Trắc nghiệm vật lí 9 bài 17: Bài tập vận dụng định luật Jun - Len xơ (P2)

Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm vật lí 9 bài 17: Bài tập vận dụng định luật Jun - Len xơ (P2). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Đề thi trắc nghiệm có đáp án trực quan sau khi chọn kết quả: nếu sai thì kết quả chọn sẽ hiển thị màu đỏ kèm theo kết quả đúng màu xanh. Chúc bạn làm bài thi tốt.

Câu 1: Câu phát biểu nào dưới đây là không đúng? Nhiệt lượng tỏa ra ở dây dẫn khi có dòng điện chạy qua:

  • A. Tỉ lệ thuận với cường độ dòng điện, điện trở của dây dẫn và với thời gian dòng điện chạy qua
  • B. Tỉ lệ thuận với bình phương cường độ dòng điện, với điện trở của dây dẫn và với thời gian dòng điện chạy qua.
  • C. Tỉ lệ thuận với bình phương hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn với thời gian dòng điện chạy qua và tỉ lệ nghịch với điện trở của dây dẫn
  • D. Tỉ lệ thuận với hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn, với cường độ dòng điện và với thời gian dòng điện chạy qua.

Câu 2: Nếu đồng thời giảm điện trở của dây dẫn, cường độ dòng điện và thời gian dòng điện chạy qua dây dẫn đi một nửa thì nhiệt lượng tỏa ra trên dây sẽ thay đổi như thế nào?

  • A. Giảm đi 2 lần
  • B. Giảm đi 4 lần
  • C. Giảm đi 8 lần
  • D. Giảm đi 16 lần

Câu 3: Một bình nóng lạnh có ghi 220V-1100W được sử dụng với hiệu điện thế 220V. Tính cường độ dòng điện chạy qua bình  

  • A. 3A
  • B. 4A
  • C. 8A
  • D. 5A

Câu 4: Sử dụng hiệu điện thế nào dưới đây khi làm thí nghiệm là an toàn đối với cơ thể người.

  • A. Nhỏ hơn hoặc bằng 40V.
  • B. Nhỏ hơn hoặc bằng 50V.
  • C. Nhỏ hơn hoặc bằng 60V.
  • D. Nhỏ hơn hoặc bằng 70V.

Câu 5: Dây xoắn của một bếp điện dài 7 m, tiết diện 0,1 mm2 và điện trở suất là 1,1.10-6 Ω.m. Tính điện trở của dây xoắn

  • A. 77Ω
  • B. 55Ω
  • C. 50Ω
  • D. 40Ω

Câu 6: Khi cho dòng điện chạy qua đoạn mạch gồm R1 và R2 mắc nối tiếp thì nhiệt lượng tỏa ra ở mỗi điện trở có mối quan hệ  với các điện trở đó như thế nào? 

  • A. $\frac{Q1}{Q2}$ = $\frac{R1}{R2}$
  • B. $\frac{Q2}{Q1}$ = $\frac{R1}{R2}$
  • C. $\frac{Q1}{Q2}$ < $\frac{R1}{R2}$
  • D. $\frac{Q1}{Q2}$ > $\frac{R1}{R2}$

Câu 7: Định luật Jun – Lenxơ cho biết điện năng biến đổi thành:

  • A. Cơ năng.
  • B. Năng lượng ánh sáng.
  • C. Hóa năng                       
  • D. Nhiệt năng

Câu 8: Dây điện trở của một bếp làm bằng nicrom có điện trở suất 1,1.10-6 Ω.m, chiều dài 3m, tiết diện 0,05 mm2. Tính điện trở của dây.  

  • A. 66 Ω
  • B. 55 Ω
  • C. 60 Ω
  • D. 62 Ω

Câu 9: Trong mùa đông, một lò sưởi điện có ghi 220V – 880W được sử dụng với hiệu điện thế 220V trong 4 giờ mỗi ngày. Tính nhiệt lượng mà lò sưởi này tỏa ra trong mỗi ngày.

