Trắc nghiệm vật lí 9 bài 23: Từ phổ Đường sức từ (P2)

Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm vật lí 9 bài 23: Từ phổ Đường sức từ (P2). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Đề thi trắc nghiệm có đáp án trực quan sau khi chọn kết quả: nếu sai thì kết quả chọn sẽ hiển thị màu đỏ kèm theo kết quả đúng màu xanh. Chúc bạn làm bài thi tốt.

Câu 1: Quan sát từ phổ của hai thanh nam châm trong hình vẽ sau:

Hay cho biết nam châm nào có từ trường mạnh hơn? Biết rằng lượng mạt sắt dùng cho hai thí nghiệm là như nhau.

  • A. Nam châm a
  • B. Nam châm b
  • C. Cả a và b mạnh như nhau
  • D. Không thể so sánh được

Câu 2: Nhìn vào đường sức từ của nam châm hình móng ngựa sau.

Hãy cho biết, các cực của nam châm và tại những vị trí nào của nam châm có từ trường đều?

  • A. Cực Bắc tại B, cực Nam tại A và từ trường đều ở hai cực
  • B. Cực Bắc tại A, cực Nam tại B và từ trường đều ở hai cực
  • C. Cực Bắc tại A, cực Nam tại B và từ trường đều ở giữa hai nhánh nam châm
  • D. Cực Bắc tại B, cực Nam tại A và từ trường đều ở giữa hai nhánh nam châm

Câu 3: Hãy chọn phát biểu đúng.

  • A. Ở đầu cực của nam châm, các đường sức từ dày cho biết từ trường mạnh, càng xa nam châm, các đường sức từ càng thưa cho biết từ trường yếu
  • B. Đường sức từ của nam châm là hình vẽ những đường mạt sắt phân bố xung quanh thanh nam châm
  • C. Người ta quy ước bên trong thanh nam châm: Chiều của đường sức từ hướng từ cực Nam sang cực Bắc, bên ngoài thanh nam châm: Chiều của đường sức từ đi ra từ cực Bắc đi vào ở cực Nam
  • D. Cả A, B và C đều đúng

Câu 4: Độ mau, thưa của đường sức từ trên cùng một hình vẽ cho ta biết điều gì về từ trường?

  • A. Chỗ đường sức từ càng mau thì từ trường càng yếu, chỗ càng thưa thì từ trường càng mạnh
  • B. Chỗ đường sức từ càng mau thì từ trường càng mạnh, chỗ càng thưa thì từ trường càng yếu
  • C. Chỗ đường sức từ càng thưa thì dòng điện đặt tại đó có cường độ càng lớn.
  • D. Chỗ đường sức từ càng mau thì dây dẫn đặt ở đó càng bị nóng lên nhiều.

Câu 5: Chiều của đường sức từ cho ta biết điều gì về từ trường tại điểm đó?

  • A. Chiều chuyển động của thanh nam châm đặt ở điểm đó
  • B. Hướng của lực từ tác dụng lên cực Bắc của một kim nam châm đặt tại điểm đó
  • C. Hướng của lực từ tác dụng lên một vụn sắt đặt tại điểm đó
  • D. Hướng của dòng điện trong dây dẫn đặt tại điểm đó

Câu 6: Chiều của đường sức từ của nam châm chữ U được vẽ như sau.

Tên các từ cực của nam châm là:

  • A. 1 là cực Bắc, 2 là cực Nam
  • B. 1 là cực Nam, 2 là cực Bắc
  • C. 1 và 2 là cực Bắc
  • D. 1 và 2 là cực Nam

Câu 7: Đường sức từ là những đường cong được vẽ theo quy ước sao cho:

  • A. Có chiều từ cực Nam tới cực Bắc bên ngoài thanh nam châm
  • B. Có độ mau thưa tùy ý
  • C. Bắt đầu từ cực này và kết thúc ở cực kia của nam châm
  • D. Có chiều từ cực Bắc tới cực Nam bên ngoài thanh nam châm

Câu 8: Từ phổ là hình ảnh cụ thể về:

  • A. các đường sức điện
  • B. các đường sức từ
  • C. cường độ điện trường
  • D. cảm ứng từ

Câu 9: Điều nào sau đây là đúng khi nói về đường sức từ?

  • A. Với một nam châm, các đường sức từ cắt nhau.
  • B. Tại bất kỳ điểm nào trên đường sức từ, trục của kim nam châm cũng tiếp xúc với đường sức từ tại điểm đó.
  • C. Chiều của đường sức từ hướng từ cực bắc sang cực nam của kim nam châm thử đặt trên đường sức từ đó.
  • D. Bên ngoài một nam châm thì đường sức từ đi ra từ cực nam và đi vào cực bắc của nam châm đó.

