Phật rất phát triển, mang phong cách riêng.
Câu 20: Lực lượng không tồn tại trong xã hội Phù Nam là:
- A. Tăng lữ.
- B. Nông dân.
- C. Thương nhân.
-
D. Nô lệ.
Câu 21: Ý nào dưới đây không đúng khi nói về hoạt động kinh tế của Vương quốc Phù Nam:
- A. Người Phù Nam làm nhiều nghề khác nhau như: trồng lúa nước, chăn nuôi, đánh bắt thủy hải sản, làm đồ thủ công, luyện đồng và rèn sắt, chế tạo vũ khí,…
- B. Người Phù Nam rất giỏi buôn bán.
-
C. Người Phù Nam buôn bán với các thương nhân nước ngoài đến từ Hy Lạp và La Mã thông qua cảng thị Óc Eo.
- D. Đồng tiền kim loại của Phù Nam được tìm thấy ở di chỉ văn hóa Óc Eo.
Câu 22: Ý nào dưới đây không đúng khi nói về thành tựu văn hóa của Vương quốc Phù Nam:
- A. Người Phù Nam có tín ngưỡng đa thần, tiêu biểu là thờ thần Mặt trời.
- B. Cư dân chủ động tiếp nhận các tôn giáo từ Ấn Độ như Phật giáo và Ấn Độ giáo. Các tôn giáo này lại tiếp tục được truyền bá đến nhiều vùng đất khác ở Đông Nam Á.
-
C. Cư dân Phù Nam sử dụng ngựa để đi lại và kéo xe.
- D. Nghề tạc tượng các vị thần Ấn Độ giáo và tượng Phật bằng đá và gỗ khá phát triển.
Câu 23: So với vương quốc Chăm-pa, tổ chức xã hội của Vương quốc Phù Nam có điểm gì khác biệt?
- A. Vua nắm trong tay quyền lực tối cao và tuyệt đối.
- B. Vua là người đứng đầu nhà nước, dưới vua là một hệ thống quan lại.
-
C. Nô lệ chiếm phần lớn tỉ lệ cư dân, chủ yếu phục vụ trong các giai đình quý tộc.
- D. Xã hội gồm các lực lượng: quý tộc, tăng lữ, thương nhân, nông dân, thợ thủ công.
Câu 24: Tượng phật và thần Vis-nu được tìm thấy tại các di chỉ văn hóa Óc Eo đã phản ánh điều gì về văn hóa Phù Nam?
- A. Không có sự giao lưu, tiếp xúc với các nền văn hóa trên thế giới.
- B. Phù Nam chịu ảnh hưởng sâu sắc từ văn hóa Trung Quốc.
- C. Người Phù Nam đã sáng tạo ra Phật giáo và Hin-đu giáo.
-
D. Phật giáo và Ấn Độ giáo sớm được du nhập vào Phù Nam.
Câu 25:Hiện tượng tự nhiên nào dưới đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến sự sụp đổ của vương quốc Phù Nam?
-
A. Biển xâm thực đất liền.
- B. Sa mạc hóa.
- C. Sạt lở, xói mòn.
- D. Động đất, sóng thần.
Câu 26: Di tích lịch sử gắn liền với thời khai quốc, thành lập nước Vạn Xuân là:
- A. Đền Hai Bà Trưng (Mê Linh, Hà Nội).
- B. Lăng Bà Triệu trên đỉnh núi Tùng (Hậu Lộc, Thanh Hóa).
- C. Đền thờ Phùng Hưng (Sơn Tây, Hà Nội).
-
D. Chùa Trấn Quốc (Tây Hồ, Hà Nội).
Câu 27: “Bố Cái đại vương” là:
- A. Mai Thúc Loan.
-
B. Phùng Hưng.
- C. Ngô Quyền.
- D. Triệu Quang Phục.
Câu 28: Đơn vị hành chính do nhà Đường đặt ra để chỉ Việt Nam, được gọi là:
- A. An Đông đô hộ phủ.
- B. An Tây đô hộ phủ.
-
C. An Nam đô hộ phủ.
- D. An Bắc đô hộ phủ.
Câu 29: Ý nào dưới đây không đúng khi nói về cuộc kháng chiến chống quân Nam Hán, củng cố nền tự chủ của Dương Đình Nghệ:
- A. Năm 931, Dương Đình Nghệ kéo quân từ Thanh Hóa ra Bắc đánh đuổi quân Nam Hán.
-
B. Từ làng Giang, Dương Đình Nghệ kéo quân vây chiếm thành Tống Bình.
- C. Cuộc kháng chiến thắng lợi, Dương Đình Nghệ tự xưng là Tiết độ sứ, tiếp tục xây dựng nền tự chủ nước nhà.
- D. Dưới sự tập hợp của Dương Đình Nghệ, hào kiệt khắp nơi kéo về làng Giàng tụ nghĩa.
Câu 30: Trong thế trận của Ngô Quyền, yếu tố quyết định trong trận địa mai phục là:
- A. Thủy triều.
-
B. Bãi cọc.
- C. Quân địch yếu.
- D. Quân ta mạnh.