[KNTT] Trắc nghiệm lịch sử 6 chương 3: Xã hội cổ đại (P3)

Củng cố kiến thức và ôn luyện đề thi dạng trắc nghiệm lịch sử 6 chương 3: Xã hội cổ đại thuộc sách kết nối tri thức và cuộc sống. Học sinh ôn luyện bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Ở cuối bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Hãy kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Ai Cập cổ đại được hình thành ở lưu vực:

  • A. Sông Nin.
  • B. Sông Hằng.
  • C. Sông Ấn.
  • D. Sông Dương Tử.

Câu 2: Ai Cập nằm ở:

  • A. Đông Phi.
  • B. Tây Á.
  • C. Đông Bắc châu Phi.
  • D. Tây Phi.

Câu 3: Tên gọi Lưỡng Hà là:

  • A. Vùng đất giữa hai con sông Ơ-phơ-rát và Ti-gơ-rơ.
  • B. Vùng đất giữa hai con sông Nin và Ti-gơ-rơ.
  • C. Vùng đất giữa sông Ấn và sông Hằng.
  • D. Vùng đất giữa hai con sông Nin và Ơ-phơ-rát.

Câu 4: Đoạn tư liệu sau miêu tả về con sông nào?

“Về mùa xuân, nước sông dâng cao, mang phù sau màu mỡ bồi đắp cho vùng hạ lưu, biến vùng cửa sông trở thành đồng bằng, bờ biển của vịnh Ba Tư phải lùi xa gần 200km”.

  • A. Sông Nin.
  • B. Sông Ti-gơ-rơ.
  • C. Sông Ơ-phơ-rát.
  • D. Sông Ơ-phơ-rát và Ti-gơ-rơ.

 Câu 5: Kinh tế nông nghiệp phát triển sớm và mạnh ở hai quốc gia Ai Cập và Lưỡng Hà cổ đại do:

  • A. Được các con sông lớn bồi đắp phù sa, tạo nên những đồng bằng màu mỡ.
  • B. Địa hình chia cắt, những vùng đồng bằng nhỏ và hẹp.
  • C. Giáp Địa Trung Hải và vịnh Ba Tư cung cấp nguồn nước tưới dồi dào.
  • D. Các Pha-ra-ông và En-xi đưa ra những chính sách phát triển kinh tế nông nghiệp.

Câu 6: Ngành sản xuất phát triển sớm nhất ở các quốc gia Ai Cập và Lưỡng Hà cổ đại là:

  • A. Nông nghiệp.
  • B. Công nghiệp.
  • C. Thương nghiệp.
  • D. Thủ công nghiệp.

Câu 7:  Đọc đoạn tư liệu sau về nội dung trong luật Ha-mu-ra-bi (Lưỡng Hà):

“Trẫm, một vị vua quang minh và ngoan đạo, phát huy chính nghĩa ở đời, diệt trừ kẻ gian ác, không tuân theo pháp luật, làm cho kẻ mạnh không hà hiếp kẻ yếu, làm cho Trẫm giống như thần Sa-mat, soi đến dân đen, tỏa ánh sáng khắp mặt đất. Hãy cho biết đoạn tư liệu trên cụ thể được cho là đang nói lên điều gì?

  • A. Nhà nước hình thành để cai quản xã hội theo luật pháp.
  • B. Nhà nước hình thành trên cơ sở nhu cầu trị thủy, làm thủy lợi.
  • C. Nhà nước do vua đứng đầu và có toàn quyền.
  • D. Nhà vua cai trị đất nước theo luật pháp tiến bộ.

 Câu 8: Nền văn minh Ai Cập và Lưỡng Hà hình thành sớm ngay cả khi chưa có đồ sắt vì:

  • A. Đất đai màu mỡ, dễ canh tác.
  • B. Kinh tế nông nghiệp phát triển sớm, năng suất cao, tạo ra sản phẩm dư thừa.
  • C. Nhu cầu hợp tác làm thủy lợi, chinh phục các dòng sông.
  • D. Cả A, B, C đều đúng.

Câu 9: Chiều cao của Kim tự tháp Kê-ốp là:

  • A. 247m.
  • B. 147m.
  • C. 274m.
  • D. 174m.

