NỘI DUNG TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Các triều đại phong kiến phương Bắc đã bắt nhân dân ta phải thay đổi phong tục theo người Hán nhằm mục đích gì?
- A. Bảo tồn và phát triển tinh hoa văn hóa phương Đông
- B. Khai hóa văn minh cho nhân dân ta
-
C. Nô dịch, đồng hóa nhân dân ta về văn hóa
- D. Phát triển văn hóa Hán trên đất nước ta
Câu 2: Ý không phản ánh những chính sách về văn hóa – xã hội của chính quyền đô hộ đối với nhân dân ta?
-
A. Đạo Phật được coi là quốc giáo
- B. Truyền bá Nho giáo vào nước ta
- C. Bắt nhân dân ta theo phong tục của người Hán
- D. Đưa người Hán vào nước ta ở lẫn với người Việt
Câu 3: Nhân dân ta đã tiếp thu từ Trung Quốc
- A. Lễ hội xuống đồng, lễ hội cầu mưa.
- C. Tết Nguyên đán, lễ hội cầu mưa.
-
B. Tết Nguyên đán, tết Trung thu.
- D. Lễ hội tế nước, tết Trung thu.
Câu 4: Văn hóa ở nước ta dưới thời kì Bắc thuộc có đặc điểm gì nổi bật
- A. Văn hóa Hán không ảnh hưởng nhiều đến văn hóa nước ta
- B. Nhân dân ta tiếp thu yếu tố tích cực của văn hóa Trung Quốc
-
C. Tiếp nhận tinh hoa văn hóa Hán và “Việt hóa” cho nó phù hợp với thực tiễn
- D. Bảo tồn phong tục tập quán truyền thống của dân tộc
Câu 5: Trong thời Bắc thuộc, nhân dân ta tiếp thu chữ viết nào?
-
A. Chữ Hán từ Trung Quốc.
- B. Chữ Phạn từ Ấn Độ
- C. Chữ Latinh từ Hy Lạp, La Mã.
- D. Chữ hình nêm từ Lưỡng Hà
Câu 6: Ý không đúng khi nói về sự bảo tồn của bản sắc văn hóa Việt trước chính sách “đồng hóa” của các triều đại phong kiến phương Bắc
- A. Người Việt phát huy được bản lĩnh trí tuệ của mình.
- B. Sáng tạo được biện pháp đọc chữ Hán bằng Tiếng Việt.
- C. Ý thức bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc của nhân dân ta.
-
D. Truyền thống phụ hệ của người Lạc Việt đã vô hiệu hoá phương thức đồng hoá bằng hôn nhân của người Hán.
Câu 7: Ý nào dưới đây không phản ánh đúng chính sách đóng hoá dân tộc của các triều đại phong kiến phương Bắc?
- A. Đưa người Hán sang ở lẫn với người Việt, bắt người Việt theo phong tục, tập quán của người Hán.
- B. Tìm cách xoá bỏ các tập tục lâu đời của người Việt.
- C. Du nhập chữ Hán và tư tưởng Nho giáo vào nước ta.
-
D. Mở nhiều trường học đế dạy cho người Việt.
Câu 8: Người Việt vẫn giữ được phong tục, tập quán và tiếng nói của tổ tiên vì
- A. Do người Hán sang đô hộ nhưng không quan tâm đến văn hóa.
- B. Do văn hóa của Người Việt phát triển quá rực rỡ.
-
C. Do truyền thống yêu nước và lòng tự tôn dân tộc.
- D. Cả ba đáp án trên đều đúng.
Câu 9: Đâu là biểu hiện của việc đấu tranh bảo tồn và phát triển văn hóa dân tộc của người Việt?
- A. Tiếng Việt vẫn được người Việt truyền cho con cháu. Người Việt vẫn nghe và nói hoàn toàn bằng tiếng mẹ đẻ.
- B. Những tín ngưỡng truyền thống tiếp tục được duy trì như: thờ cúng tổ tiên, thờ các vị thần tự nhiên
- C. Những phong tục của người Việt được nhắc đến trong tư liệu trên: xăm mình, têm trầu, ăn trầu, búi tóc, nhuộm răng đen,....
-
D. Cả 3 đáp án trên
Câu 10: Dưới tác động của chinh sách cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc, nghề thủ công mới nào dưới đây đã xuất hiện ở nước ta?
