Câu 1: Đời sống tinh thần của cư dân Văn Lang là:
- A. Có tục thờ cúng tổ tiên và thờ các vị thần trong tự nhiên như thần Sông, thần Núi, thần Mặt trời.
- B. Có tục gói bánh chưng, làm bánh giày, ăn trầu, nhuộm răng đen, xăm mình.
- C. Các lễ hội gắn với nền nông nghiệp trông lúa nước được tổ chức thường xuyên.
-
D. Cả A, B, C đều đúng.
Câu 2: Cư dân Văn Lang, Âu Lạc sống quần tụ trong các:
- A. Chiềng, chạ.
- B. Làng, bản.
- C. Xã, huyện.
- D. Thôn, xóm.
Câu 3: Cư dân Lạc Việt sống tập trung ở:
-
A. Ven đồng bằng ven sông Hồng, sông Mã, sông Cả.
- B. Ven đồi núi.
- C.Trong thung lũng.
- D. A, B, C đều đúng.
Câu 4: Người có sức mạnh và mưu lược lãnh đạo người Âu Việt và Lạc Việt chiến đấu chống quân Tần giành thắng lợi là:
- A. Hùng Vương.
-
B. Thục phán.
- C. Mai Thúc Loan.
- D. Ngô Quyền.
Câu 5: Nhận xét về tổ chức bộ máy nhà nước thời Văn Lang:
- A. Quyền lực được tập trung tối đa vào trong tay Hùng Vương.
- B. Tiềm tàng nguy cơ chia rẽ, cát cứ ở các chiềng, chạ.
-
C. Tổ chức theo mô hình quân chủ, đơn giản, sơ khai.
- D. Tổ chức đơn giản, chưa khoa học.
Câu 6: Nhà nước đầu tiên của người Việt ra đời xuất phát từ nhu cầu:
-
A. Nhu cầu chung sống, cùng làm thủy lợi và chống giặc ngoại xâm.
- B. Nhu cầu chung sống, cùng làm thủy lợi.
- C. Nhu cầu chống giặc ngoại xâm bảo vệ lãnh thổ.
- D. Nhu cầu đối phó với sự khắc nghiệt của thiên nhiên.
Câu 7: Nhận định nào dưới đây không đúng khi nói về nhà nước đầu tiên của người Việt cổ:
- A. Nhà nước Văn Lang còn sơ khai, chưa có pháp luật thành văn và chữ viết.
- B. Sự ra đời của Nhà nước Văn Lang đã mở ra thời kì dựng nước đầu tiên trong lịch sử dân tộc.
- C. Sự ra đời của Nhà nước Văn Lang là dấu mốc kết thúc thời kì nguyên thuỷ trên đất nước Việt Nam, tạo cơ sở tiến đề cho sự hình thành và phát triển nền văn minh của thời kì dựng nước trong lịch sử Việt Nam.
-
D. Tương truyền nước Văn Lang trải qua 15 đời, cha truyền con nối.
Câu 8: Thành cổ trở thành trung tâm của nước Âu Lạc là:
- A. Thành Vạn An.
- B. Thành Tống Bình.
- C. Thành Long Biên.
-
D. Thành Cổ Loa.
Câu 9: Trong thời Âu Lạc, tư liệu chủ yếu là vũ khí vì:
-
A. Thường xuyên phải chống ngoại xâm, giữ nước.
- B. Công cụ lao động bằng sắt phát triển vượt bậc.
- C. Có sự trao đổi, buôn bán vũ khí với các nước ở khu vực Đông Nam Á.
- D. Kĩ thuật luyện kim và trình độ quân sự cao hơn thời Văn Lang.
Câu 10: Ý nào dưới đây thể hiện điểm khác biệt trong tổ chức bộ máy nhà nước thời An Dương Vương so với thời Hùng Vương:
- A. Vua đứng đầu nhà nước, nắm mọi quyền hành.
- B. Giúp việc cho vua có các Lạc hầu, Lạc tướng,
- C. Cả nước được chia thành nhiều bộ, do Lạc tướng đứng đầu.
-
D. Nhà nước được tổ chức chặt chẽ hơn, vua có quyền hơn trong việc trị nước.
Câu 11: Những hoạt động kinh tế chính của nước ta dưới thời Bắc thuộc là:
-
A. Trồng trọt, chăn nuôi.
- B. Đúc đồng, rèn sắt.
- C. Làm gốm.
- D. Làm mộc.
Câu 12: Đâu không phải là tư tưởng được truyền bán ngày càng nhiều vào nước ta:
- A. Đạo giáo.
- B. Nho giáo.
- C. Phật giáo.
-
D. Thiên chúa giáo.
Câu 13: Áp dụng luật pháp hà khắc và thẳng tay đàn áp các cuộc đấu tranh của nhân dân ta là chính sách cai trị của:
-
A. Nhà Hán.
- B. Nhà Tùy.
- C. Nhà Đường.
- D. Các triều đại phong kiến phương Bắc từ thời nhà Hán.
Câu 14: Nghề thủ công mới nào xuất hiện ở nước ta trong thời kì Bắc thuộc:
- A. Nghề rèn sắt.
- B. Nghề đúc đồng.
-
C. Nghề làm giấy.
- D. Nghề làm gốm.
Câu 15: Đâu không phải chính sách bóc lột về kinh tế các triều đại phong kiến phương Bắc áp dụng ở nước ta trong thời Bắc thuộc?
- A. Sử dụng chế độ tô thuế.
- B. Bắt cống nạp sản vật.
- C. Nắm độc quyền về muối và sắt.
-
D. Bắt nhổ lúa trồng đay.
Câu 16: Đoạn tư liệu dưới đây cho em biết điều gì về chính sách bóc lột kinh tế của các triều đại phong kiến phương Bắc?
