NỘI DUNG TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Dựa trên cơ sở văn hóa Óc Eo đã hình thành nên quốc gia nào?
- A. Vương quốc Chân Lạp
-
B. Vương quốc Phù Nam
- C. Vương quốc Óc Eo
- D. Vương quốc Lan Xang
Câu 2: Điểm nổi bật về đời sống kinh tế của vương quốc Phù Nam so với các quốc gia khác trên đất nước Việt Nam?
- A. Kinh tế phồn thịnh, trở thành một vương quốc, giàu mạnh nhất khu vực Đông Nam Á
-
B. Ngoại thương đường biển rất phát triển
- C. Đã từng làm chủ một khu vực rộng lớn ở Đông Nam Á
- D. Thể chế quân chủ đạt đến trình độ điển hình.
Câu 3: Đâu là tầng lớp chính trong xã hội Phù Nam?
- A. Quý tộc, địa chủ, nông dân
- B. Quý tộc, tăng lữ, nông dân, nô tì
-
C. Quý tộc, bình dân, nô lệ
- D. Thủ lĩnh quân sự, quý tộc tăng lữ, bình dân, nô tì.
Câu 4: Về tôn giáo, tín ngưỡng, Phù Nam và Chăm-pa có đặc điểm nào giống nhau?
-
A. Tiếp nhận các tôn giáo từ Ấn Độ như Phật giáo và Ấn Độ giáo.
- B. Đều thờ thần Mặt Trăng.
- C. Chỉ phát triển tín ngưỡng bản địa, không tiếp thu tôn giáo bên ngoài.
- D. Bỏ tín ngưỡng bản địa, theo Phật giáo và Ấn Độ giáo.
Câu 5: Trích sách “Lược sử vùng đất Nam Bộ Việt Nam” (tr. 20) có đoạn viết là:
“Sau một thời rực rỡ, đế quốc Phù Nam bắt đầu suy thoái vào cuối thế kỉ thứ VI. Nước Cát Miệt, một thuộc quốc của Phù Nam, đến thế kỷ này đã nhanh chóng phát triển thành một vương quốc độc lập và hùng mạnh. Nhân sự suy yếu của Phù Nam, Chân Lạp đã tấn công và chiếm lấy một phần lãnh thổ (tương đương với vùng đất Nam Bộ ngày nay) của đế chế này vào đầu thế kỉ VII...?
Đoạn tư liệu trên thể hiện điều gì?
- A. Đế quốc Phù Nam hoàn toàn sụp đổ ở thế kỉ VI.
- B. Chân Lạp trở thành đế chế hùng mạnh nhất Đông Nam Á.
-
C. Đế quốc Phù Nam suy yếu và bị Chân Lạp tấn công.
- D. Chân Lạp tấn công và xâm chiếm toàn bộ đế quốc Phù Nam.
Câu 6: Đâu là tập quán phổ biến của cư dân Phù Nam?
- A. thờ thần Mặt trời
-
B. ở nhà sàn
- C. thời thần Sông
- D. thờ cúng tổ tiên
Câu 7: Yếu tố quan trọng đưa đến sự phát triển mạnh của ngoại thương đường biển ở Phù Nam?
- A. Nông nghiệp phát triển, tạo nhiều sản phẩm dư thừa.
- B. Kĩ thuật đóng tàu có bước phát triển mới.
-
C. Điều kiện tự nhiên, vị trí địa lí thuận lợi.
- D. Sự thúc đẩy mạnh mẽ của hoạt động nội thương.
Câu 8: Đâu là oạt động kinh tế phổ biến của cư dân Phù Nam?
- A. Sản xuất nông nghiệp, kết hợp đánh cá, khai thác hải sản
-
B. Nghề nông trồng lúa, thủ công nghiệp, ngoại thương đường biển
- C. Thủ công nghiệp, buôn bán, ngoại thương đường biển.
- D. Thủ công nghiệp, khai thác hải sản, ngoại thương đường biển
Câu 9: Nền văn hóa Phù Nam chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của Phật giáo và Hinđu giáo do đâu?
-
A. Thời gian ra đời muộn
- B. Thời gian ra đời sớm
- C. Cư dân có trình độ cao
- D. Sự phát triển của ngoại thương
Câu 10: Người Phù Nam buôn bán với các thương nhân nước ngoài đến từ?
- A. Trung Quốc, Chăm-pa
- B. Mã Lai, Chăm-pa
- C. Ấn Độ, Trung Quốc
-
D. Cả 3 đáp án trên
Câu 11: Thời gian hình thành văn hóa Óc Eo?
-
A. 1500 – 2000 năm
- B. 2000 – 2200 năm
- C. 3500 – 4000 năm
- D. 3000 – 3500 năm
Câu 12: Địa bàn chủ yếu của Vương quốc Phù Nam là ở đâu?