 Câu 10: Người A-ri-a từ vùng Trung Á tràn vào miền Bắc Ấn Độ và thành lập nên một số nhà nước vào:

  • A. Khoảng giữa thiên niên kỉ thứ II TCN.
  • B. Khoảng đầu thiên niên kỉ thứ II TCN.
  • C. Khoảng cuối thiên niên kỉ thứ II TCN.
  • D. Khoảng giữa thiên niên kỉ thứ III TCN.

Câu 11: Người Đra-vi-đa thành đẳng cấp thứ tư (Su-đra) trong chế độ đẳng cấp Vác-na dựa trên sự phân biệt về:

  • A. Tôn giáo.
  • B. Nghề nghiệp.
  • C. Chủng tộc, màu da.
  • D. Văn hóa, phong tục. 

Câu 12: Khoảng giữa thiên niên kỉ III TCN, tộc người đã sinh sống ở lưu vực sông Ấn là:

  • A. Người A-ri-a.
  • B. Người Do Thái.
  • C. Người Đra-vi-đa.
  • D. Người Khơ-me.

Câu 13: Khoảng giữa thiên niên kỉ II TCN, tộc người nào đã tràn vào miền Bắc Ấn Độ?

  • A. Người A-ri-a.
  • B. Người Do Thái.
  • C. Người Đra-vi-đa.
  • D. Người Khơ-me.

Câu 14: Sau khi vào Ấn Độ, người A-ri-a đã thiết lập:

  • A. Quân chủ chuyên chế.
  • B. Cộng hòa quý tộc.
  • C. Đẳng cấp Vác-na.
  • D. Phân biệt tôn giáo.

Câu 15: Chữ Phạn ở Ấn Độ cổ đại còn được gọi là:

  • A. Chữ viết trên giấy Pa-pi-rút.
  • B. Chữ viết trên đất sét.
  • C. San- krít.
  • D. Chữ hình nêm.

Câu 16: Công trình kiến trúc nổi bật của Ấn Độ là:

  • A. Chùa hang A-gian-ta.
  • B. Vạn Lí Trường thành.
  • C. Thành cổ A-sô-ca.
  • D. Vườn treo Ba-bi-lon.

Câu 17: Tên gọi Ấn Độ bắt nguồn từ

  • A. Tên một ngọn núi.
  • B. Tên một con sông.
  • C. Tên một tộc người.
  • D. Tên một sử thi.

Câu 18: Tôn giáo cổ xưa nhất của người Ấn Độ là:

  • A. Phật giáo.
  • C. Hồi giáo.
  • B. Bà La Môn giáo.
  • D. Thiên Chúa giáo

Câu 19: Người Trung Quốc đã xây dựng nền văn minh ở:

  • A. Hạ lưu Hoàng Hà và hạ lưu Trường Giang.
  • B. Lưu vực Trường Giang.
  • C. Thượng lưu Hoàng Hà và Trường Giang.
  • D. Vùng ven biển Đông Nam.

Câu 20: Nhà Hạ, Thương, Chu lần lượt thay nhau cầm quyền ở Trung Quốc vào:

  • A. Khoảng giữa thiên niên kỉ III TCN đến giữa thiên niên kỉ II TCN.
  • B. Khoảng đầu thiên niên kỉ III TCN đến cuối thiên kỉ II TCN.
  • C. Khoảng thiên niên kỉ III TCN đến cuối thiên niên kỉ II TCN.
  • D. Khoảng đầu thiên niên kỉ III TCN đến đầu thiên kỉ II TCN.

Câu 21: Thời Xuân Thu – Chiến Quốc có đặc điểm:

  • A. Các nước ở lưu vực Trường Giang nổi dậy và đánh chiếm lẫn nhau.
  • B. Các nước Hạ, Thương, Chu thay nhau lên cầm quyền.
  • C. Nhà Chu suy yếu.
  • D. Các nước ở lưu vực Hoàng Hà nổi dậy và đánh chiếm lẫn nhau.

Câu 22: Nhà Tần thống nhất được lãnh thổ Trung Quốc vì:

  • A. Có tiềm lực kinh tế và quân sự mạnh nhất.
  • B. Có Tần Thủy Hoàng lãnh đạo cuộc chiến tranh.
  • C. Có hệ thống pháp luật dùng chung cả nước.
  • D. Nằm ở lưu vực sông Hoàng Hà và Trường Giang.

Câu 23: Triều đại ở Trung Quốc ban hành chế độ đo lường và tiền tệ thống nhất lần đầu tiên trên cả nước là:

  • A. Nhà Tùy.
  • B. Nhà Hán.
  • C. Nhà Đường.
  • D. Nhà Tần.

