Câu 1: Khúc Thừa Dụ dựng quyền tự chủ trong hoàn cảnh:
-
A. Nhà Đường suy yếu.
- B. Được truyền ngôi.
- C. Được vua Đường trọng dụng.
- D. Chiếm ngôi.
Câu 2: Người đã tập hợp nhân dân chiếm thành Đại La (Hà Nội) và tự xưng Tiết độ sứ là:
- A. Khúc Hạo.
-
B. Khúc Thừa Dụ.
- C. Ngô Quyền.
- D. Dương Đình Nghệ.
Câu 3: Người lên nối nghiệp Khúc Thừa Dụ và tiến hành nhiều chính sách tiến bộ là:
- A. Dương Đình Nghệ.
- B. Ngô Quyền.
-
C. Khúc Hạo.
- D. Phùng Hưng.
Câu 4: Thông tin nào dưới đây không đúng về Khúc Thừa Dụ:
- A. Là một hào trưởng địa phương ở Ninh Giang, Hải Dương.
- B. Nhân cơ hội nhà Đường suy yếu đã chiếm thành Tống Bình, lật đổ chính quyền đô hộ.
-
C. Tự xưng hoàng đế, xây dựng chính quyền tự chủ của người Việt.
- D. Có con trai là Khúc Hạo – người đã tiến hành cuộc cải cách đầu tiên trong lịch sử.
Câu 5: Nội dung nào dưới đây không thể hiện đúng về nội dung của cuộc cách Khúc Hạo:
- A. Định lại mức thuế cho công bằng.
-
B. Bải bỏ chức Tiết độ sứ của nhà Đường.
- C. Tha bỏ lực dịch cho dân đỡ khổ.
- D. Lập sổ hộ khẩu, khai rõ quê quán để quản lí cho thống nhất.
Câu 6: Ngô Quyền đã chủ động lên kế hoạch chống quân Nam Hán ở:
- A. Vùng đầm Dạ Trạch.
- B. Thành Đại La.
-
C. Cửa biển Bạch Đằng.
- D. Cửa sông Tô Lịch.
Câu 7: Chiến thắng Bạch Đằng năm 938 đã chấm dứt thời kì Bắc thuộc, mở ra thời kì:
- A. Tự do, tự chủ lâu dài của dân tộc.
- B. Độc lập, tự chủ trong thời gian ngắn.
- C. Đấu tranh giành quyền độc lập, tự chủ.
-
D. Độc lập, tự chủ lâu dài của dân tộc.
Câu 8: Thông tin nào dưới đây không chính xác về sông Bạch Đằng:
- A. Chạy giữa thị xã Quảng Yên (Quảng Ninh) và huyện Thủy Nguyên (Hải Phòng).
- B. Đây là con đường thủy tốt nhất để đi vào nước ta.
-
C. Lòng sông hẹp và nông, mực nước sông lúc thủy triều cao nhất và thấp nhất không chênh lệch nhiều.
- D. Địa hình xung quanh có nhiều cồn gò, bãi, đầm lầy,… giúp bố trí lực lượng quân thủy, bộ cùng chiến đấu chặn giặc thuận lợi.
Câu 9: Sau các cuộc khởi nghĩa của nhân dân ta thời Bắc thuộc từ khởi nghĩa Hai Bà Trưng đến khởi nghĩa Mai Thúc Loan), mục tiêu giành độc lập:
-
A. Đã được thực hiện trọn vẹn.
- B. Chưa thực hiện trọn vẹn.
- C. Chưa bao giờ được thực hiện.
- D. Không phải là mục tiêu chính.
Câu 10: Khúc Hạo chủ trương xây dựng đất nước tự chủ theo đường lối:
- A. Khoan thư sức dân là kế sâu rễ bền gốc.
- B. Đẩy thuyền cũng là dân, lật thuyền cũng là dân.
- C. Dân vi quý, xã tắc thứ chi, quân vi khinh.
