Câu 1: Điều nào sau đây là đúng khi nói về động cơ điện một chiều và nguyên tắc hoạt động của nó?
- A. Động cơ điện một chiều là thiết bị biến nhiệt năng thành cơ năng.
- B. Động cơ điện một chiều hoạt động dựa trên tác dụng hóa học của dòng điện.
-
C. Động cơ điện một chiều là thiết bị biến điện năng thành cơ năng.
- D. Động cơ điện một chiều hoạt động được là nhờ có lực điện tác dụng lên các điện tích.
Câu 2: Điều nào sau đây là sai khi nói về cấu tạo của động cơ điện một chiều trong thực tế?
- A. Rôto gồm nhiều khung dây đặt trong các rãnh xẻ dọc theo mặt ngoài của một trụ sắt.
- B. Trụ sắt là do một số lớn các lá sắt đặc biệt gọi là tôn silic ghép cách điện với nhau hợp thành.
-
C. Stato của động cơ làm bằng nam châm vĩnh cửu.
- D. Cổ góp điện gồm nhiều vành cung hợp thành.
Câu 3: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về ưu điểm của động cơ điện?
- A. Động cơ điện thường được thiết kế nhỏ, gọn và dễ vận hành.
- B. Động cơ điện không gây ô nhiễm môi trường xung quanh.
- C. Có thể chế tạo các động cơ điện có hiệu suất rất cao.
-
D. Các phát biểu A, B, C đều đúng.
Câu 4: Trong động cơ điện một chiều cổ góp điện có tác dụng.
- A. Tích trữ điện cho động cơ.
-
B. Làm cho khi khung dây quay qua mặt phẳng trung hòa thì dòng điện trong khung được đổi chiều.
- C. Là bộ phận chính biến đổi điện năng thành cơ năng.
- D. Làm dòng điện vào động cơ mạnh hơn.
Câu 5: Trong các loại động cơ điện sau đây, động cơ nào là động cơ điện một chiều?
-
A. Động cơ điện trong các đồ chơi trẻ em.
- B. Máy bơm nước.
- C. Quạt điện.
- D. Động cơ trong máy giặt.
Câu 6: Tại sao khi chế tạo động cơ điện có công suất lớn, người ta không dùng nam châm vĩnh cửu để tạo ra từ trường?
- A. Vì nam châm vĩnh cửu rất khó tìm mua.
- B. Vì nam châm vĩnh cửu chỉ sử dụng trong thời gian rất ngắn.
-
C. Vì nam châm vĩnh cửu có từ trường không mạnh.
- D. Vì nam châm vĩnh cửu rất nặng, không phù hợp.
Câu 7: Trong những ưu điểm dưới đây, ưu điểm nào không phải là ưu điểm của động cơ điện?
-
A. Có thể chuyển hóa trực tiếp năng lượng của nhiên liệu thành cơ năng.
- B. Có thể chế tạo các động cơ với công suất từ vài oát đến hàng trăm, hàng ngàn, hàng chục ngàn kilôoát.
- C. Hiệu suất rất cao có thể đạt đến 98%.
- D. Không thải các chất khí hay hơi làm ô nhiễm môi trường xung quanh.
Câu 8: ....................... hoạt động dựa vào tác dụng từ của dòng điện.
-
A. Nam châm điện.
- B. Nam châm vĩnh cửu.
- C. Động cơ điện.
- D. Động cơ nhiệt.
Câu 9: ....................... là động cơ trong đó năng lượng điện chuyển hóa thành cơ năng.
- A. Nam châm điện.
- B. Nam châm vĩnh cửu.
-
C. Động cơ điện.
- D. Động cơ nhiệt.
Câu 10: .......................... được chế tạo dựa vào khả năng giữ được từ tính lâu dài của thép sau khi bị nhiễm từ.
- A. Nam châm điện.
-
B. Nam châm vĩnh cửu.
- C. Động cơ điện.
- D. Động cơ nhiệt.
Câu 11: ........................ là động cơ trong đó năng lượng của nhiên liệu bị đốt cháy chuyển hóa thành cơ năng.
- A. Nam châm điện.
- B. Nam châm vĩnh cửu.
- C. Động cơ điện.
-
D. Động cơ nhiệt.
Câu 12: Động cơ điện một chiều gồm mấy bộ phận chính?
- A. 1
-
B. 2
- C. 3
- D. 4
Câu 13: Chọn phát biểu đúng khi nói về động cơ điện một chiều?
- A. Nam châm để tạo ra dòng điện.
- B. Bộ phận đứng yên là roto.
-
C. Để khung có thể quay liên tục cần phải có bộ góp điện.
- D. Khung dây dẫn là bộ phận đứng yên.
Câu 14: Động cơ điện một chiều hoạt động dựa trên:
-
A. tác dụng của từ trường lên khung dây dẫn có dòng điện chạy qua đặt trong từ trường.
- B. tác dụng của điện trường lên khung dây dẫn có dòng điện chạy qua đặt trong từ trường.
- C. tác dụng của lực điện lên khung dây dẫn có dòng điện chạy qua đặt trong từ trường.
- D. tác dụng của lực hấp dẫn lên khung dây dẫn có dòng điện chạy qua đặt trong từ trường.
Câu 15: Động cơ điện một chiều quay được là nhờ tác dụng của lực nào?
- A. lực hấp dẫn
- B. lực đàn hồi
-
C. lực điện từ
- D. lực từ
Câu 16: Roto của một động cơ điện một chiều trong kĩ thuật được cấu tạo như thế nào?
- A. là một nam châm vĩnh cửu có trục quay.
- B. là một nam châm điện có trục quay.
-
C. là nhiều cuộn dây dẫn có thể quay quanh một trục.
- D. là nhiều cuộn dây dẫn cuốn quanh một lõi thép gắn với vỏ máy.
Câu 17: Trong động cơ điện kĩ thuật, bộ phận tạo ra từ trường là:
-
A. Nam châm điện đứng yên (stato).
- B. Nhiều cuộn dây đặt lệch nhau đứng yên (stato).
- C. Nam châm điện chuyển động (roto).
- D. Nhiều cuộn dây đặt lệch nhau chuyển động (roto).
Câu 18: Động cơ điện là dụng cụ biến đổi:
- A. Nhiệt năng thành điện năng.
-
B. Điện năng thành cơ năng.
- C. Cơ năng thành điện năng.
- D. Điện năng thành nhiệt năng.
Câu 19: Dụng cụ nào sau đây khi hoạt động nó chuyển hóa điện năng thành cơ năng?
- A. Bàn ủi điện và máy giặt.
- B. Máy khoan điện và mỏ hàn điện.
- C. Quạt máy và nồi cơm điện.
-
D. Quạt máy và máy giặt.
Câu 20: Muốn cho động cơ điện quay được, cho ta cơ năng thì phải cung cấp năng lượng dưới dạng nào?
- A. Động năng
- B. Thế năng
- C. Nhiệt năng
-
D. Điện năng