Trắc nghiệm Vật lí 9 học kì I (P2)

Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Vật lí 9 học kì I (P2). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Đề thi trắc nghiệm có đáp án trực quan sau khi chọn kết quả: nếu sai thì kết quả chọn sẽ hiển thị màu đỏ kèm theo kết quả đúng màu xanh. Chúc bạn làm bài thi tốt..

Câu 1: Điều nào sau đây là sai khi nói về đặc điểm của nam châm?

  • A. Mỗi nam châm đều có hai cực: cực bắc và cực nam.
  • B. Cực bắc nam châm sơn màu đỏ còn cực nam sơn màu xanh.
  • C. Cực Nam và cực Bắc của nam châm được kí hiệu lần lượt là chữ S và chữ N.
  • D. Cực Nam và cực Bắc của nam châm được kí hiệu lần lượt là phần đế trống và phần có nét gạch chéo.

Câu 2: Nếu hiệu điện thế của mạng điện gia đình đang sử dụng là 220V thì phát biểu nào sau đây không đúng?

  • A. Có những thời điểm hiệu điện thế lớn hơn 220V.
  • B. Có những thời điểm hiệu điện thế nhỏ hơn 220V.
  • C. 220V là giá trị hiệu dụng. Vào những thời điểm khác nhau, hiệu điện thế có thể lớn hơn hoặc nhỏ hơn hoặc bằng giá trị này.
  • D. 220V là giá trị hiệu điện thế nhất định không thay đổi.

Câu 3: Hiện tượng nào sau đây không liên quan đến hiện tượng cảm ứng điện từ?

  • A. Dòng điện xuất hiện trong dây dẫn kín khi cuộn dây chuyển động trong từ trường.
  • B. Dòng điện xuất hiện trong cuộn dây khi nối hai đầu cuộn dây với đinamô xe đạp đang quay.
  • C. Dòng điện xuất hiện trong cuộn dây nếu bên cạnh đó có một dòng điện khác đang thay đổi.
  • D. Dòng điện xuất hiện trong cuộn dây nếu nối hai đầu cuộn dây vào hai cực của bình acquy.

Câu 4: Mắc một bóng đèn có ghi 12V - 6W lần lượt vào hiệu điện thế một chiều rồi vào mạch điện xoay chiều cùng hiệu điện thế 12V. Thông tin nào sau đây là đúng khi nói về độ sáng của bóng đèn.

  • A. Khi mắc vào dòng điện một chiều bóng đèn sáng hơn.
  • B. Khi mắc vào dòng điện xoay chiều bóng đèn sáng hơn.
  • C. Độ sáng của bóng đèn trong hai trường hợp là như nhau.
  • D. Khi mắc vào mạch điện xoay chiều, độ sáng bóng đèn chỉ bằng một nửa so với khi mắc vào mạch điện một chiều.

Câu 5: Khi hiệu điện thế đặt vào giữa hai đầu dây dẫn tăng lên ba lần thì cường độ dòng điện qua dây dẫn đó thay đổi như thế nào?

  • A. Tăng 3 lần.
  • B. Không thể xác định chính xác được.
  • C. Không thay đổi.
  • D. Giảm 3 lần.

Câu 6: Một dây dẫn được mắc vào hiệu điện thế 9 V thì cường độ dòng điện chạy qua nó là 0,3 A. Nếu giảm hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây dẫn đi 3 V thì dòng điện qua dây dẫn khi đó có cường độ như thế nào?

  • A. Cường độ dòng điện giảm đi 3 lần.
  • B. Cường độ dòng điện tăng lên 3 lần.
  • C. Cường độ dòng điện giảm đi 0,2 A.
  • D. Cường độ dòng điện là I = 0,2 A.

Câu 7: Khi đặt vào hai đầu dây dẫn một hiệu điện thế 18 V thì cường độ dòng điện chạy qua nó là 0,6 A. Nếu hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây dẫn tăng lên đến 36 V thì cường độ dòng điện chạy qua nó bằng bao nhiêu?

