Câu 1: Một cuộn dây điện trở có trị số là 10Ω được quấn bằng dây Nikêlin có tiết diện là 0,1mm^{2} và có điện trở suất là 0,4.10-6Ωm. Tính chiều dài của dây Nikêlin dùng để quấn cuộn dây điện trở này.
- A.1,0m
- B.2,0m
-
C.2,5m
- D.1,5m
Câu 2: Biết điện trở suất của nhôm là 2,8.10-8Ωm, của vônfram là 5,5.10-8Ωm, của sắt là 12,0.10-8Ωm. Sự so sánh nào dưới đây là đúng?
- A.Sắt dẫn điện tốt hơn vonfram và vonfram dẫn điện tốt hơn nhôm.
- B.Vonfram dẫn điện tốt hơn sắt và sắt dẫn điện tốt hơn nhôm.
-
C.Nhôm dẫn điện tốt hơn vonfram và vonfram dẫn điện tốt hơn sắt.
- D.Nhôm dẫn điện tốt hơn sắt và sắt dẫn điện tốt hơn vonfram.
Câu 3: Dây dẫn bằng đồng được sử dụng rất phổ biến. Điều này không phải vì lí do nào dưới đây?
- A.Dây bằng đồng chịu được lực kéo căng tốt hơn dây bằng nhôm.
-
B.Đồng là kim loại có trọng lượng riêng nhỏ hơn nhôm.
- C.Đồng là chất dẫn điện vào loại tốt nhất trong số các kim loại và tốt hơn nhôm.
- D.Đồng là vật liệu không quá đắt so với nhôm và dễ kiếm.
Câu 4: Một dây dẫn bằng nicrom dài 15m, tiết diện 0,3 mm2 được mắc vào hai điểm có hiệu điện thế 220V. Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn có giá trị là:
- A. 2A
-
B. 4A
- C. 6A
- D. 8A
Câu 5: Người ta dùng dây nicrom có điện trở suất là 1,1.10-6 m để làm dây nung cho một bếp điện. Điện trở của dây nung này ở nhiệt độ bình thường là 4,5 và có chiều dài tổng cộng là 0,8m. Hỏi dây nung này phải có đường kính tiết diện là bao nhiêu?
-
A. d = 0,5mm
- B. d = 0,2mm
- C. d = 0,25mm
- D. d = 0,65mm
Câu 6: Ở các nhà cao tầng người ta thường lắp cột thu lôi để chống sét. Dây nối đầu cột thu lôi xuống đất là dây sắt, có điện trở suất là 12,0.10-8Ωm. Tính điện trở của một dây dẫn bằng sắt này nếu nó dài 40m và có đường kính tiết diện là 8mm.
-
A.9,55Ω
- B.9Ω
- C.4Ω
- D.8,55Ω
Câu 7: Một cuộn dây dẫn bằng đồng với khối lượng của dây dẫn là 0,5kg và dây dẫn có tiết diện 1mm2. Điện trở của cuộn dây là bao nhiêu biết điện trở suất của đồng là 1,7.10-8 m và khối lượng riêng của đồng là 8900kg/m3.
-
A. 0,955Ω
- B. 0,85Ω
- C. 1,25Ω
- D. 0,69Ω
Câu 8: Cần làm một biến trở 20 bằng một dây constantan có tiết diện 1 mm2 và điện trở suất 0,5.10-6. Chiều dài của dây constantan là:
- A. 10m
- B. 20m
-
C. 40m
- D. 60m
Câu 9: Một sợi dây đồng dài 100m có tiết diện là 2mm^{2}. Tính điện trở của sợi dây đồng này, biết điện trở suất của đồng là 1,7.10-8Ω.m.