-
D. Chính sự cốt chuộng khoan dung, giản dị, nhân dân đều được yên vui.
Câu 11: Vương quốc Chăm-pa ra đời vào:
- A. Năm 190.
- B. Năm 191.
-
C. Năm 192.
- D. Năm 193.
Câu 12: Tên gọi ban đầu của nước Chăm-pa khi người dân Tượng Lâm nổi dậy lật đổ ách thống trị ngoại bang là:
- A. Phù Nam.
-
B. Lâm Ấp.
- C. Chân Lạp.
- D. Tượng Lâm.
Câu 13: Trước thế kỉ VIII, người Chăm đã xây dựng một vương quốc khá hùng mạnh ở:
-
A. Ven sông Thu Bồn.
- B. Ven sông Đồng Nai.
- C. Ven sông Đà Rằng.
- D. Ven sông Gianh.
Câu 14: Hoạt động kinh tế chủ yếu của cư dân Chăm-pa là:
- A. Du lịch biển.
- B. Thủ công nghiệp.
- C. Chế tác kim hoàn.
-
D. Nông nghiệp trồng lúa nước.
Câu 15: Ý nào dưới đây không đúng khi nói về hoạt động kinh tế của cư dân Chăm-pa:
- A. Sản phẩm làm ra không chỉ phục vụ đời sống hằng ngày mà còn được dùng để trao đổi buôn bán trong nước với các nước khác.
-
B. Người Chăm-pa bán những sản phẩm nổi tiếng của miền nhiệt đới như trầm hương, kì nam, ngọc trai, ngà voi,…để đổi lấy nho, ô-liu,…(từ các nước phương Tây).
- C. Người Chăm giỏi nghề đi biển.
- D. Vương quốc Chăm-pa là một trung tâm buôn bán quốc tế thời bấy giờ, kết nối với Trung Hoa, Ấn Độ và các nước Ả Rập.
Câu 16: Xã hội Chăm-pa gồm những tầng lớp chính:
- A. Tăng lữ, thương nhân, nông dân, thợ thủ công.
-
B. Tăng lữ, quý tộc, dân tự do và một bộ phận nhỏ nô lệ.
- C. Quý tộc, chủ nô, nông dân, thương nhân, nô lệ.
- D. Quý tộc, nông dân, thương nhân, thợ thủ công, nô lệ
Câu 17: Phần không thể thiếu trong lễ hội của cư dân Chăm-pa là:
- A. Nhảy múa.
- B. Cúng tế.
- C. Âm nhạc.
-
D. Cúng tế và âm nhạc.
Câu 18: So với Văn Lang – Âu Lạc, kinh tế của quốc gia cổ Cham-pa có điểm khác biệt là:
-
A. Phát triển khai thác lâm sản và xây dựng đền tháp.
- B. Chủ yếu là nông nghiệp trồng lúa nước sử dụng sức kéo trâu bò.
- C. Chăn nuôi, làm các mặt hàng thủ công và đánh cá.
- D. Đúc đồng, làm gốm phát triển mạnh.
Câu 19: Công trình văn hóa Chăm được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới là:
-
A. Thánh địa Mỹ Sơn (Quảng Nam).
- B. Tháp Chăm (Phan Rang).
- C. Cố đô Huế (Thừa Thiên Huế).
- D. Tháp Hòa Lai (Ninh Thuận).
Câu 20: Sri trong tiếng Phạn nghĩa là:
- A. Địa chủ.
- B. Hoàng đế.
-
C. Đấng tối cao.
- D. Vua.
Câu 21: Nhận định nào sau đây không đúng khi nói về cuộc đấu tranh giữ gìn văn hóa dân tộc thời Bắc thuộc:
- A. Bên cạnh chính sách đô hộ về chính trị và bóc lột về kinh tế, chính sách đồng hóa về văn hóa luôn được các triều đại phong kiến thực hiện bằng các thủ đoạn khác nhau.