- A. Làm đồ trang sức bằng vàng, bạc
-
B. Làm giấy, làm thủy tinh
- C. Rèn sắt
- D. Làm đồ gốm
Câu 11: Nhà Hán đưa người Hán sang Giao Châu là biểu hiện của chính sách gì?
- A. Cai trị tàn bạo
-
B. Đồng hóa.
- C. Thân dân.
- D. Phân biệt dân tộc.
Câu 12: Các triều đại phong kiến phương Bắc đã truyền bá tôn giáo nào vào nước ta?
- A. Phật giáo
- B. Đạo giáo
-
C. Nho giáo
- D. Kitô giáo
Câu 13: Ý nào đưới đây không đúng khi nói về sức sống của nền văn hoá bản địa thời Bắc thuộc?
- A. Người Việt vẫn bảo tồn và nói tiếng Việt.
- B. Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên vẫn được duy trì.
-
C. Các nghi lễ gần với nông nghiệp như cày tịch điển vẫn được duy trì.
- D. Tục búi tóc, nhuộm răng đen, ăn trầu,... vẫn được bảo tồn.
Câu 14: Điểm nổi bật của tình hình văn hoá nước ta thời Bắc thuộc là gì?
- A. Văn hoà Hán không ảnh hưởng nhiều đến văn hoá nước ta.
- B. Nhân dân ta tiếp thụ vẫn hoa Trung Quốc một cách triệt để.
- C. Tiếp thu văn hoá Trung Hoa để phát triển văn hoá dân tộc.
-
D. Bảo tồn phong tục, tập quán truyền thống của dân tộc.
Câu 15: Ngoài việc giữ gìn được nền văn hoá bản địa của mình, nhân dân ta còn tiếp thu Trung Hoa theo hướng nào?
- A. Tiếp thu nguyên bản những yếu tố văn hoá Trung Hoa.
-
B. Tiếp thu có chọn lọc những yếu tố văn hóa Trung Hoa
- C. Tiếp thu nguyên bản một số lĩnh vực văn hoá Trung Hoa.
- D. Bỏ văn hoá bản địa để học theo văn hoá Trung Hoa.
Câu 16: Nhân dân ta đã học từ Trung Quốc một số phát minh kĩ thuật nào
- A. Làm giấy, chế tạo đồ thuỷ tinh, làm la bàn.
- B. Làm giấy, chế tạo đồ thuỷ tinh, làm thuốc súng, làm la bàn.
-
C. Làm giấy, chế tạo đồ thuỷ tinh.
- D. Làm giấy, chế tạo đồ thuỷ tinh, làm gốm, đúc đồng.
Câu 17: Nhân dân ta đã tiếp thu chọn lọc từ Trung Quốc những yếu tố phù hợp của các tôn giáo, tín ngưỡng nào?
-
A. Đạo giáo và một số dòng Phật giáo.
- B. Thờ cúng tổ tiên và Đạo giáo.
- C. Thờ các vị thần tự nhiên và Đạo giáo.
- D. Nho giáo và Đạo giáo
Câu 18: Hãy xác định câu sai về nội dung lịch sử.
- A. Tục ăn trầu, nhuộm răng đen đã trở thành tập quán truyền thống của người Việt.
- B. Món bánh chưng, bánh giầy truyền thống của người Việt thường được làm vào dịp lễ, tết để dàng cúng tổ tiên.
- C. Tết Hàn thực từ Trung Quốc được du nhập Việt Nam đã trở thành tết Bánh trôi, bánh chay và được tổ chức vào 5 - 5 âm lịch hàng năm.
-
D. Tết Trung thu của cả Trung Quốc và Việt Nam đều là ngày Tết dành riêng cho thiếu nhi.
Câu 19: Trong suốt thời kì Bắc thuộc, người Việt vẫn nghe và nói hoàn toàn bằng
- A. tiếng Hán.
-
B. tiếng Việt.
- C. tiếng Anh.
- D. tiếng Thái.
Câu 20: Tín ngưỡng truyền thống nào vẫn được người Việt duy trì trong suốt thời Bắc thuộc?
-
A. Thờ cúng tổ tiên.
- B. Thờ thần tài.
- C. Thờ Đức Phật.
