Trắc nghiệm vật lí 9 bài 2: Điện trở của dây dẫn - định luật Ôm (P2)

Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm vật lí 9 bài 2: Điện trở của dây dẫn - định luật Ôm (P2). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Đề thi trắc nghiệm có đáp án trực quan sau khi chọn kết quả: nếu sai thì kết quả chọn sẽ hiển thị màu đỏ kèm theo kết quả đúng màu xanh. Chúc bạn làm bài thi tốt.

Câu 1: Điện trở của dây dẫn nhất định có mối quan hệ phụ thuộc nào dưới đây?

  • A. Tỉ lệ thuận với hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây dẫn
  • B. Tỉ lệ nghịch với cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn
  • C. Không phụ thuộc vào hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây dẫn
  • D. Giảm khi cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn giảm

Câu 2: Đặt vào hai đầu điện trở R một hiệu điện thế U=24V, khi đó cường độ dòng điện chạy qua điện trở là  I=1,2

A. Nếu tăng điện trở thêm 10 Ω mà vẫn giữ nguyên cường độ dòng điện thì phải sử dụng nguồn điện có hiệu điện thế

  • A. 200 V.
  • B. 36 V.
  • C. 12 V.
  • D. 30 V.

Câu 3: Đơn vị nào dưới dây là đơn vị đo điện trở?

  • A. Ôm (Ω)
  • B. Oát (W)
  • C. Ampe (A)
  • D. Vôn (V)

Câu 4: Một dây dẫn khi mắc vào hiệu điện thế 6 V thì cường độ dòng điện qua dây dẫn là 1,5 A. Dây dẫn đó có điện trở

  • A. 4 Ω.
  • B. 7,5 Ω.
  • C. 0,25 Ω.
  • D. 9 Ω.

Câu 5: Cường độ dòng điện chạy qua điện trở (R = 6 Ω) là (0,6A). Khi đó hiệu điện thế giữa hai đầu điện trở là:

  • A. 3,6V
  • B. 36V
  • C. 0,1V
  • D. 10V

Câu 6: Đặt hiệu điện thế U như nhau vào hai đầu hai điện trở R1 và R2, biết R2 = 2R2. Cường độ dòng điện qua mỗi điện trở

  • A. I2 = 2I2 
  • B. I2 = 2I1
  • C. I1 = I2
  • D. I2 = 3I1

Câu 7: Điện trở của dây dẫn là một đại lượng

  • A. không đổi với mỗi đoạn dây dẫn xác định.
  • B. phụ thuộc vào cường độ dòng điện qua dây dẫn.
  • C. thay đổi với mỗi đoạn dây dẫn xác định.
  • D. phụ thuộc vào hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn.

Câu 8: Chọn phát biểu đúng. Nội dung định luật Ôm là:

  • A. Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn tỉ lệ với hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn và tỉ lệ với điện trở của dây.
  • B. Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn tỉ lệ thuận với hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn và không tỉ lệ với điện trở của dây.
  • C. Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn tỉ lệ thuận với hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn và tỉ lệ nghịch với điện trở của dây.
  • D. Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn tỉ lệ nghịch với hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẩn và tỉ lệ thuận với điện trở của dây.

Câu 9: Đặt vào hai đầu điện trở R hiệu điện thế 12 V thì cường độ dòng điện qua nó là 15 mA. Điện trở  R có giá trị là

  • A. 180 Ω
  • B. 0,8 Ω
  • C. 800 Ω
  • D. 0,18Ω

Câu 10: Khi hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn tăng thì:

  • A. Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn không thay đổi.
  • B. Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn giảm tỉ lệ với hiệu điện thế.
  • C. Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn có lúc tăng, lúc giảm.
  • D. Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn tăng tỉ lệ với hiệu điện thế.

Câu 11: Điện trở R của dây dẫn biểu thị

  • A. tính cản trở hiệu điện thế của dây dẫn.
  • B. tính cản trở dòng điện của các êlectrôn.
  • C. tính cản trở dòng điện của dây dẫn.
  • D. tính cản trở dây dẫn của dòng điện.

Câu 12: Đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của cường độ dòng điện vào hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn có dạng là:

  • A. Một đường thẳng đi qua gốc tọa độ
  • B. Một đường cong đi qua gốc tọa độ
  • C. Một đường thẳng không đi qua gốc tọa độ
  • D. Một đường cong không đi qua gốc tọa độ

Câu13: Khi đặt hiệu điện thế 24 V vào hai đầu một dây dẫn thì dòng điện chạy qua dây này có cường độ 0,25 A. Dùng một nguồn điện khác có hiệu điện thế 36 V thì cường độ dòng điện chạy qua dây đó là

  • A. 0,167 A.
  • B. 2,667 A.
  • C. 0,375 A.
  • D. 6 A.

Câu 14: Cường độ dòng điện qua bóng đèn tỉ lệ thuận với hiệu điện thế giữa hai đầu bóng đèn. Điều đó có nghĩa là nếu hiệu điện thế tăng 1,2 lần thì:

  • A. Cường độ dòng điện tăng 2,4 lần.
  • B. Cường độ dòng điện giảm 2,4 lần.
  • C. Cường độ dòng điện giảm 1,2 lần.
  • D. Cường độ dòng điện tăng 1,2 lần.

Câu 15: Cường độ dòng điện chạy qua điện trở 6 Ω có giá trị bằng 0,6 A. Khi đó hiệu điện thế giữa hai đầu điện trở là

  • A. 3,6 V.
  • B. 0,1 V.
  • C. 10 V.
  • D. 5,4 V.

Câu 16: Khi đặt vào hai đầu dây dẫn một hiệu điện thế 6V thì cường độ dòng điện qua nó là 0,5A. Nếu hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây dẫn là 24V thì cường độ dòng điện qua nó là:

  • A. 1,5A
  • B. 2A
  • C. 3A
  • D. 1A

Câu 17: Khi đặt hiệu điện thế 4,5 V vào hai đầu một dây dẫn thì dòng điện chạy qua dây có cường độ 0,3 A. Nếu tăng cho hiệu điện thế này thêm 3 V nữa thì dòng điện chạy qua dây dẫn có cường độ

  • A. 0,5 A.
  • B. 0,9 A.
  • C. 0,6 A.
  • D. 0,2 A.

Câu 18: Điện trở R của dây dẫn biểu thị cho:

  • A. Tính cản trở dòng điện nhiều hay ít của dây
  • B. Tính cản trở hiệu điện thế nhiều hay ít của dây
  • C. Tính cản trở electron nhiều hay ít của dây
  • D. Tính cản trở điện lượng nhiều hay ít của dây.

Xem thêm các bài Trắc nghiệm vật lí 9, hay khác:

Dưới đây là danh sách Trắc nghiệm vật lí 9 chọn lọc, có đáp án, cực sát đề chính thức theo nội dung sách giáo khoa Lớp 9.

TRẮC NGHIỆM VẬT LÍ 9

Trắc nghiệm HỌC KỲ

CHƯƠNG 1: ĐIỆN HỌC

CHƯƠNG 2: ĐIỆN TỪ HỌC

CHƯƠNG 3: QUANG HỌC

CHƯƠNG 4: SỰ BẢO TOÀN VÀ CHUYỂN HÓA NĂNG LƯỢNG

Xem Thêm

Lớp 9 | Để học tốt Lớp 9 | Giải bài tập Lớp 9

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 9, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 9 giúp bạn học tốt hơn.