Câu 1: Mỗi thấu kính phân kỳ có bao nhiêu tiêu điểm?
- A.1
-
B.2
- C.3
- D.4
Câu 2: Tia sáng qua thấu kính phân kì không bị đổi hướng là
- A. tia tới song song trục chính thấu kính.
-
B. tia tới bất kì qua quang tâm của thấu kính.
- C. tia tới qua tiêu điểm của thấu kính.
- D. tia tới có hướng qua tiêu điểm (khác phía với tia tới so với thấu kính) của thấu kính.
Câu 3: Tiết diện của một số thấu kính phân kì bị cắt theo một mặt phẳng vuông góc với mặt thấu kính được mô tả trong các hình:
- A. a, b, c.
- B. b, c, d.
- C. c, d, a.
-
D. d, a, b.
Câu 4: Để có tia ló song song với trục chính của một thấu kính phân kỳ thì
- A. tia tới song song trục chính.
- B. tia tới đi qua tiêu điểm cùng phía với tia tới so với thấu kính.
-
C. tia tới có phần kéo dài qua tiêu điểm khác phía với tia tới so với thấu kính.
- D. tia tới bất kì có hướng không qua các tiêu điểm.
Câu 5: Khi nói về thấu kính phân kì, câu phát biểu nào sau đây là SAI?
- A. Thấu kính phân kì có phần rìa dày hơn phần giữa.
- B. Tia tới song song với trục chính thì tia ló kéo dài đi qua tiêu điểm của thấu kính.
- C. Tia tới đến quang tâm của thấu kính tiếp tục truyền thẳng theo hướng của tia tới.
-
D. Tia tới song song với trục chính thì tia ló đi qua tiêu điểm của thấu kính.
Câu 6: Khoảng cách giữa hai tiêu điểm của thấu kính phân kì bằng
- A. tiêu cự của thấu kính.
-
B. hai lần tiêu cự của thấu kính.
- C. bốn lần tiêu cự của thấu kính.
- D. một nửa tiêu cự của thấu kính.
Câu 7: Điểm O gọi là điểm gì của thấu kính?
- A.Điểm sáng O
- B.Tiêu điểm phụ
-
C.Điểm O gọi là quang tâm của thấu kính
- D.Tiêu điểm chính
Câu 8: Kí hiệu thấu kính phân kì được vẽ như sau:
- A. hình a.
-
B. hình b.
- C. hình c.
- D. hình d.
Câu 9: Khi nói về hình dạng của thấu kính phân kì, nhận định nào sau đây là SAI?
-
A. Thấu kính có hai mặt đều là mặt cầu lồi.
- B. Thấu kính có một mặt phẳng, một mặt cầu lõm.
- C. Thấu kính có hai mặt cầu lõm.
- D. Thấu kính có một mặt cầu lồi, một mặt cầu lõm, độ cong mặt cầu lồi ít hơn mặt cầu lõm.
Câu 10: Trong các tia tới vuông góc với mặt thấu kính, tia nào cho tia ló truyền thẳng không đổi hướng.
-
A.Tia này trùng với một đường thẳng gọi là trục chính của thấu kính
- B.Tia cách trục chính 5cm
- C.Tia cách trục chính 2cm
- D.Tia cách trục chính 3cm
Câu 11: Ở hình dưới đây, mỗi hộp kín bên trong có chứa một thấu kính. Hộp nào có chứa thấu kính phân kì?
- A. (b), (c).
- B. (b).
- C. (a).
-
D. (c).
Câu 12: Chiếu một tia sáng theo phương song song với trục chính của một thấu kính phân kì, tia ló ra khỏi thấu kính sẽ đi theo
- A. phương thu hẹp lại.
- B. phương cũ.
-
C. phương loe rộng ra.
- D. phương bất kì.
Câu 13: Gọi f1,f2,f3 là tiêu cự của các thấu kính phân kì A, B, C (hình vẽ). Nhận xét nào sau đây là đúng?
-
A. f3<f1<f2.
- B. f1<f2<f3.
- C. f2<f3<f1.
- D. f1<f3<f2.
Câu 14: Chiếu một tia sáng qua quang tâm của một thấu kính phân kì, theo phương không song song với trục chính. Tia sáng ló ra khỏi thấu kính sẽ đi theo phương nào?
- A.Phương bất kì.
- B.Phương lệch ra xa trục chính so với tia tới.
- C.Phương lệch lại gần trục chính so với tia tới.
-
D.Phương cũ.
Câu 15: Chiếu một tia sáng qua quang tâm của một thấu kính phân kì, tia ló ra khỏi thấu kính sẽ đi theo
- A. phương loe rộng ra.
- B. phương thu hẹp lại.
-
C. phương cũ.
- D. phương bất kì.
Câu 16: Các thấu kính nào trong hình dưới đây là thấu kính phân?
- A. (b) và (d).
- B. (a) và (b).
-
C. (a) và (d).
- D. (b) và (c).
Câu 17: Xét đường đi của tia sáng qua thấu kính, thấu kính ở hình nào là thấu kính phân kì?
- A. hình a.
- B. hình b.
- C. hình c.
-
D. hình d.
Câu 18: Thấu kính phân kì có đặc điểm và tác dụng nào dưới đây?
- A.Có phần giữa mỏng hơn phần rìa và cho phép thu được ảnh của Mặt Trời.
-
B.Có phần giữa mỏng hơn phần rìa và không cho phép thu được ảnh của Mặt Trời.
- C.Có phần giữa dày hơn phần rìa và cho phép thu được ảnh của Mặt Trời.
- D.Có phần giữa dày hơn phần rìa và không cho phép thu được ảnh của Mặt Trời.