- D. Thờ thánh A-la.
Câu 21: Cuộc kháng chiến chống quân Nam Hán xâm lược lần thứ nhất thắng lợi có ý nghĩa gì?
- A. Kết thúc hơn 1000 năm đô hộ của phong kiến phương Bắc
- B. Mở ra thời kì mới: độc lập, tự chủ lâu dài
-
C. Bảo vệ nền tự chủ của dân tộc từ sau cuộc nổi dậy của Khúc Thừa Dụ
- D. Đem lại nền tự chủ cho dân tộc sau một thời gian dài bị đô hộ
Câu 22: Những việc làm của họ Khúc sau khi nắm quyền lực là gì?
- A. Đặt lại các khu vực hành chính cử người trông coi mọi việc đến tận xã
- B. Xem xét và định lại mức thuế, bãi bỏ các thứ lao dịch của thời Bắc thuộc
- C. Lập lại sổ hộ khẩu…
-
D. Tất cả đáp án trên
Câu 23: Khúc Thừa Dụ dựng quyền tự chủ trong hoàn cảnh nào?
-
A. Giữa năm 905, nhân lúc nhà Đường suy yếu
- B. Được truyền ngôi
- C. Được vua Đường trọng dụng
- D. Chiếm ngôi
Câu 24: Sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Nam Hán lần thứ nhất, Dương Đình Nghệ tự xưng là gì?
- A. An Nam quốc vương
- B. Hoàng đế
-
C. Tiết độ sứ
- D. Thái úy
Câu 25: Nhân vật nào được đánh giá là nhà cải cách đầu tiên trong lịch sử Việt Nam?
- A. Lý Bí
- B. Khúc Thừa Dụ
-
C. Khúc Hạo
- D. Dương Đình Nghệ
Câu 26: Khúc Hạo gửi con trai sang làm con tin nhà Nam Hán nhằm mục đích gì?
- A. Cắt đứt quan hệ với nhà Đường, thiết lập quan hệ với nhà Nam Hán
-
B. Thể hiện sự thần phục với nhà Nam Hán để giảm thiểu nguy cơ bị xâm lược
- C. Tạo ra sự bảo trợ của nhà Nam Hán trước sự đe dọa của Hậu Lương
- D. Tạo ra sự bảo trợ của nhà Nam Hán trước sự đe dọa của Dương Đình Nghệ
Câu 27: Xuất phát từ nguyên nhân sâu xa nào mà trong 1000 năm Bắc thuộc người Việt mất nước nhưng không mất dân tộc?
-
A. Sự định hình của nền văn minh Văn Lang- Âu Lạc
- B. Ý thức tiếp thu có chọn lọc của người Việt
- C. Bộ máy cai trị của chính quyền trung quốc chỉ tới cấp huyện
- D. Có những khoảng thời gian độc lập ngắn để củng cố đất nước
Câu 28: Đâu không là nguyên nhân khi Ngô Quyền chủ trương xây dựng trận địa cọc ngầm trên sông Bạch Đằng?
- A. Do quân Nam Hán chắc chắn sẽ tiến vào nước ta theo đường sông Bạch Đằng
- B. Do muốn lợi dụng con nước thủy triều
- C. Do hai bên bờ sông có thể xây dựng quân mai phục hỗ trợ thủy binh
-
D. Do đã bị mất người dẫn đường là Kiều Công Tiễn
Câu 29: Đâu không phải là ý nghĩa của chiến thắng Bạch Đằng năm 938?
- A. Đập tan cuộc xâm lược của nhà Nam Hán
- B. Chấm dứt hơn 1000 năm đô hộ của phong kiến phương Bắc
-
C. Bước đầu giành được quyền tự chủ cho dân tộc
- D. Mở ra thời kì mới trong lịch sử- độc lập, tự chủ, lâu dài
Câu 30: Trước nguy cơ xâm lược của nhà Nam Hán, hành động đầu tiên của Ngô Quyền khi kéo quân ra Bắc là gì?
- A. Triệu tập các tướng lĩnh bàn kế sách đánh giặc
- B. Huy động nhân dân xây dựng trận địa cọc ngầm trên sông Bạch Đằng
-
C. Tiến vào Đại La bắt giết Kiều Công Tiễn
- D. Cử đoàn sứ giả sang hòa giải với nhà Nam Hán
Câu 31: Thông tin nào dưới đây không đúng về Khúc Thừa Dụ?