- A. Vùng ven biển miền Trung nước ta
-
B. Các tỉnh Nam Bộ nước ta
- C. Vùng đồng bằng sông Cửu Long nước ta
- D. Bao gồm nhiều vùng đất thuộc một số quốc gia Đông Nam Á hiện nay
Câu 13: Vương quốc Phù Nam được hình thành trên cơ sở của nền văn hoá nào?
- A. Văn hoá Sa Huỳnh
- B. Văn hoa Phủ Nam
-
C. Văn hóa Óc Eo
- D. Văn hóa tiền Óc Eo
Câu 14: Văn hóa Phù Nam chịu ảnh hưởng của nền văn hóa nào?
- A. Văn hóa Óc Eo
- B. Văn hóa Chăm-pa
-
C. Văn hóa Ấn Độ
- D. Văn hóa Trung Quốc
Câu 15: Xã hội Phù Nam phân chia thành các thành phần chính:
- A. quý tộc, tăng lữ, thương nhân, thợ thủ công
-
B. quý tộc, tăng lữ, thương nhân, thợ thủ công, nông dân
- C. quý tộc, tăng lữ, thương nhân, nông dân, nô lệ
- D. quý tộc, tăng lữ, thương nhân, thợ thủ công, nông dân, nô lệ
Câu 16: Khoảng thế kỉ I, địa bàn chủ yếu của Vương quốc Phù Nam là
-
A. Khu vực Nam Bộ nước ta hiện nay.
- B. Khu vực Nam Bộ và Trung Bộ nước ta hiện nay.
- C. Bao gồm vùng đất thuộc một số nước Đông Nam Á.
- D. Khu vực Trung Bộ nước ta hiện nay.
Câu 17: Vương quốc Phù Nam được hình thành vào thời gian nào?
- A. Đầu Công nguyên
- B. Thế kỉ VI TCN
- C. Cuối thế kỉ I TCN
-
D. Khoảng thể kỉ I
Câu 18: Cảng thị tiêu biểu của Vương quốc Phù Nam là
- A. Gò Tháp.
- B. Cạnh Đến.
-
C. Óc Eo.
- D. Nên Chùa.
Câu 19: Người Phù Nam rất giỏi nghề nào
- A. Nghề trồng lúa nước
-
B. Nghề buôn bán
- C. Nghề làm gốm
- D. Nghề đúc đồng
Câu 20: Tín ngưỡng thờ thần tiêu biểu ở Phù Nam là
-
A. thờ thần Mặt Trời
- B. thờ thần Núi
- C. thờ thần Sông
- D. thờ thần Rừng
Câu 21: Vương quốc Chăm-pa được hình thành vào thời gian nào?
- A. Đầu Công nguyên.
- B. Thế kỉ VII TCN.
- C. Cuối thế kỉ II TCN.
-
D. Cuối thế kỉ II
Câu 22: So với Văn Lang – Âu Lạc, điểm khác biệt về kinh tế của quốc gia cổ Chăm-pa là gì?
-
A. Phát triển khai thác lâm thổ sản và xây dựng đền tháp.
- B. Chủ yếu là nông nghiệp trồng lúa nước sử dụng sức kéo trâu bò.
- C. Chăn nuôi, làm các mặt hàng thủ công và đánh cá.
- D. Đúc đồng, làm gốm phát triển mạnh.
Câu 23: Điểm khác biệt về văn hóa giữa cư dân Văn Lang – Âu Lạc so với cư dân Chăm-pa là?
- A. Chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của văn hóa Hinđu giáo và Phật giáo.
- B. Sự du nhập mạnh mẽ của Nho giáo có nguồn gốc từ Trung Hoa.
-
C. Phổ biến tín ngưỡng sùng bái tổ tiên, thờ cúng tổ tiên, các anh hùng dân tộc
- D. Sáng tạo chữ viết riêng dựa trên chữ Phạn của người Ấn Độ.
Câu 24: Đâu không là đặc điểm chính trị của Chăm-pa?
- A. Vua nắm mọi quyền hành về chính trị, kinh tế, tôn giáo.
- B. Cả nước chia thành 4 khu vực hành chính lớn.
- C. Giúp việc cho vua có Tể tướng và các đại thần.
-
D. Cả nước chia thành 15 bộ do Tể tướng đứng đầu.
Câu 25: Đâu là thành tựu văn hóa của cư dân Chăm-pa còn tồn tại đến ngày nay và được công nhận là Di sản văn hóa thế giới?
- A. Các bức chạm nổi, phù điêu
- B. Các tháp Chăm
-
C. Khu di tích thánh địa Mỹ Sơn
- D. Phố cổ Hội A
Câu 26: Xã hội Chăm-pa cụ thể được cho bao gồm các tầng lớp nào?