  • A. 1,8 A.
  • B. Một kết quả khác.
  • C. 1,2 A.
  • D. 3,6 A.

Câu 8: Dòng điện chạy qua một dây dẫn có cường độ 2,5 A khi nó được mắc vào hiệu điện thế 50 V. Muốn dòng điện chạy qua dây dẫn đó có cường độ dòng điên giảm đi 0,5 A thì hiệu điện thế phải là bao nhiêu?

  • A. Một kết quả khác.
  • B. U = 40 V.
  • C. U = 45,5 V.
  • D. U = 50,5 V.

Câu 9: Trong thí nghiệm về từ phổ, tại sao người ta không dùng mạt đồng mạt kẽm mà lại dùng mạt sắt?

  • A. Đồng và kẽm là những chất khó tìm hơn sắt.
  • B. Đồng và kẽm là những chất có từ tính yếu hơn nhiều so với sắt.
  • C. Đồng và kẽm có thể bị nóng chảy khi đặt trong từ trường.
  • D. Cả 3 lí do đều đúng.

Câu 10: Trường hợp nào dưới đây trong cuộn dây không xuất hiện dòng điện cảm ứng xoay chiều?

  • A. Cho nam châm quay trước một cuộn dây dẫn kín, các đường sức từ bị cuộn dây cắt ngang.
  • B. Cho cuộn dây dẫn kín quay trong từ trường của nam châm và cắt các đường sức từ của từ trường.
  • C. Liên tục cho một cực của nam châm lại gần rồi ra xa một đầu cuộn dây dẫn kín.
  • D. Đặt trục Bắc Nam của thanh nam châm trùng với trục của một ống dây rồi cho nam châm quay quanh trục đó.

Câu 11: Máy phát điện xoay chiều biến đổi:

  • A. Cơ năng thành điện năng
  • B. Điện năng thành cơ năng
  • C. Cơ năng thành nhiệt năng
  • D. Nhiệt năng thành cơ năng

Câu 12: Khi nào thì dòng điện cảm ứng trong một cuộn dây dẫn kín đổi chiều?

  • A. Nam châm đang chuyển động thì dừng lại.
  • B. Cuộn dây dẫn đang quay thì dừng lại.
  • C. Số đường sức từ xuyên qua tiết diện cuộn dây đang tăng thì giảm hoặc ngược lại.
  • D. Số đường sức từ xuyên qua tiết diện cuộn dây liên tục tăng hoặc liên tục giảm.

Câu 13: Cường độ dòng điện chạy qua một dây dẫn là 2 A khi nó được mắc với hiệu điện thế 12 V. Muốn dòng điện tăng thêm 0,5 A thì hiệu điện thế phải bằng bao nhiêu?

  • A. Một kết quả khác.
  • B. 150 V.
  • C. 15 V.
  • D. 1,5 V.

Câu 14: Cường độ dòng điện chạy qua một dây dẫn là 2A khi nó được mắc vào hiệu điện thế là 36V. Muốn dòng điện chạy qua dây dẫn đó tăng thêm 0,5A nữa thì hiệu điện thế phải là bao nhiêu?

  • A. 36 V.
  • B. 45 V.
  • C. 18 V.
  • D. 9 V.

Câu 15: Phát biểu nào sau đây là đúng 

  • A. Cường độ dòng điện không những phụ thuộc vào hiệu điện thế mà còn phụ thuộc vào bản thân vật dẫn.
  • B. Cường độ dòng điện không phụ thuộc vào hiệu điện thế mà tphuj thuộc vào bản thân vật dẫn.
  • C. Cường độ dòng điện chỉ phụ thuộc vào hiệu điện thế mà không phụ thuộc vào bản thân vật dẫn.
  • D. Cường độ dòng điện không phụ thuộc vào vào hiệu điện thế và cũng không phụ thuộc vào bản thân vật dẫn.

