Câu 1: Lịch sử được hiểu là:
- A. Những chuyện cổ tích được kể truyền miệng.
-
B. Tất cả những gì đã xảy ra trong quá khứ.
- C. Những bản ghi chép hay tranh, ảnh còn được lưu giữ lại.
- D. Sự tưởng tượng của con người về quá khứ của mình.
Câu 2: Phân môn Lịch sử mà chúng ta được học là:
- A. Môn học tìm hiểu lịch sử thay đổi của Trái đất dưới sự tác động của con người.
-
B. Môn học tìm hiểu quá trình hình thành và phát triển của xã hội loài người từ khi con người xuất hiện cho đến ngày nay.
- C. Môn học tìm hiểu tất cả những gì đã xảy ra trong quá khứ.
- D. Môn học tìm hiểu những chuyện cổ tích do người xưa để lại.
Câu 3: Phương án nào sau đây không thuộc về lịch sử:
-
A. Các lời tiên tri, dự báo tương lai.
- B. Sự hình thành các nền văn minh Hy Lạp và La Mã cổ đại.
- C. Hoạt động của vương triều Nguyễn.
- D. Các trận đánh lớn của quân và dân ta.
Câu 4: Máy tính đầu tiên trên thế giới – ENIAC (1946) và máy tính xách tay hiện nay giúp em hiểu biết về:
- A. Sự xuất hiện của máy tính điện tử trên thế giới.
- B. Sự thay đổi của các loại máy tính điện tử qua thời gian.
- C. Đặc điểm của các thế hệ máy tính điện tử.
-
D. Sự thay đổi của máy tính điện tử qua thời gian, đó chính là lịch sử phát triển của máy tính điện tử.
Câu 5: Sự kiện nào dưới đây thuộc về lịch sử cá nhân:
- A. Máy tính điện tử đầu tiên ra đời.
-
B. Ngày đầu tiên đi học lớp 1.
- C. Chiến thắng Bạch Đằng năm 938.
- D. Chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945) kết thúc.
Câu 6: Sự kiện nào dưới đây thuộc về lịch sử dân tộc ta:
-
A. Bác Hồ đọc Bản Tuyên ngôn độc lập ngày 2/9/1945.
- B. Kì nghỉ hè ở biển của em kết thúc vào ngày 1/8/2021.
- C. Khoảng thế kỉ III TCN, thành thị La Mã đã chinh phục các vùng đất của người Hy Lạp.
- D. Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918) kết thúc.
Câu 7: Sự kiện nào dưới đây thuộc về lịch sử loài người:
- A. Vào khoảng thế kỉ VII TCN, cư dân Lạc Việt đã sống quây quần ở lưu vực các con sông lớn.
-
B. Máy tính điện tử đầu tiên ra đời.
- C. Năm 221 TCN nhà Tần thống nhất Trung Quốc.
- D. Cả A, B, C đều đúng.
Câu 8: Chủ thể sáng tạo ra lịch sử là:
-
A. Con người.
- B. Thượng đế.
- C. Vạn vật.
- D. Chúa trời.
Câu 9: Đâu không phải là lý do để Xi-xê-rông khẳng định Lịch sử là thầy dạy của cuộc sống:
- A. Lịch sử tái hiện lại bức tranh lịch sử của quá khứ.
- B. Xem xét lịch sử con người có thể hiểu quá khứ.
- C. Rút ra những bài học cho hiện tại và tương lai.
-
D. Lịch sử giúp nâng cao đời sống con người.
Câu 10: Tìm hiểu và dựng lại những hoạt động của con người và xã hội loài người trong quá khứ là nhiệm vụ của ngành khoa học:
-
A. Sử học.
- B. Khảo cổ học.
- C. Việt Nam học.
- D. Cơ sở văn hóa.
Câu 11: Yếu tố nào sau đây được dùng để nói về một chuyện trong quá khứ:
- A. Thời gian.
- B. Không gian xảy ra.
- C. Con người liên quan tới sự kiện đó.
-
D. Cả A, B, C đều đúng.
Câu 12: Tác giả của hai câu thơ “Dân ta phải biết sử ta/Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam” là:
-
A. Chủ tịch Hồ Chí Minh.
- B. Nguyễn Khoa Điềm.
- C. Võ Nguyên Giáp.
- D. Huy Cận.
Câu 13: Những di tích, đồ vật,…của người cưa còn lưu giữ lại trong lòng đất hat trên mặt đất được gọi là:
- A. Tư liệu gốc.
-
B. Tư liệu hiện vật.
- C. Tư liệu chữ viết.
- D. Tư liệu truyền miệng.
Câu 14: Đặc điểm của tư liệu truyền miệng là:
-
A. Không cho biết chính xác về thời gian và địa điểm, nhưng phần nào phản ảnh hiện thực lịch sử.
- B. Cho biết khá cụ thể và trung thực về đời sống vật chất và phần nào đời sống tinh thần của người xưa.
- C. Ghi chép tương đối đầy đủ về đời sống con người.
