Trắc nghiệm vật lí 9 bài 43: Ảnh của một vật tạo bởi thấu kính hội tụ (P2)

Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm vật lí 9 bài 43: Ảnh của một vật tạo bởi thấu kính hội tụ (P2). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Đề thi trắc nghiệm có đáp án trực quan sau khi chọn kết quả: nếu sai thì kết quả chọn sẽ hiển thị màu đỏ kèm theo kết quả đúng màu xanh. Chúc bạn làm bài thi tốt.

Câu 1: Chỉ ra câu sai. Đặt một cây nến trước một thấu kính hội tụ.

  • A.Ta có thu được ảnh của cây nến trên màn ảnh.
  • B.Ảnh của cây nến trên màn ảnh có thể lớn hoặc nhỏ hơn cây nến.
  • C.Ảnh của cây nến trên màn ảnh có thể là ảnh thật hoặc ảnh ảo.
  • D.Ảnh ảo của cây nến luôn luôn lớn hơn cây nến.

Câu 2: Sự khác nhau giữa ảnh thật và ảnh ảo ở thấu kính hội tụ:

  • A. Ảnh thật luôn cùng chiều với vật
  • B. Ảnh ảo luôn cùng chiều với vật
  • C. Ảnh thật luôn lớn hơn vật
  • D. Ảnh ảo luôn nhỏ hơn vật

Câu 3: Đặt một vật sáng AB cao 4cm trước thấu kính phân kỳ. Ta thu được ảnh A'B' cao 2cm, cách thấu kính 10cm. Vật AB cách thấu kính bao nhiêu?

  • A.10cm
  • B.20cm
  • C.0,8cm
  • D.0,5cm

Câu 4: Để dựng ảnh qua thấu kính hội tụ, ta sử dụng tính chất của các tia đặc bệt. Hãy cho biết phương pháp nào sau đây là đúng?

  • A. Cả ba phương án đều đúng.
  • B. Dùng một tia qua quang tâm và một tia song song với trục chính.
  • C. Dùng một tia qua quang tâm và một tia qua tiêu điểm.
  • D. Dùng một tia qua tiêu điểm và một tia song song với trục chính.

Câu 5: Một thấu kính hội tụ có tiêu cự (f = 20cm ). Một vật thật AB cách thấu kính (40cm ). Ảnh thu được là:

  • A. ảnh thật, cách thấu kính 40cm, ngược chiều vật và độ cao bằng vật.
  • B. ảnh thật, cách thấu kính 20cm, ngược chiều vật và độ cao bằng vật.
  • C. ảnh thật, cách thấu kính 40cm, cùng chiều vật và độ cao bằng vật.
  • D. ảnh ảo, cách thấu kính 10cm, cùng chiều vật và lớn hơn vật.

Câu 6: Đặt một vật sáng AB cao 4cm cách thấu kính phân kỳ khoang 40cm. Ta thu được ảnh A'B'  cách thấu kính 10cm tìm chiều cao của ảnh A'B'?

  • A.11cm
  • B.1cm
  • C.16cm
  • D.2cm

Câu 7: Khi vật đặt rất xa thấu kính thì ảnh thật có vị trí cách thấu kính một khoảng bằng:

  • A. 2F
  • B. F
  • C. 3F
  • D. 4F

Câu 8: Vật đặt trong khoảng tiêu cự cho có đặc điểm gì?

  • A.Cho ảnh ảo, lớn hơn vật và ngược chiều với vật.
  • B.Cho ảnh ảo, nhỏ hơn vật và cùng chiều với vật.
  • C.Cho ảnh thật, lớn hơn vật và cùng chiều với vật.
  • D.Cho ảnh ảo, lớn hơn vật và cùng chiều với vật.

Câu 9: Một vật đặt vuông góc với trục chính của một thấu kính hội tụ, cho ảnh ảo cao gấp 3 lần vật. Ảnh cách vật 32cm. Tiêu cự của thấu kính là bao nhiêu?