Câu 16: Trong các công thức sau đây, với U là hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn, I là cường độ dòng điện qua dây dẫn, R là điện trở của dây dẫn, công thức nào là sai?

  • A. I=UR.
  • B.  I=U.R.
  • C.  R=UI
  • D. U=I.R.

Câu 17: Trong thí nghiệm phát hiện từ trường của dòng điện, dây dẫn AB được bố trí như thế nào để hiện tượng xảy ra dễ quan sát nhất?

  • A. Tạo với kim nam châm một góc bất kì.
  • B. song song với kim nam châm.
  • C. Vuông góc với kim nam châm.
  • D. Tạo với kim nam châm một góc nhọn.

Câu 18: Trong máy phát điện xoay chiều, rôto hoạt động như thế nào khi máy làm việc?

  • A. Luôn đứng yên.
  • B. Chuyển động đi lại như con thoi.
  • C. Luôn quay tròn quanh một trục theo một chiều.
  • D. Luân phiên đổi chiều quay.

Câu 19: Một bóng đèn dây tóc có ghi 12V – 15W có thể mắc vào những mạch điện nào sau đây để đạt độ sáng đúng định mức?

  • A. Bình acquy có hiệu điện thế 16V.
  • B. Đinamô có hiệu điện thế xoay chiều 12V
  • C. Hiệu điện thế một chiều 9V.
  • D. Hiệu điện thế một chiều 6V.

Câu 20: Trên một bóng đèn có ghi 220V - 75W. Thông tin nào sau đây là đúng?

  • A. Hiệu điện thế định mức của bóng đèn là 220V.
  • B. Công suất định mức của bóng đèn là 75W.
  • C. Khi bóng đèn sử dụng ở hiệu điện thế 220V thì cứ trong mỗi giây, dòng điện sản ra một công bằng 75J.
  • D. Các thông tin A, B, C đều đúng.

Câu 21: Biết trung bình mỗi ngày bếp dùng trong 3 giờ và giá điện 450 đồng/kW.h. Hỏi tiền điện phải trả khi dùng bếp điện trong một tháng (30 ngày) là bao nhiêu?

  • A. 6480 đồng.
  • B. 648000 đồng.
  • C. 64800 đồng.
  • D. Một kết quả khác.

Câu 22: Khi mắc bóng đèn vào hiệu điện thế 12V thì dòng điện chạy qua nó có cường độ 0,4A. Công suất tiêu thụ điện của bóng đèn này là

  • A. P = 4,8W.
  • B. P = 4,8J.
  • C. P = 4,8kW.
  • D. P = 4,8kJ.

Câu 23: Một bếp điện hoạt động liên tục trong 4 giờ ở hiệu điện thế 220V. Khi đó số chỉ của công tơ điện tăng thêm 3 số. Tính công suất của bếp điện và cường độ dòng điện chạy qua bếp trong thời gian trên:

  • A. P = 750kW và I = 341A.
  • B. P = 750W và I = 3,41A.
  • C. P = 750J và I = 3,41A.
  • D. P = 750W và I = 3,41mA.

Câu 24: Từ trường không tồn tại ở

  • A. xung quanh nam châm.
  • B. xung quanh dòng điện.
  • C. xung quanh điện tích đứng yên.
  • D. mọi nới trên Trái Đất.

Câu 25: Một máy biến thế dùng trong nhà cần phải hạ hiệu điện thế từ 220V xuống còn 10V. Biết cuộn dây sơ cấp có 4000 vòng, hỏi cuộn dây thứ cấp có bao nhiêu vòng?

  • A. 1000 vòng.
  • B. 800 vòng.
  • C. 600 vòng.
  • D. Một kết quả khác.

Câu 26: Trong máy phát điện xoay chiều roto là nam châm,khi máy hoạt động thì nam châm có tác dụng gì?

