Trắc nghiệm vật lí 9 bài 6: Bài tập vận dụng định luật Ôm (P2)

Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm vật lí 9 bài 6: Bài tập vận dụng định luật Ôm (P2). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Đề thi trắc nghiệm có đáp án trực quan sau khi chọn kết quả: nếu sai thì kết quả chọn sẽ hiển thị màu đỏ kèm theo kết quả đúng màu xanh. Chúc bạn làm bài thi tốt.

Câu 1: Có bốn điện trở R1 = 15Ω; R2 = 25Ω; R3 = 20Ω; R4 = 30Ω. Mắc bốn điện trở này nối tiếp với nhau rồi đặt vào hai đầu đoạn mạch hiệu điện thế U = 90V. Cường độ dòng điện trong mạch là: 

  • A.I = 2A     
  • B.I = 1,5A
  • C.I = 1A   
  • D.I = 4,5A

Câu 2: Cho mạch điện có sơ đồ như hình 6.6, trong đó các điện trở R1=14Ω; R2=8Ω; R3=24Ω; dòng điện đi qua R1 có cường độ là I1=0,4A

Tính cường độ dòng điện I2, I3 tương ứng đi qua các điện trở R2 và R3.

  • A.I2=0,1A, I3=0,3A
  • B.I2= 3A, I3= 1A
  • C.I2=0,1A, I3=0,1A
  • D.I2=0,3A, I3=0,1A

Câu 3: Điện trở R1=6Ω; R2=9Ω; R3=15Ω chịu được dòng điện có cường độ lớn nhất tương ứng là I1=5A, I2=2A, I3=3A. Hỏi có thể đặt một hiệu điện thế lớn nhất bao nhiêu vào ha đầu đoạn mạch gồm 3 điện trở mắc nối tiếp với nhau?

  • A.45V
  • B.60V
  • C.93V                 
  • D.150V.

Câu 4: Khi mắc nối tiếp hai điện trở R1 và R2 vào hiệu điện thế 1,2V thì dòng điện chạy qua chúng có cường độ I = 0,12A.

a) Tính điện trở tương đương của đoạn mạch nối tiếp này.

b) Nếu mắc song song hai điện trở nói trên vào hiệu điện thế 1,2V thì dòng điện chạy qua điện trở R1 có cường độ I1 gấp 1,5 lần cường độ I2 của dòng điện chạy qua điện trở R2. Tính điện trở R1 và R2.

  • A. Rtđ = 10 Ω, R1 = 4V, R2 = 6 Ω
  • B. Rtđ = 10Ω , R1 = 6V, R2 = 4 Ω
  • C. Rtđ = 2,4Ω , R1 = 4V, R2 = 6 Ω
  • D. Rtđ = 2,4Ω , R1 = 6V, R2 = 4 Ω

Câu 5: Hai điện trở R1 và R2 được mắc theo hai cách vào hai điểm M, N theo sơ đồ , trong đó hiệu điện thế U=6V. Trong cách mắc thứ nhất, ampe kế chỉ 0,4A. Trong cách mắc thứ hai, ampe kế chỉ 1,8A. Tính điện trở R1 và R2.

  • A.R1 = 5 Ω; R2 = 5 Ω
  • B.R1 = 5 Ω; R2 = 10 Ω
  • C.R1 = 3 Ω; R2 = 6 Ω
  • D.R1 = 6 Ω; R2 = 4 Ω

Câu 6: Điện trở R1 = 6 Ω, R2 = 9 Ω, R3 = 15Ω chịu được dòng điện có cường độ lớn nhất tương ứng là I1 = 5A, I2 = 2A, I3 = 3A. Hỏi có thể đặt một hiệu điện thế lớn nhất là bao nhiêu vào hai đầu đoạn mạch gồm 3 điện trở mắc nối tiếp với nhau?

  • A. 45V 
  • B. 60V 
  • C. 93V
  • D. 150V

Câu 7: Điện trở tương đương của đoạn mạch AB có sơ đồ như trên hình 6.4 là RAB=10Ω, trong đó các điện trở R1=7Ω; R2=12Ω. Hỏi điện trở Rx có giá trị nào dưới đây

  • A.9Ω
  • B.5Ω
  • C.15Ω
  • D.4Ω 

Câu 8: Một đoạn mạch gồm 3 điện trở mắc nối tiếp nhau. Giá trị các điện trở R1 = 5Ω, R2 = 7Ω, R3 = 18Ω, cường độ dòng điện trong mạch bằng 1A. Hỏi điện trở tương đương của đoạn mạch và hiệu điện thế hai đầu đoạn mạch là bao nhiêu?

  • A. R = 30Ω, U = 30V.
  • B. R = 5Ω, U = 10V.
  • C. R = 7Ω, U = 14V.
  • D. R = 18Ω, U = 36V.