  • A. 24cm
  • B. 16cm
  • C. 48 cm
  • D. 29cm

Câu 10: Đặt một vật AB hình mũi tên vuông góc với trục chính của thấu kính hội tụ tiêu cự f và cách thấu kính một khoảng d = 2f thì ảnh A’B’của AB qua thấu kính có tính chất:

  • A. ảnh thật, cùng chiều và nhỏ hơn vật.
  • B. ảnh thật, ngược chiều và lớn hơn vật.
  • C. ảnh thật, ngược chiều và nhỏ hơn vật.
  • D. ảnh thật, ngược chiều và lớn bằng vật.

Câu 11: Khi vật đặt rất xa thấu kính thì ảnh thật có vị trí cách thấu kính một khoảng bằng:

  • A.2F
  • B.F
  • C.3F
  • D.4F

Câu 12: Đặt một vật AB hình mũi tên vuông góc với trục chính của thấu kính hội tụ tiêu cự f và cách thấu kính một khoảng d > 2f thì ảnh A’B’ của AB qua thấu kính là:

  • A. ảnh thật, ngược chiều và nhỏ hơn vật.
  • B. ảnh thật, cùng chiều và nhỏ hơn vật.
  • C. ảnh thật, ngược chiều và lớn hơn vật.
  • D. ảnh thật, cùng chiều và lớn hơn vật.

Câu 13: A'B' là ảnh của vật sáng AB qua một thấu kính (hình vẽ).

Vị trí đặt AB là

  • A. rất xa thấu kính.
  • B. trong khoảng tiêu cự của thấu kính.
  • C. ngoài khoảng tiêu cự của thấu kính.
  • D. tại tiêu điểm của thấu kính.

Câu 14: Một vật sáng AB được đặt trước một thấu kính hội tụ như hình vẽ.

Ảnh A'B' của AB có đặc điểm

  • A. ngược chiều, nhỏ hơn vật.
  • B. cùng chiều, lớn hơn vật.
  • C. cùng chiều, nhỏ hơn vật.
  • D. ngược chiều, lớn hơn vật.

Câu 15: Một thấu kính hội tụ có tiêu cự 5 cm. Đặt thấu kính cách tờ báo 2,5 cm. Mắt đặt sau thấu kính sẽ thấy các dòng chữ

  • A. ngược chiều, lớn hơn vật.
  • B. cùng chiều, lớn hơn vật.
  • C. ngược chiều, nhỏ hơn vật.
  • D. cùng chiều, nhỏ hơn vật.

Câu 16: Cho hình sau:

Với (∆) - trục chính của một thấu kính, AB là vật sáng và A’B’ là ảnh của AB. Chọn phương án đúng trong các phương án sau:

  • A. A’B’ là ảnh ảo
  • B. A’B’ là ảnh thật
  • C. Thấu kính đã cho là thấu kính phân kì
  • D. B và C đúng

Câu 17: Phát biểu nào sau đây là sai?

Đặt một cây nến trước một thấu kính hội tụ

  • A. ảnh của cây nến trên màn ảnh có thể là ảnh thật hoặc ảnh ảo.
  • B. ảnh của cây nến trên màn ảnh có thể lớn hơn hoặc nhỏ hơn cây nến.
  • C. ảnh ảo của cây nến luôn lớn hơn cây nến.
  • D. ta có thể thu được ảnh của cây nến trên màn ảnh.

Câu 18: Ảnh thật cho bởi thấu kính hội tụ bao giờ cũng

  • A. cùng chiều, nhỏ hơn vật
  • B. cùng chiều với vật
  • C. ngược chiều, lớn hơn vật
  • D. ngược chiều với vật

Xem thêm các bài Trắc nghiệm vật lí 9, hay khác:

Dưới đây là danh sách Trắc nghiệm vật lí 9 chọn lọc, có đáp án, cực sát đề chính thức theo nội dung sách giáo khoa Lớp 9.

TRẮC NGHIỆM VẬT LÍ 9

Trắc nghiệm HỌC KỲ

CHƯƠNG 1: ĐIỆN HỌC

CHƯƠNG 2: ĐIỆN TỪ HỌC

CHƯƠNG 3: QUANG HỌC

CHƯƠNG 4: SỰ BẢO TOÀN VÀ CHUYỂN HÓA NĂNG LƯỢNG

Xem Thêm

Lớp 9 | Để học tốt Lớp 9 | Giải bài tập Lớp 9

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 9, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 9 giúp bạn học tốt hơn.