- A.0,45Ω
- B.0,2Ω
-
C. 0,85 Ω
- D.0,34Ω
Câu 10: Công thức tính điện trở của một dây dẫn hình trụ, đồng chất, tiết điện đều, có chiều dài , đường kính d và có điện trở suất là:
-
A. R = $\frac{4pl}{\pi d^{2}}$
- B. $\frac{4l}{R}$
- C. $\frac{4pd}{\pi l}$
- D. 4$\pi d^{2}$
Câu 11: Một cuộn dây dẫn bằng đồng với khối lượng của dây dẫn là 0,5kg và dây dẫn có tiết diện 1mm2.
a. Tính chiều dài dây dẫn, biết khối lượng riêng của đồng là 8900kg/m3.
b. Tính điện trở của cuộn dây này, biết điện trở suất của đồng là 1,7.10-8Ω.m.
- A.56,8m; 2Ω
- B.50m; 1Ω
-
C.56,18 m; 1Ω
- D.1m; 56,18Ω
Câu 12: Để tìm hiểu sự phụ thuộc của điện trở dây dẫn vào vật liệu làm dây dẫn, cần xác định và so sánh điện trở của các dây dẫn có những đặc điểm nào dưới đây?
- A.Các dây dẫn có chiều dài, tiết diện khác nhau và được làm từ các vật liệu khác nhau.
- B.Các dây dẫn có chiều dài, tiết diện khác nhau và được làm từ cùng một loại vật liệu.
- C.Các dây dẫn có chiều dài khác nhau, có tiết diện như nhau và được làm từ cùng một loại vật liệu.
-
D.Các dây dẫn có chiều dài, tiết diện như nhau và được làm từ các vật liệu khác nhau.
Câu 13: Trong số các kim loại là đồng, sắt, nhôm và vonfram, kim loại nào dẫn điện kém nhất?
- A.Vonfram
-
B.Sắt
- C.Nhôm
- D.Đồng
Câu 14: Lập luận nào sau đây là đúng?
Điện trở của dây dẫn
- A. tăng lên gấp đôi khi chiều dài tăng lên gấp đôi và tiết diện dây tăng lên gấp đôi.
- B. giảm đi một nửa khi chiều dài tăng lên gấp đôi và tiết diện dây tăng lên gấp đôi.
-
C. giảm đi một nửa khi chiều dài tăng lên gấp đôi và tiết diện dây tăng lên gấp bốn.
- D. tăng lên gấp đôi khi chiều dài tăng lên gấp đôi và tiết diện dây giảm đi một nửa.
Câu 15: Người ta dùng dây niken làm dây nung cho một bếp điện. Nếu dùng loại dây này với đường kính tiết diện là 0,5mm thì cần dây có chiều dài 4,68m. Nếu không thay đổi điện trở của dây nung, nhưng dùng dây loại này với đường kính tiết diện 0,3mm thì dây phải có chiều dài bằng bao nhiêu?
- A. 1,24m
- B. 1,4m
- C. 2,34m
-
D. 1,68m
Câu 16: Người ta dùng dây Nicrom có điện trở suất là 1,1.10-6Ωm để làm dây nung cho một bếp điện. Điện trở của dây nung này ở nhiệt độ bình thường là 4,5Ω và có chiều dài tổng cộng là 0,8m. Hỏi dây nung này phải có đường kính tiết diện là bao nhiêu
- A. 0,5 cm
- B. 0,5 m
- C. 0,05 mm
-
D. 0,5 mm
Câu 17: Hai dây bằng nhôm có cùng tiết diện, một dây dài 2m có điện trở R1, dây kia dài 6m có điện trở R2. Tỉ số $\frac{R1}{R2}$ = ?
- A. $\frac{1}{2}$
- B. 3
-
C. $\frac{1}{3}$
- D. 2
Câu 18: Một dây đồng dài 50m, có tiết diện là 0,8 mm^{2} thì có điện trở là 1,6Ω . Một dây đồng khác có tiết diện 0,4mm2 thì có điện trở là 2,4Ω thì có chiều dài bằng bao nhiêu?
- A. 26m
-
B. 37,5m
- C. 48m
- D. 56m