  • A. 4,92 kW.h
  • B. 3,52 kW.h
  • C. 3,24 kW.h
  • D. 2,56 kW.h

Câu 10: Khi thay đèn dây tóc (220V – 75W) bằng đèn compăc (220V – 15W), lượng điện năng tiêu thụ giảm:

  • A. 5 lần.
  • B. 15 lần.
  • C. 75 lần.
  • D. 60 lần

Câu 11: Một gia đình sử dụng 2 bóng đèn loại 220V - 40W; 220V - 60W và một quạt máy loại 220V - 75W. Hiệu điện thế sử dụng 220V. Biết giá điện là 450 đồng/kWh. Tiền điện phải trả trong 1 tháng là

  • A. 8537,4 đồng.
  • B. 8374,5 đồng.
  • C. 8437,5 đồng.
  • D. Một kết quả khác.

Câu 12: Khi thay dây dẫn cũ bằng dây dẫn mới cùng loại có đường kính tiết diện gấp đôi thì lượng điện năng hao phí giảm

  • A. 3 lần.
  • B. 1,5 lần.
  • C. 2 lần.
  • D. 4 lần.

Câu 13: Để đảm bảo an toàn cho các thiết bị người ta thường mắc nối tiếp cầu chì với dụng cụ hay thiết bị điện. Chọn cầu chì nào dưới đây thích hợp với bếp điện loại 220V – 1000W ?

  • A. Cầu chì loại 44
  • B. Cầu chì loại 0,2
  • C. Cầu chì loại 5
  • D. Cầu chì loại 220

Câu 14: Những dụng cụ nào dưới đây có tác dụng bảo vệ mạch điện khi sử dụng?

  • A. Công tơ điện.
  • B. Ổn áp.
  • C. Công tắc
  • D. Cầu chì.

Câu 15: Đèn nào sau đây, tiêu hao ít điện năng nhất ?

  • A. 110V – 100W
  • B. 220V – 40W
  • C. 110V – 75W
  • D. 220V – 20W

Câu 16: Cách sử dụng nào dưới đây là tiết kiệm điện năng?

  • A. Bật tất cả các đèn trong nhà.
  • B. Không tắt quạt khi ra khỏi phòng làm việ
  • C. Sử dụng đèn bàn công suất lớn.
  • D. Sử dụng mỗi thiết bị điện khi cần thiết.

Câu 17: Mắc các dây dẫn vào hiệu điện thế không đổi. Trong cùng một thời gian thì nhiệt lượng tỏa ra trên dây dẫn phụ thuộc như thế nào vào điện trở dây dẫn?

  • A. Tăng gấp đôi khi điện trở của dây dẫn tăng lên gấp đôi
  • B. Tăng gấp đôi khi điện trở của dây dẫn giảm đi một nửa
  • C. Tăng gấp bốn khi điện trở của dây dẫn giảm đi một nửa
  • D. Giảm đi một nửa khi điện trở của dây dẫn tăng lên gấp bốn

Câu 18: Dùng dây dẫn nối vỏ kim loại của dụng cụ hay thiết bị điện với đất sẽ đảm bảo an toàn vì:

  • A. luôn có dòng điện chạy qua vỏ kim loại của dụng cụ hay thiết bị điện này xuống đất.
  • B. dòng điện không chạy qua vỏ kim loại của dụng cụ hay thiết bị điện này.
  • C. hiệu điện thế luôn ổn định để dụng cụ hay thiết bị hoạt động bình thường.
  • D. nếu có dòng điện chạy qua cơ thể người khi chạm vào vỏ kim loại thì cường độ dòng điện này rất nhỏ

Xem thêm các bài Trắc nghiệm vật lí 9, hay khác:

Dưới đây là danh sách Trắc nghiệm vật lí 9 chọn lọc, có đáp án, cực sát đề chính thức theo nội dung sách giáo khoa Lớp 9.

TRẮC NGHIỆM VẬT LÍ 9

Trắc nghiệm HỌC KỲ

CHƯƠNG 1: ĐIỆN HỌC

CHƯƠNG 2: ĐIỆN TỪ HỌC

CHƯƠNG 3: QUANG HỌC

CHƯƠNG 4: SỰ BẢO TOÀN VÀ CHUYỂN HÓA NĂNG LƯỢNG

Xem Thêm

Lớp 9 | Để học tốt Lớp 9 | Giải bài tập Lớp 9

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 9, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 9 giúp bạn học tốt hơn.