- D. Là nguồn tư liệu đáng tin cậy nhất khi tìm hiểu lịch sử.
Câu 15: Nguồn tư liệu mang ý thức chủ quan của tác giả tư liệu là:
- A. Tư liệu gốc.
- B. Tư liệu truyền miệng.
- C. Tư liệu hiện vật.
-
D. Tư liệu chữ viết.
Câu 16: Bia đá trong Văn Miếu Quốc tử giám thuộc loại hình tư liệu lịch sử nào?
- A. Tư liệu truyền miệng.
-
B. Tư liệu hiện vật.
- C. Tư liệu chữ viết.
- D. Không được coi là một tư liệu.
Câu 17: Cung đình Huế được xếp vào loại hình tư liệu:
- A. Tư liệu truyền miệng.
- B. Tư liệu chữ viết.
-
C. Tư liệu hiện vật.
- D. Không được coi là tư liệu lịch sử.
Câu 18: Ý nào sau đây không nằm trong loại hình tư liệu truyền miệng?
-
A. Ca dao, dân ca.
- B. Các lời mô tả của nhân chứng lịch sử.
- C. Truyện dã sử.
- D. Truyền thuyết.
Câu 19: Dương lịch được tính theo:
-
A. Chu kì chuyển động của Trái đất quanh Mặt trời.
- B. Chu kì chuyển động của Mặt trời quanh Trái đất.
- C. Chu kì chuyển động của Mặt trăng quanh Mặt trời.
- D. Chu kì chuyển động của Mặt trăng quanh Trái đất.
Câu 20: Con người sáng tạo ra các cách tính thời gian phổ biến trên thế giới dựa trên cơ sơ:
- A. Sự lên xuống của thủy triều.
- B. Các hiện tượng tự nhiên như mưa, gió, sấm, chớp.
-
C. Sự di chuyển của Mặt trăng quanh Trái đất và sự di chuyển của Trái đất quanh Mặt trời.
- D. Quan sát sự chuyển động của các vì sao.
Câu 21: Ngoài cách tính thời gian là ngày, tháng, năm người ta còn sử dụng những đơn vị tính:
- A. Thập kỉ.
- B. Thế kỉ.
- C. Thiên niên kỉ.
-
D. Cả A, B, C đều đúng.
Câu 22: Một thập kỉ gồm:
-
A. 10 năm.
- B. 100 năm.
- C. 1 000 năm.
- D. 10 000 năm.
Câu 23: 100 năm được gọi là:
- A. Một thập kỉ.
-
B. Một thế kỉ.
- C. Một thiên niên kỉ.
- D. Cả A, B, C đều sai.
Câu 24: Theo tương truyền, năm đầu tiên của Công nguyên là năm:
- A. Đức Phật ra đời.
-
B. Chúa Giê-su ra đời.
- C. Chúa Giê-su qua đời.
- D. Nguyệt thực toàn phần.
Câu 25: Thế giới cần một thứ lịch chung vì:
- A. Sự giao lưu giữa các nước, các dân tộc, các khu vực ngày càng mở rộng.
- B. Âm lịch và dương lịch đều là những bộ lịch chưa chính xác.
-
C. Thuận lợi cho việc giao lưu, trao đổi, đa số các quốc gia.
- D. Các dân tộc có xu hướng liên kết với nhau.
Câu 26:Công lịch được dùng cho đến.
- A. Hết thời cổ đại.
- B. Hết thời cận đại.
- C. Hết thời trung đại.
-
D. Cho đến ngày nay.
Câu 27: Trên tờ lich của Việt Nam đều có ghi cả âm lịch và dương lịch vì:
- A. Cả âm lịch và dương lịch đều chính xác như nhau.
- B. Ở nước ta vẫn dùng hai loại lịch âm và lịch dương song song nhau.
- C. Âm lịch theo phương Đông, dương lịch theo phương Tây.
-
D. Nước ta dùng dương lịch theo lịch chung của thế giới, nhưng trong nhân dân vẫn dùng âm lịch theo truyền thống.
Câu 28: Dấu tích Người tối cổ ở Việt Nam được phát hiện có niên đại sớm nhất từ khoảng:
- A. 600 000 năm trước.
- B. 700 000 năm trước.
-
C. 800 000 năm trước.
- D. 900 000 năm trước.
Câu 29: Đặc điểm của Vượn người là:
- A. Hoàn toàn đi đứng bằng hai chân.
- B. Cấu tạo cơ thể cơ bản giống người ngày nay.
- C. Thể tích hộp sọ trung bình từ 650 cm3.
-
D. Có thể đi bằng hai chi sau.
Câu 30: So với Vượn người, Người tối cổ đã có tiến hóa hơn về:
- A. Cơ thể Người tối cổ lớn hơn Vượn người.
- B. Thể tích hộp sọ trung bình là 400 cm3.
- C. Hình dáng, cấu tạo cơ thể cơ bản giống người ngày nay.
-
D. Hoàn toàn đi đứng bằng hai chân.