-
B. Học theo nghi lễ, phong tục tập quán của người Hán.
- C. Những giá trị văn hóa cốt lõi của dân tộc vốn có từ thời dựng nước tiếp tục được giữ gìn trong các làng xã của người Việt.
- D. Người Việt cải biến một số phong tục, tập quán cho phù hợp với dân tộc.
Câu 22: Biểu hiện nào dưới đây không cho thấy chính sách đồng hóa về văn hóa của các triều đại phong kiến phương Bắc đối với nước ta đã thất bại:
- A. Tín ngưỡng thời cúng tổ tiên được duy trì và giữ gìn.
- B. Hội làng được tổ chức và diễn ra trong các làng, xã.
- C. Phong tục, tập quán được giữ gìn như tục nhuộm răng, ăn trầu, búi tóc, xăm mình, mặc váy yếm, làm bánh chưng, bánh giầy.
-
D. Người Việt nghe, nói và truyền lại cho con chữ Hán.
Câu 23: Ý nào dưới đây không đúng khi nói về sức sống của nền văn hóa dân tộc thời Bắc thuộc:
- A. Người Việt vẫn bảo tồn và nói tiếng Việt.
- B. Tín ngưỡng thờ cúng vẫn được duy trì.
-
C. Các nghi lễ gắn với nông nghiệp như cày tịch điền vẫn được duy trì.
- D. Tục búi tóc, nhuộm răng đen, ăn trầu,…vẫn được bảo tồn.
Câu 24: Những câu thơ sau nằm trong bài thơ nào, của tác giả nào?
“Khi ta lớn lên đất nước đã có rồi
Đất Nước có trong những cái “ngày xửa ngày xưa” mẹ thường hay kể
Đất Nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ăn
Đất Nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc”.
-
A. Đất nước, Nguyễn Khoa Điềm.
- B. Việt Nam quê hương ta, Nguyễn Đình Thi.
- C. Quê hương, Đỗ Trung Quân.
- D. Tràng Giang, Huy Cận.
Câu 25: Xăm mình là phong tục có từ thời dựng nước. Ý nghĩa của việc nhân dân ta xăm mình là:
-
A. Không bị thuỷ quái làm hại.
- B. Người Việt không quen sống trong môi trường nước
- C. Tham gia vào Hội làng.
- D. Một bộ phận nhân dân sinh hoạt theo nếp sống riêng.
Câu 26: Câu thơ sau nói về phong tục nào của người Việt: “Cái trống mà thủng hai đầu/ Bên ta thời có, bên Tàu thì không”:
- A. Xăm mình.
- B. Mặc áo dài.
- C. Mặc yếm.
-
D. Mặc váy và yếm.
Câu 27: Nền văn hóa Óc Eo xuất hiện ở vùng châu thổ sông Cửu Long cách đây:
- A. Hơn 1 000 năm.
- B. Hơn 1 500 năm.
-
C. Hơn 2 000 năm.
- D. Hơn 2 100 năm.
Câu 28: Xã hội Phù Nam gồm các lực lượng chính:
- A. Tăng lữ, nông dân, thương nhân, nô lệ.
-
B. Quý tộc, tăng lữ, thương nhân, thợ thủ công và nông dân.
- C. Quý tộc, nông dân, nông dân tự do, thương nhân.
- D. Quý tộc, thương nhân, nông dân, nô lệ.
Câu 29: Những sản phẩm thủ công nghiệp thể hiện đặc trưng của vùng văn hóa sông nước là:
-
A. Khắc tượng, thần từ đá, gỗ.
- B. Đồ trang sức bằng vàng.
- C. Ấm vòi cổ ngỗng và cà ràng.
- D. Ấm đất nung.
Câu 30: Khía cạnh trong văn hóa vật chất của Phù Nam thể hiện những nét đặc trưng của đời sống sống nước:
- A. Xây thành thị ven biển.
- B. Đi lại bằng xe ngựa.
-
B. Làm nhà trên kệnh rạch, đi lại bằng ghe thuyền.
- D. Trồng lúa nước.