Câu 10: Các đường sức từ có chiều nhất định. Ở ngoài ống dây (có dòng điện chạy qua) chúng là những đường cong.

  • A.Đi ra từ cực âm và đi vào từ cực dương của ống dây
  • B.Đi ra từ cực Bắc và đi vào từ cực Nam của ống dây
  • C.Đi ra từ cực Nam và đi vào từ cực Bắc của ống dây .
  • D.Đi ra từ cực dương và đi vào từ cực âm của ống dây

Câu 11: Khi để hai từ cực khác tên của hai nam châm lại gần nhau thì các đường sức từ sẽ có thay đổi gì?

  • A. Các đường sức từ có thay đổi hình dạng hay không phụ thuộc vào các loại nam châm khác nhau.
  • B. Không có thay đổi gì so với bình thường.
  • C. Các đường sức từ tác dụng lên nhau làm chúng tẽ ra các hướng khá
  • D. Các đường sức từ tuân theo vào nam - ra bắc, tạo thành một cặp từ cực mới .

Câu 12: Khi đặt hai từ cực cùng tên của hai nam châm lại gần nhau thì các đường sức từ sẽ có thay đổi gì?

  • A. Các đường sức từ của hai từ cực này đi vào nhau.
  • B. Các đường sức từ của một trong hai nam châm bị biến dạng.
  • C. Các đường sức từ của hai từ cực này bị biến dạng không phụ thuộc vào từng loại nam châm.
  • B. Các đường sức từ của cả hai từ cực này vẫn bình thường.

Câu 13: Đường sức từ của các thanh nam châm thẳng là

  • A. các đường cong kín giữa hai đầu của các từ cự
  • B. các đường tròn bao quanh các từ cực của nam châm.
  • C. các đường tròn bao quanh đi qua hai đầu của từ cự
  • D. các đường thẳng nối giữa các từ cực của các nam châm khác nhau.

Câu 14: Trong khoảng giữa hai từ cực nam châm hình chữ U thì từ phổ là

  • A. những đường tròn bao quanh  hai từ cực
  • B. những đường cong nối giữa hai từ cực
  • C. những đường thẳng gần như song song.
  • D. những đường thẳng nối giữa hai từ cực

Câu 15: Khi quan sát từ phổ bằng các mạt sắt trên tấm kính thì ta có thể xác định được:

  • A. Vị trí của các cực trên nam châm.
  • B. Vật liệu để chế tạo ra nam châm.
  • C. Tên  của các cực trên nam châm.
  • D. Hướng của các đường sức từ của nam châm.

Câu 16: Qua hình ảnh của các đường sức từ ta có thể kết luận được độ mạnh yếu của từ trường dựa vào:

  • A. Đường sức từ sắp xếp dày hay thư
  • B. Đường sức từ to hay nhỏ.
  • C. Số đường sức từ nhiều hay ít.
  • D. Đường sức từ cong nhiều hay cong ít.

Câu 17: Hãy chọn phương án đúng:

Đường sức từ là những đường cong

  • A. mà độ dày thưa được vẽ một cách tùy ý.
  • B. mà không liền nét, nối từ cực nọ đến cực kia của nam châm.
  • C. mà ở bên ngoài thanh nam châm, nó có chiều đi từ cực bắc đến cực nam.
  • D. mà ở bên ngoài thanh nam châm, nó có chiều đi từ cực nam đến cực bắc

Câu 18: Đặt một số kim nam châm tự do trên một đường sức từ ( đường cong ) của một thanh nam châm thẳng. Trục của các kim nam châm

  • A. sẽ song song nhau.
  • B. gần nhau sẽ vuông góc với nhau.
  • C. tiếp tuyến với đường sức từ tại điểm đó.
  • D. sẽ luôn nằm trên một đường thẳng

Xem thêm các bài Trắc nghiệm vật lí 9, hay khác:

Dưới đây là danh sách Trắc nghiệm vật lí 9 chọn lọc, có đáp án, cực sát đề chính thức theo nội dung sách giáo khoa Lớp 9.

TRẮC NGHIỆM VẬT LÍ 9

Trắc nghiệm HỌC KỲ

CHƯƠNG 1: ĐIỆN HỌC

CHƯƠNG 2: ĐIỆN TỪ HỌC

CHƯƠNG 3: QUANG HỌC

CHƯƠNG 4: SỰ BẢO TOÀN VÀ CHUYỂN HÓA NĂNG LƯỢNG

Xem Thêm

Lớp 9 | Để học tốt Lớp 9 | Giải bài tập Lớp 9

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 9, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 9 giúp bạn học tốt hơn.