Trắc nghiệm vật lí 9 bài 8: Sự phụ thuộc của điện trở vào tiết diện dây dẫn (P2)

Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm vật lí 9 bài 8: Sự phụ thuộc của điện trở vào tiết diện dây dẫn (P2). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Đề thi trắc nghiệm có đáp án trực quan sau khi chọn kết quả: nếu sai thì kết quả chọn sẽ hiển thị màu đỏ kèm theo kết quả đúng màu xanh. Chúc bạn làm bài thi tốt.

Câu 1: Nhận định nào sau đây là đúng:

  • A. Các vật liệu dẫn điện khác nhau có giá trị điện trở suất khác nhau
  • B. Bạc có điện trở suất rất nhỏ, nên nó dẫn điện kém.
  • C. Constantan có điện trở suất lớn nên thường dùng làm dây dẫn.
  • D. Mọi vật liệu dẫn điện đều có điện trở suất bằng nhau.

Câu 2: Từ công thức tính điện trở: R = p $\frac{l}{S}$, có thể tính tiết diện dây dẫn bằng công thức:

  • A. S = pRl
  • B. S = p $\frac{R}{l}$
  • C. S = l $\frac{R}{p}$
  • D. S = p $\frac{l}{R}$

Câu 3: Điện trở của dây dẫn phụ thuộc vào vật liệu làm dây dẫn vì :

  • A. các dây dẫn cùng chiều dài, cùng tiết diện, được làm từ các vật liệu khác nhau thì có điện trở khác nhau.
  • B. mọi dây dẫn khác nhau đều có điện trở khác nhau.
  • C. các dây dẫn cùng tiết diện, được làm từ các vật liệu khác nhau thì có điện trở khác nhau.
  • D. các dây dẫn cùng chiều dài,cùng chất, có tiết diện khác nhau thì có điện trở khác nhau.

Câu 4: Đại lượng nào đặt trưng cho sự phụ thuộc của điện trở vào vật liệu làm dây dẫn?

  • A. Điện trở.
  • B. Chiều dài.
  • C. Điện trở suất.
  • D. Tiết diện.

Câu 5: Người ta đo điện trở của một dây đồng và một dây vofram, có cùng chiều dài và tiết diện. Điện trở của chúng lần lượt là: R1 = 3,4Ω,  R2 = 11Ω. Nhận định nào sau đây là đúng:

  • A. Vonfram dẫn điện tốt hơn đồng.
  • B. Đồng có điện trở suất nhỏ  hơn vonfram vì R1 nhỏ hơn R2.
  • C. Đồng có điện trở suất lớn hơn vonfram.
  • D. Đồng có điện trở suất nhỏ  hơn vonfram và nó sẽ dẫn điện kém hơn.

Câu 6: Từ công thức tính điện trở: R =  p $\frac{l}{S}$ , có thể tính chiều dài dây dẫn bằng công thức:

  • A. l = p $\frac{R}{S}$
  • B. l = p $\frac{R}{S}$
  • C. l = $\frac{RS}{p}$
  • D. l = p $\frac{S}{R}$

Câu 7: Một dây dẫn bằng đồng có chiều dài l = 100m, tiết diện S =10-6m2, điện trở suất r = 1,7.10-8Ωm. Điện trở của dây là:

  • A. 1,7. 10-6 Ω
  • B. 1,7.10-2Ω
  • C. 1,7.10-8Ω
  • D. 1,7Ω

Câu 8: Điện trở suất được sắp xếp theo thứ tự tăng dần: Bạc, đồng, nhôm, sắt. Kim loại nào dẫn điện kém nhất?

  • A. Đồng.
  • B. Nhôm.
  • C. Bạc.
  • D. Sắt.

Câu 9: Một đoạn dây đồng (điện trở suất r =1,7.10-8 Ωm) tiết diện tròn, dài l = 4m, có điện trở R = 0,087Ω, đường kính tiết diện của dây

  • A. 1mm
  • B. 0,1m.
  • C. 1cm.
  • D. 0,1mm.