Câu 24: Trong các triều đại phong kiến Trung Quốc từ nhà Hán đến nhà Tùy, triều đại tồn tại ngắn nhất là:

  • A. Nhà Tùy.
  • B. Nhà Đường.
  • C. Nhà Tấn.
  • D. Thời Nam – Bắc Triều.

Câu 25: Thành tựu văn hóa của Hy Lạp và La Mã cổ đại còn tồn tại đến ngày nay là:

  • A. Đấu trường Cô-li-dê.
  • B. Tượng lực sĩ ném đĩa.
  • C. Số La Mã, chữ số La-tin.
  • D. Cả A, B, C đều đúng.

Câu 26: Thủ công nghiệp và thương nghiệp là nền tảng kinh tế chính của các quốc gia cổ đại Hy Lạp và La Mã vì:

  • A. đất đai khô cằn, nhỏ hẹp, không thuận lợi cho việc trồng lúa mì.
  • B. Lòng đất có nhiều khoáng sản như đồng, chì, sắt…nên thuận lợi cho thủ công nghiệp phát triển.
  • C. Đường bờ biển khúc khuỷu, tạo nhiều vịnh, hải cảng, thuận lợi cho việc đi lại, neo đậu của tàu thuyền, tạo điều kiện cho nền kinh tế thương nghiệp, nhất là ngoại thương rất phát triển.
  • D. Cả A, B, C đều đúng.

Câu 27: Rô-ma là thủ đô của quốc gia nào hiện nay?

  • A. Pháp.
  • B. Hy Lạp.
  • C. I-ta-li-a.
  • D. Anh.

 Câu 28: Thể chế dân chủ Aten của Hi Lạp cổ đại có bước tiến bộ:

  • A. Tạo điều kiện cho vua thực hiện quyền chuyên chế thông qua các Viện nguyên lão.
  • B. Tạo điều kiện cho các công dân có quyền tham gia hoặc giám sát đời sống chính trị của đất nước.
  • C. Tạo điều kiện cho chủ nô quyết định mọi công việc.
  • D. Tạo điều kiện cho chủ xưởng quyết định mọi công việc.

Câu 29: Nhận định nào dưới đây không đúng về cảng Pi-rê:

  • A. Cảng Pi-rê ngày nay là cảng chính ở Hy Lạp.
  • B. Cảng Pi-rê là một trong những cảng hành khách lớn nhất ở châu Âu.
  • C. Là trung tâm xuất – nhập khẩu và buôn bán nho, ô-liu sầm uất nhất của thế giới cổ đại.
  • D. Từ cảng Pi-rê, A-ten xuất nhập khẩu sang các quốc gia lân bang những sản phẩm nổi tiếng như rượu nho, dầu ô-liu, đồ gốm màu, đá cẩm thạch,…

Câu 30: Nhận định nào dưới đây không đúng về “chế độ bỏ phiếu bằng vỏ sò” ở Hy Lạp:

  • A. Để bảo vệ nền dân chủ và ngăn chặn những âm mưu đảo chính, “chế độ bỏ phiếu bằng vỏ sò” đã được thực hiện.
  • B. Công dân bị nghi ngờ có âm mưu, hành vi đe dọa tới nền dân chủ thì Đại hội nhân dân sẽ tiến hành bỏ phiếu kín, bằng cách ghi tên người đó lên các mảnh vỏ sò hoặc mảnh gốm.’
  • C. Có 500 phiếu cùng ghi tên một người lên vỏ sò thì người đó buộc phải rời khỏi A-ten trong thời hạn 10 năm.
  • D. Pê-ri-clet là chấp chính quan trong thời đại hoàng kim của A-ten. 

Xem thêm các bài Trắc nghiệm lịch sử 6 kết nối tri thức, hay khác:

Dưới đây là danh sách Trắc nghiệm lịch sử 6 kết nối tri thức chọn lọc, có đáp án, cực sát đề chính thức theo nội dung sách giáo khoa Lớp 6.

Xem Thêm

Lớp 6 | Để học tốt Lớp 6 | Giải bài tập Lớp 6

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 6, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 6 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 6 - cánh diều

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Lớp 6 - chân trời sáng tạo

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Lớp 6 - kết nối tri thức

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Tài liệu & sách tham khảo theo chương trình giáo dục cũ