“Trước đây những người làm thứ sử thấy đất châu (Giao Chỉ) có các thứ ngọc trai, lông (chim) trả, tê, voi, đồi mồi, hương lạ, gỗ tốt, nhiều người không liêm khiết, vơ vét của cải cho đầy rồi lại xin đổi đi”.
-
A. Chính sách vơ vét, bóc lột nặng nề về kinh tế của các triều đại phong kiến phương Bắc.
- B. Đất nước ta có nhiều sản vật quý.
- C. Các triều đại phong kiến phương Bắc nắm độc quyền về sản vật quý.
- D. Các triều đại phong kiến phương Bắc mua sản vật quý với giá thấp.
Câu 17: Việc tổ chức bộ máy cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc nhằm mục đích cuối cùng là:
-
A. Sáp nhập nước ta vào lãnh thổ của Trung Quốc.
- B. Thành lập quốc gia mới thần phục phong kiến Trung Quốc.
- C. Thành lập quốc gia riêng của người Hán.
- D. Phát triển kinh tế, ổn định đời sống nhân dân Âu Lạc.
Câu 18: Sự ra đời của nước Vạn Xuân gắn liền với cuộc khởi nghĩa:
- A. Hai Bà Trưng.
-
B. Lý Bí.
- C. Mai Thúc Loan.
- D. Phùng Hưng.
Câu 19: Địa bàn nổ ra cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng hiện nay thuộc địa phương:
- A. Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.
-
B. Huyện Mê Linh, Hà Nội.
- C. Huyện Phúc Thọ, Hà Nội.
- D. Huyện Đông Anh, Hà Nội.
Câu 20: Nguyên nhân dẫn đến khởi nghĩa Mai Thúc Loan bùng nổ là:
-
A. Bất bình trước chính sách tô thuế nặng nề của chính quyền đô hộ nhà Đường.
- B. Chính sách cai trị bạo ngược, tàn ác khiến cho nhân dân rất oán hận của nhà Hán.
- C. Mâu thuận ngày một gay gắt giữa người Việt với chính quyền cai trị nhà Ngô.
- D. Chính sách cai trị khiến cho nhân dân ngày càng thêm khốn khổ của nhà Lương.
Câu 21: Lời thề “Một xin rửa sạch nước thù/ Hai xin đem lại nghiệp xưa họ Hùng” là của:
- A. Bà Triệu.
-
B. Hai Bà Trưng.
- C. Mai Thúc Loan.
- D. Lý Bí.
Câu 22: Vị anh hùng nào từng khảng khái nói: “Tôi muốn cưỡi cơn gió mạnh, đạp luồng sóng dữ, chém cá trường kình ở Biển Đông, lấy lại giang sơn, dựng nền độc lập, cởi ách nô lệ”.
- A. Phùng Hưng.
- B. Ngô Quyền.
- C. Mai Thúc Loan.
-
D. Bà Triệu
Câu 23: Ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa Bà Triệu là:
-
A. Tô đậm thêm truyền thống yếu nước, bất khuất của dân tộc nói chung, của phụ nữ Việt Nam nói riêng.
- B. Là cuộc khởi nghĩa đầu tiên do phụ nữ lãnh đạo trong thời kì Bắc thuộc.
- C. Làm chủ Giao Châu.
- D. Tướng Lục Dận cùng quân nhà Ngô rút khỏi nước ta.
Câu 24: Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng (40-43) thất bại chủ yếu là do:
-
A. Lực lượng chênh lệch giữa ta và địch.
- B. Nhân dân chưa triệt để chống giặc.
- C. Chưa có đường lối kháng chiến đúng.
- D. Người lãnh đạo không có tài năng.
Câu 25: Người lên làm vua nước Vạn Xuân năm 550 là:
- A. Lý Bí.
- B. Phạm Tu.
- C. Triệu Túc.
-
D. Triệu Quang Phục.
Câu 26: Nước Vạn Xuân sụp đổ là do sự xâm lược của:
- A. Nhà Đường.
- B. Nhà Lương.
-
C. Nhà Tùy.
- D. Nhà Triệu.
Câu 27: Nhân định nào sau đây không đúng về ý nghĩa lịch sử của cuộc khởi nghĩa Lý Bí:
- A. Là sự tiếp nối truyền thống đấu tranh kiên cường của người Việt.
-
B. Tạo nên bước ngoặt lịch sử cho dân tộc vào đầu thể kỉ X.
- C. Trở thành biểu tượng cho tinh thần đấu tranh anh dũng vì mục tiêu hàng đầu là độc lập, tự chủ của người Việt.
- D. Để lại bài học kinh nghiệp quý báu về tinh thần kháng chiến kiên trì, cách đánh du kích sáng tạo cho lịch sử dân tộc Việt Nam sau này.
Câu 28: Khởi nghĩa Bà Triệu bùng nổ ở căn cứ:
-
A. Núi Nưa (Triệu Sơn, Thanh Hóa).
- B. Vùng đất Hoan Châu (Nghệ An – Hà Tĩnh).
- C. Đường Lâm (Sơn Tây, Hà Nội).
- D. Mê Linh (Hà Nội).
Câu 29: Đầu năm 544, Lý Bí lập nước Vạn Xuân và cho:
- A. Dựng điện Vạn Thọ.
- B. Xây chùa Khai Quốc.
- C. Xây thành Vạn An.
-
D. Cả A và B đều đúng.
Câu 30: Khởi nghĩa Mai Thúc Loan đã giành và giữ chính quyền độc lập trong khoảng:
-
A. Gần 10 năm.
- B. Gần 11 năm.
- C. Gần 12 năm.
- D. Gần 13 năm.