  • A. Tạo ra từ trường.
  • B. Làm cho số đường sức từ qua tiết diện cuộn dây tăng.
  • C. Làm cho số đường sức từ qua tiết diện cuộn dây giảm.
  • D. Làm cho số đường sức từ qua tiết diện cuộn dây biến thiên.

Câu 27: Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về từ trường của Trái Đất.

  • A. Xung quanh Trái Đất có từ trường.
  • B. Cực từ Nam của Trái Đất gần với cực Nam địa lí và cực từ Bắc ở gần với cực Bắc địa lí.
  • C. Cực từ Nam của Trái Đất gần với cực Bắc địa lí và cực từ Bắc ở gần với cực Nam địa lí.
  • D. Do Trái Đất có từ trường mà một kim nam châm khi đặt tự do nó sẽ định hướng Bắc - Nam.

Câu 28: Dây tóc của một bóng đèn khi thắp sáng có điện trở 484Ω. Hiệu điện thế ở hai đầu bóng đèn là 220V. Công của dòng điện sản ra trong 30 phút là

  • A. A = 160kJ.
  • B. A = 180kJ.
  • C. A = 200kJ.
  • D. A = 220kJ.

Câu 29: Mắc một bóng đèn dây tóc có ghi 220V - 60W vào ổ lấy điện có hiệu điện thế 110V. Cho rằng điện trở dây tóc bóng đèn không phụ  thuộc vào nhiệt độ. Tính công suất của bóng đèn đó.

  • A . P = 45W.
  • B. P = 30W.
  • C. P = 15W.
  • D. P = 20W.

Câu 30: Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về sự chuyển hóa năng lượng từ điện năng sang các dạng năng lượng khác?

  • A. Điện năng có thể chuyển hóa thành cơ năng.
  • B. Điện năng có thể chuyển hóa thành năng lượng ánh sáng.
  • C. Điện năng có thể chuyển hóa trực tiếp thành năng lượng của gió.
  • D. Điện năng có thể chuyển hóa thành hóa năng và nhiệt năng.

Câu 31: Một đoạn dây dẫn quấn quanh một lõi sắt được mắc vào nguồn điện xoay chiều và được đặt gần một lá thép. Khi đóng khóa K, lá thép dao động đó là tác dụng

  • A. Cơ
  • B. Nhiệt
  • C. Điện
  • D. Từ

Câu 32: Đặt một kim nam châm trên mũi nhọn gần với dây dẫn có dòng điện chạy qua, sau khi kim nam châm đã đứng yên, xoay cho nó lệch khỏi hướng vừa xác định rồi buông tay. Hiện tượng nào sau đây có thể xảy ra?

  • A. Nó xác định nhay vị trí cân bằng mới  (vị trí mà ta quay đến).
  • B. Sau khi buông tay, kim nam châm quay ngược trở lại 180o.
  • C. Sau khi buông tay, kim nam châm quay một góc 90o.
  • D. Sau khi đã trở lại vị trí cân bằng, kim nam châm vẫn định hướng giống như vị trí trước khi xoay.

Câu 33: Trên cùng một đường dây tải đi cùng một công suất điện P, khi dùng hiệu điện thế 500kV thì công suất hao phí là P1; khi dùng hiệu điện thế 1000V thì công suất hao phí là P2. Tỉ số P2P1 có thể nhận kết quả nào trong các kết quả sau:

  • A. 250000.
  • B. 25000.
  • C. 2500.
  • D. 250.

Câu 34: Nếu có một nam châm và trục nhọn thẳng đứng thì em làm cách nào để phát hiện trong dây dẫn AB có dòng điện chạy qua hay không?

  • A. Đưa nam châm đặt trên trục nhọn rồi đặt ra xa dây dẫn AB.
  • B. Đưa kim nam châm đặt trên trục nhọn rồi đặt lại gần dây dẫn AB xem nó có lệch khỏi hướng ban đầu không.
  • C. Đưa kim nam châm đến sát dây dẫn xem nó có hút dây dẫn không.
  • D. Chỉ đưa cọc nhọn đến gần dây dẫn xem cọc nhọn có bị phóng điện không.