Câu 10: Điện trở suất của một vật liệu có giá trị bằng điện trở của một dây dẫn hình trụ làm bằng vật liệu đó, có:

  • A. Chiều dài 1mm tiết diện đều 1mm2.
  • B. Chiều dài 1m  tiết diện đều 1m2.
  • C. Chiều dài 1 m tiết diện đều 1cm.
  • D. Chiều dài 1m tiết diện đều 1mm.

Câu 11: Một dây dẫn bằng nhôm (điện trở suất r = 2,8.10-8Ωm) hình trụ, có chiều dài l = 6,28m, đường kính tiết diện d = 2 mm, điện trở của dây là:

  • A. 5,6.10-8Ω
  • B. 5,6.10-6Ω
  • C. 5,6.10-2Ω
  • D. 5,6.10-4Ω

Câu 12: Để xác định sự phụ thuộc của điện trở vào vật liệu làm dây dẫn thì phải tiến hành thí nghiệm đo điện trở các dây dẫn có

  • A. cùng chiều dài, cùng vật liệu nhưng có tiết diện khác nhau.
  • B. cùng chiều dài, cùng tiết diện và cùng vật liệu.
  • C. cùng chiều dài, cùng tiết diện nhưng có vật liệu khác nhau.
  • D. cùng tiết diện, cùng vật liệu nhưng có chiều dài khác nhau.

Câu 13: Điện trở suất được sắp xếp theo thứ tự tăng dần: Bạc, đồng, nhôm, Vonfam. Kim loại nào dẫn điện tốt nhất?

  • A. Nhôm.
  • B. Đồng.
  • C. Vonfam.
  • D. Bạc.

Câu 14: Từ công thức tính điện trở: R = p $\frac{l}{S}$ , có thể tính điện trở suất của một dây dẫn bằng công thức:

  • A. p = S $\frac{R}{l}$
  • B. P= R $\frac{S}{l}$
  • C. p = S Rl
  • D. P = l $\frac{R}{S}$

Câu 15: Dây dẫn có chiều dài l, tiết  diện S và làm bằng chất có điện trở suất r, thì có điện trở R được tính bằng công thức

  • A. R = p $\frac{S}{l}$
  • B. R = $\frac{l}{p.S}$
  • C. R =  $\frac{S}{p.l}$
  • D. R = p  $\frac{l}{S}$

Câu 16: Nếu giảm chiều dài của một dây dẫn đi 2 lần và tăng tiết diện dây đó lên 4 lần thì điện trở suất của dây dẫn sẽ

  • A. giảm 16 lần.
  • B. tăng 8 lần.
  • C. không đổi.
  • D. tăng  16 lần.

Câu 17: Đơn vị điện trở suất là:

  • A. Ôm mét (W.m).
  • B. Mét trên ôm ( m/W).
  • C. Ôm trên mét (W/m).
  • D. Ôm (W).

Câu 18: Nhận định nào sau đây là không đúng. 

Để giảm điện trở của dây dẫn người ta

  • A. giảm tiết diện của dây dẫn và dùng vật liệu có điện trở suất nhỏ.
  • B. dùng vật liệu có điện trở suất nhỏ.
  • C. tăng tiết diện của dây dẫn và dùng vật liệu có điện trở suất nhỏ.
  • D. tăng tiết diện của dây dẫn.

Xem thêm các bài Trắc nghiệm vật lí 9, hay khác:

Dưới đây là danh sách Trắc nghiệm vật lí 9 chọn lọc, có đáp án, cực sát đề chính thức theo nội dung sách giáo khoa Lớp 9.

TRẮC NGHIỆM VẬT LÍ 9

Trắc nghiệm HỌC KỲ

CHƯƠNG 1: ĐIỆN HỌC

CHƯƠNG 2: ĐIỆN TỪ HỌC

CHƯƠNG 3: QUANG HỌC

CHƯƠNG 4: SỰ BẢO TOÀN VÀ CHUYỂN HÓA NĂNG LƯỢNG

Xem Thêm

Lớp 9 | Để học tốt Lớp 9 | Giải bài tập Lớp 9

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 9, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 9 giúp bạn học tốt hơn.