- A. Là một hào trưởng địa phương ở Ninh Giang, Hải Dương.
- B. Nhân cơ hội nhà Đường suy yếu đã nói đậy đánh chiếm thành Tống Bình, lật đổ chính quyền đô hộ.
-
C. Tự xưng hoàng đế, xây dựng chính quyền tự chủ của người Việt.
- D. Có con trai là Khúc Hạo người đã tiến hành cuộc cải cách đầu tiên trong lịch sử.
Câu 32: Nội dung nào đưới đây không thể hiện đúng về cuộc cải cách của Khúc Hạo?
- A. Định lại mức thuế cho công bằng.
-
B. Bãi bỏ chức Tiết độ sứ của nhà Đường.
- C. Tha bỏ lực dịch cho dân bớt khổ.
- D. Lập số hộ khẩu, khai rõ quê quán đế quản lí cho thống nhất.
Câu 33: Căn cứ làng Giảng gắn với nghĩa quân của Dương Đình Nghệ nay thuộc địa phương nào?
- A. Thành phố Thanh Hoá, tỉnh Thanh Hoá.
- B. Huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hoá.
-
C. Huyện Thiệu Hoá, tỉnh Thanh Hóa.
- D. Huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa.
Câu 34: Thông tin nào dưới đây không chính xác về sông Bạch Đằng?
- A. Chảy giữa thị xã Quảng Yên (Quảng Ninh) và huyện Thuỷ Nguyên (Hải Phòng).
- B. Đây là con đường thuỷ tốt nhất để đi vào nước ta.
-
C. Lòng sông hẹp và nồng, mực nước vùng cửa sông lúc thuỷ triều cao nhất và thấp nhất không chênh lệch nhiều.
- D. Địa hình xung quanh có nhiều cồn gò, bãi, đầm lấy... giúp bố trí lực lượng quân thuỷ, bộ cùng chiến đấu chặn giặc thuận lợi.
Câu 35: Các cuộc khởi nghĩa của nhân dân ta thời Bắc thuộc (từ khởi khởi nghĩa Mai Thúc Loan) đã giành được kết quả nào?
- A. Giành được độc lập lâu dài cho dân tộc.
-
B. Một số cuộc nghĩa giành được độc lập trong thời gian ngắn.
- C. Tất cả các cuộc nổi dậy đều bị đàn áp và thất bại ngay từ đầu.
- D. Tất cả các cuộc nổi dậy đều giành thắng lợi.
Câu 36: Sau các cuộc khởi nghĩa của nhân dân ta thời Bắc thuộc (từ khởi nghĩa Hai Bà Trưng đến khởi nghĩa Mai Thúc Loan), mục tiêu giành độc lập
- A. đã được thực hiện trọn vẹn.
-
B. chưa được thực hiện trọn vẹn.
- C. chưa bao giờ được thực hiện.
- D. không phải là mục tiêu chính.
Câu 37; Cuối thế kỉ IX, đứng đầu cai trị xứ An Nam là
- A. viên tiết độ sứ người Trung Quốc
- B. viên tiết độ sứ người Việt
-
C. Khúc Thừa Dụ
- D. Khúc Hạo
Câu 38: Việc Khúc Thừa Dụ tự xưng tiết độ sứ, xây dựng chính quyền tự chủ và Khúc Hạo lên thay cha nắm quyền tiến hành cải cách đã chứng tỏ
- A. người Trung Quốc vẫn nắm quyền cai trị nước ta.
- B. nước ta đã hoàn toàn độc lập.
-
C. ta đã xây dựng được chính quyền tự chủ của người Việt.
- D. kết thúc gần một ngàn năm đô hộ của phong kiến phương Bắc.
Câu 39: Ai là người lãnh đạo cuộc kháng chiến chống quân Nam Hán lần thứ nhất (930 – 931)?
-
A. Dương Đình Nghệ
- B. Khúc Thừa Dụ
- C. Khúc Hạo
- D. Ngô Quyền
Câu 40: Quân Nam Hán đem quân xâm lược nước ta lần thứ hai vào năm nào?
- A. Năm 930
- B. Năm 931
- C. Năm 937
-
D. Năm 938