Câu 35: Tại một điểm trên bàn làm việc, người ta thử đi thử lại vẫn thấy kim nam châm luôn nằm dọc theo một hướng xác định, không trùng với hướng Bắc - Nam. Từ đó có thể rút ra kết luận gì về không gian đặt kim nam châm?

  • A. Không gian đặt kim nam châm không có gì đặc biệt.
  • B. Không gian đặt kim nam châm có sóng truyền hình truyền qua.
  • C. Không gian đặt kim nam châm có một từ trường rất mạnh, mạnh hơn nhiều so với từ trường của Trái Đất, hướng của từ trường này không trùng với hướng từ trường của Trái Đất.
  • D. Không gian đặt kim nam châm có rất nhiều điện tích.

Câu 36: Trên cùng một dây dẫn tải đi cùng một công suất điện, nếu dùng dây dẫn có tiết diện tăng 4 lần thì công suất hao phí do tỏa nhiệt sẽ

  • A. Tăng 4 lần.
  • B. Giảm 4 lần.
  • C. Tăng 16 lần.
  • D. Giảm 16 lần.

Câu 37: Dùng bếp điện nói trên để đun sôi 1 lít nước ở nhiệt độ 20oC. Bỏ qua mọi sự mất nhiệt khi đun, cho nhiệt dung riêng của nước là 4200J/kg.K. Hỏi phải đun trong bao lâu?

  • A. 7 phút 27 giây.
  • B. 6 phút 27 giây.
  • C. 7 phút 72 giây.
  • D. 6 phút 72 giây.

Câu 38: Trên vỏ một máy bơm nước có ghi 220V - 750W. Cường độ dòng điện định mức của máy bơm có thể là

  • A. 0,341A.
  • B. 3,41A.
  • C. 34,1A.
  • D. 4,31A.

Câu 39: Điều nào sau đây là đúng khi nói về điện trở của vật dẫn?

  • A. Đại lượng R đặc trưng cho tính cản trở điện lượng của vật gọi là điện trở của vật dẫn.
  • B. Đại lượng R đặc trưng cho tính cản trở hiệu điện thế của vật gọi là điện trở của vật dẫn.
  • C. Đại lượng R đặc trưng cho tính cản trở dòng điện của vật gọi là điện trở của vật dẫn.
  • D. Đại lượng R đặc trưng cho tính cản trở electron của vật gọi là điện trở của vật dẫn.

Câu 40: Một bóng đèn xe máy lúc thắp sáng có điện trở 12 Ω và cường độ dòng điện chạy qua dây tóc bóng đèn là 0,5 A. Hiệu điện thế giữa hai đầu dây tóc bóng đèn khi đó là bao nhiêu?

  • A. U = 6 V.
  • B. U = 9 V.
  • C. U = 12 V.
  • D. Một giá trị khác

Xem thêm các bài Trắc nghiệm vật lí 9, hay khác:

Dưới đây là danh sách Trắc nghiệm vật lí 9 chọn lọc, có đáp án, cực sát đề chính thức theo nội dung sách giáo khoa Lớp 9.

TRẮC NGHIỆM VẬT LÍ 9

Trắc nghiệm HỌC KỲ

CHƯƠNG 1: ĐIỆN HỌC

CHƯƠNG 2: ĐIỆN TỪ HỌC

CHƯƠNG 3: QUANG HỌC

CHƯƠNG 4: SỰ BẢO TOÀN VÀ CHUYỂN HÓA NĂNG LƯỢNG

Xem Thêm

Lớp 9 | Để học tốt Lớp 9 | Giải bài tập Lớp 9

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 9, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 9 giúp bạn học tốt hơn.