- A. vua, quý tộc, dân tự do, nô tì.
-
B. quý tộc, dân tự do, nông dân lệ thuộc, nô lệ.
- C. vua, quý tộc, nông dân lĩnh canh, nô lệ.
- D. quý tộc, dân tự do, nông dân lĩnh canh, nô lệ.
Câu 27: Tôn giáo nào được du nhập vào Chăm-pa?
- A. Phật giáo, Đạo giáo
-
B. Phật giáo, Ấn Độ giáo
- C. Đạo giáo
- D. Nho giáo
Câu 28: Cư dân Chăm – pa có sự học hỏi thành tựu văn hóa nước ngoài để sáng tạo và làm phong phú nền văn hóa đất nước mình được biểu hiện qua?
- A. Chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của Nho giáo và Đạo giáo Trung Hoa.
- B. Hình thành tập tục ăn trầu, ở nhà sàn và hỏa tảng người chết.
-
C. Có chữ viết riêng bắt nguồn từ chữ Phạn của người Ấn Độ.
- D. Nghệ thuật ca múa nhạc đa dạng và phát triển hưng thịnh.
Câu 29: Hoạt động kinh tế chính của cư dân cổ Cham-pa?
-
A. nông nghiệp trồng lúa.
- B. thủ công nghiệp.
- C. săn bắt, hái lượm
- D. thương nghiệp.
Câu 30: Trước thế kỉ VIII, người Chăm đã xây dựng một vương quốc khá hùng mạnh ở ven sông Thu Bồn, với kinh đô là?
- A. Vi-ra-pu-ra
-
B. Sin-ha-pu-ra
- C. In-đra-pu-ra.
- D. Đáp án khác
Câu 31: Hệ thống chữ Chăm cổ được cải biên từ:
-
A. chữ Phạn của Ấn Độ.
- B. chữ Hán của Trung Quốc.
- C. chữ Môn cổ.
- D. chữ Khơ-me cổ.
Câu 32: Người Chăm-pa cũng buôn bán với nhân dân các quận ở Giao Châu, và người nước nào?
- A. Trung Quốc
- B. Ấn Độ
- C. Chân Lạp
-
D. Cả A và B đúng
Câu 33: Quốc gia cổ Chăm-pa được hình thành trên cơ sở văn hóa nào sau đây?
- A. Đông Sơn.
-
B. Sa Huỳnh
- C. Óc Eo.
- D. Phùng Nguyên.
Câu 34: Vương quốc Chăm-pa được hình thành ở địa bàn nào?
- A. Dải đất ven biển miền Trung nước ta.
- B. Các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên nước ta.
-
C. Vùng ven biển miền Trung nước ta, từ phía Nam dây Hoành Sơn đến tỉnh Bình Định ngày nay.
- D. Các tình miền Trung nước ta, từ Quảng Bình đến Quảng Ngãi.
Câu 35: Hiện nay ở nước ta có công trình văn hóa Chăm nào độ được UNESCO công nhận là Di sản văn hoá thế giới?
-
A. Thánh địa Mỹ Sơn (Quảng Nam)
- B. Tháp Chăm (Phan Rang).
- C. Cố đô Huế.
- D. Tháp Hoà Lai (Ninh Thuận).
Câu 36: Hoạt động kinh tế nào không phải là của cư dân Chăm-pa?
- A. Trồng lúa nước ở các cánh đồng dọc lưu vực các con sông.
- B. Chăn nuôi gia súc, gia cầm, làm gốm, trang sức, dụng cụ sản xuất.
- C. Khai thác sản vật rừng và biển.
-
D. Trồng nho, ôliu.
Câu 37: Người Chăm đặc biệt giỏi nghề nào sau đây?
- A. Nghề đi biển
- B. Nghề đúc đồng
-
C. Nghề trồng lúa nước
- D. Nghề chăn nuôi gia súc, gia cầm
Câu 38: Trong xã hội Chăm-pa, vua thường được đồng nhất với
-
A. một vị thần
- B. một thầy cúng
- C. một thầy thuốc
- D. một tù trưởng
Câu 39: Khi mới thành lập, Vương quốc Chăm-pa có tên gọi là:
- A. Chăm-pa.
-
B. Lâm Áp.
- C. Tượng Lâm.
- D. Phù Nam.
Câu 40: Sản phẩm mà cư dân Chăm-pa làm ra là để
- A. phục vụ cuộc sống hằng ngày.
- B. phục vụ cuộc sống hằng ngày và cống nạp cho Trung Quốc.
- C. trao đổi buôn bán trong nước và với các nước khác.
-
D. phục vụ cuộc sống hằng ngày và trao đổi, buôn bán trong, ngoài nước.