Câu 9: Hai điện trở R1=R2=20Ω được mắc vào hai điểm A, B. Tính điện trở tương đương Rtđ của đoạn mạch AB khi R1 mắc nối tiếp với R2

  • A.40Ω
  • B.30Ω
  • C.60Ω
  • D.50Ω

Câu 10: Có hai điện trở R1 và R2 được mắc theo hai cách vào hiệu điện thế 6V. Trong cách mắc thứ nhất, người ta đo được cường độ dòng điện của mạch là 0,4A. Trong cách mắc thứ 2, người ta đo được cường độ dòng điện của mạch là 1,8A. Hỏi điện trở R1 và điện trở R2 có thể nhận cặp giá trị nào trong các cặp giá trị sau

  • A. 2Ω và 4Ω
  • B. 3Ω và 6Ω 
  • C. 5Ω và 10Ω 
  • D. 7Ω và 14Ω

Câu 11: Cho mạch điện AB có sơ đồ như hình 6.2, trong đó điện trở R1=3r; R2=r; R3=6r; điện trở tương đương của đoạn mạch này có giá trị nào dưới đây?

  • A.0,75r
  • B.3r
  • C.2,1r
  • D.10r

Câu 12: Ý nghĩa các con số 6 V - 0,5A ghi trên bóng đèn là gì?

  • A. 6V là hiệu điện thế định mức của bóng đèn; 0,5A là cường độ dòng điện định mức của bóng đèn.
  • B. 6V là hiệu điện thế thấp nhất cần đặt vào bóng đèn; 0,5A là cường độ dòng điện định mức của bóng đèn.
  • C. 6V là hiệu điện thế định mức của bóng đèn; 0,5A là cường độ dòng điện thấp nhất của bóng đèn.
  • D. 6V là hiệu điện thế cao nhất của bóng đèn; 0,5A là cường độ dòng điện luôn chạy qua bóng đèn với mọi hiệu điện thế khác nhau.

Câu 13: Cho mạch điện có sơ đồ như hình vẽ,  trong đó có các điện trở R1=9Ω; R2=15Ω; R3=10Ω; dòng điện đi qua R3 có cường độ là I3=0,3A.Tính hiệu điện thế U giữa hai đầu đoạn mạch AB.

  • A.6,5V
  • B.2,5V
  • C.7,5V
  • D.5,5V

Câu 14: Mắc nối tiếp hai bóng đèn màu với hiệu điện thế U. Muốn hai đèn sáng bình thường thì U phải nhận giá trị.

  • A. U = 3V.
  • B. U = 6V.
  • C. U = 12V. 
  • D. U = 36V.

Câu 15: Khi mắc nối tiếp hai điện trở R1 và R2 vào hiệu điện thế 1,2V thì dòng điện chạy qua chúng có cường độ I=0,12A.

a.Tính điện trở tương đương của đoạn mạch nối tiếp này.

b. Nếu mắc song song hai điện trở nói trên vào hiệu điện thế thì dòng điện chạy qua điện trở R­1 có cường độ I1 gấp 1,5 lần cường độ I2 của dòng điện chạy qua điện trở R2. Hãy tính điện trở R1và R2.

  • A.Rtđ=10Ω; R1=4Ω; R2=6Ω
  • B.Rtđ=10Ω; R1=6Ω; R2=4Ω
  • C.Rtđ=2,4Ω; R1=4Ω; R2=6Ω
  • D.Rtđ=2,4Ω; R1=6Ω; R2=4Ω

Câu 16: Hai bóng đèn có cùng hiệu điện thế định mức 110V, cường độ dòng điện định mức của đèn thứ nhất là 0,91A, của đèn thứ 2 là 0,36A mắc nối tiếp với nhau vào hiệu điện thế 220V. Hỏi độ sáng của hai bóng đèn sẽ như thế nào?

  • A. Hai bóng sáng bình thường.
  • B. Bóng thứ nhất sáng bình thường, bóng thứ hai sáng yếu.
  • C. Bóng thứ nhất sáng mạnh quá mức bình thường, bóng thứ hai sáng bình thường.
  • D. Bóng thứ nhất sáng yếu hơn mức bình thường, bóng thứ hai sáng mạnh hơn mức bình thường.

Câu 17: Khi đặt vào hai đầu dây dẫn một hiệu điện thế 18V thì cường độ dòng điện chạy qua nó là 0,6 A. Hỏi nếu hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây dẫn đó tăng lên đến 48V thì cường độ dòng điện chạy qua nó là bao nhiêu ? 

  • A.I' = 1,6 A
  • B.I' = 1,8 A
  • C.I' = 1,2 A
  • D.I' = 2,2 A

Câu 18: Ba điện trở giống nhau R1 = R2 = R3. Hỏi có bao nhiêu cách mắc đồng thời ba điện trở này vào một mạch điện mà điện trở tương đương của mỗi mạch là khác nhau?

  • A. 5 cách. 
  • B. 4 cách.
  • C. 3 cách.
  • D. 2 cách.

Xem thêm các bài Trắc nghiệm vật lí 9, hay khác:

Dưới đây là danh sách Trắc nghiệm vật lí 9 chọn lọc, có đáp án, cực sát đề chính thức theo nội dung sách giáo khoa Lớp 9.

TRẮC NGHIỆM VẬT LÍ 9

Trắc nghiệm HỌC KỲ

CHƯƠNG 1: ĐIỆN HỌC

CHƯƠNG 2: ĐIỆN TỪ HỌC

CHƯƠNG 3: QUANG HỌC

CHƯƠNG 4: SỰ BẢO TOÀN VÀ CHUYỂN HÓA NĂNG LƯỢNG

Xem Thêm

Lớp 9 | Để học tốt Lớp 9 | Giải bài tập Lớp 9

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 9, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 9 giúp bạn học tốt hơn.