Trắc nghiệm Vật lí 9 học kì II (P5)

Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Vật lí 9 học kì II (P5). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Đề thi trắc nghiệm có đáp án trực quan sau khi chọn kết quả: nếu sai thì kết quả chọn sẽ hiển thị màu đỏ kèm theo kết quả đúng màu xanh. Chúc bạn làm bài thi tốt.

Câu 1: Dòng điện xoay chiều là:

  • A. dòng điện luân phiên đổi chiều.
  • B. dòng điện không đổi.
  • C. dòng điện có chiều từ trái qua phải.
  • D. dòng điện có một chiều cố định.

Câu 2: Máy phát điện xoay chiều có mấy bộ phận chính?

  • A. 1
  • B. 2
  • C. 3
  • D. 4

Câu 3: Trường hợp nào dưới đây trong cuộn dây không xuất hiện dòng điện cảm ứng xoay chiều?

  • A. Cho nam châm quay trước một cuộn dây dẫn kín, các đường sức từ bị cuộn dây cắt ngang.
  • B. Cho cuộn dây dẫn kín quay trong từ trường của nam châm và cắt các đường sức từ của từ trường.
  • C. Liên tục cho một cực của nam châm lại gần rồi ra xa một đầu cuộn dây dẫn kín.
  • D. Đặt trục Bắc Nam của thanh nam châm trùng với trục của một ống dây rồi cho nam châm quay quanh trục đó.

Câu 4: Khi cuộn dây quay đều đặn trong từ trường thì mỗi vòng quay dòng điện cảm ứng trong cuộn dây đổi chiều.

  • A. 2 lần. 
  • B. 3 lần.
  • C. 4 lần.
  • D. 5 lần.

Câu 5: Máy phát điện xoay chiều biến đổi:

  • A. Cơ năng thành điện năng
  • B. Điện năng thành cơ năng
  • C. Cơ năng thành nhiệt năng
  • D. Nhiệt năng thành cơ năng

Câu 6: Dòng điện xoay chiều có thể gây ra:

  • A. Tác dụng nhiệt.
  • B. Tác dụng quang.
  • C. Tác dụng từ.
  • D. Cả ba tác dụng: nhiệt quang, từ.

Câu 7: Nếu hiệu điện thế của mạng điện gia đình đang sử dụng là 220V thì phát biểu nào sau đây không đúng?

  • A. Có những thời điểm hiệu điện thế lớn hơn 220V.
  • B. Có những thời điểm hiệu điện thế nhỏ hơn 220V.
  • C. 220V là giá trị hiệu dụng. Vào những thời điểm khác nhau, hiệu điện thế có thể lớn hơn hoặc nhỏ hơn hoặc bằng giá trị này.
  • D. 220V là giá trị hiệu điện thế nhất định không thay đổi.

Câu 8: Phương án làm giảm hao phí hữu hiệu nhất là:

  • A. Tăng tiết diện dây dẫn
  • B. Chọn dây dẫn có điện trở suất nhỏ
  • C. Tăng hiệu điện thế
  • D. Giảm tiết diện dây dẫn

Câu 9: Cuộn sơ cấp của một máy biến thế có N1 = 5000 vòng, cuộn thứ cấp có N2 = 625 vòng. Nối hai đầu cuộn sơ cấp vào mạng điện có hiệu điện thế U1 = 220V. Hiệu điện thế giữa hai đầu cuộn thứ cấp là

  • A. U2 = 27V.
  • B. U2 = 27,5V.
  • C. U2 = 28V.
  • D. U2 = 28,5V.

Câu 10: Mắc một bóng đèn có ghi 12V - 6W lần lượt vào hiệu điện thế một chiều rồi vào mạch điện xoay chiều cùng hiệu điện thế 12V. Thông tin nào sau đây là đúng khi nói về độ sáng của bóng đèn.

  • A. Khi mắc vào dòng điện một chiều bóng đèn sáng hơn.
  • B. Khi mắc vào dòng điện xoay chiều bóng đèn sáng hơn.
  • C. Độ sáng của bóng đèn trong hai trường hợp là như nhau.
  • D. Khi mắc vào mạch điện xoay chiều, độ sáng bóng đèn chỉ bằng một nửa so với khi mắc vào mạch điện một chiều.

Câu 11: Người ta truyền tải một công suất điện P bằng một đường dây dẫn có điện trở 5Ω thì công suất hao phí trên đường dây truyền tải điện là 0,5 kW. Hiệu điện thế giữa hai đầu dây tải điện là 10 kV. Công suất điện P bằng:

  • A. 100000 W
  • B. 20000 kW
  • C. 30000 kW
  • D. 80000 kW

Câu 12: Để truyền đi một công suất điện, nếu đường dây tải điện dài gấp 3 thì công suất hao phí vì tỏa nhiệt sẽ

  • A. Tăng 3 lần.
  • B. Tăng 9 lần.
  • C. Giảm 3 lần.
  • D. Giảm 9 lần.

Câu 13: Máy biến thế dùng để

  • A. Giữ cho hiệu điện thế ổn định, không đổi.
  • B. Giữ cho cường độ dòng điện ổn định và không đổi.
  • C. Làm tăng hoặc giảm hiệu điện thế.
  • D. Làm tăng hoặc giảm cường độ dòng điện.

Câu 14: Trường hợp nào tia tới và tia khúc xạ trùng nhau?

  • A. Góc tới bằng góc khúc xạ và khác 0.
  • B. Góc tới lớn hơn góc khúc xạ.
  • C. Góc tới bằng 0.
  • D. Góc tới nhỏ hơn góc khúc xạ.

Câu 15: Tia tới đi qua quang tâm của thấu kính hội tụ cho tia ló

  • A. đi qua tiêu điểm
  • B. song song với trục chính
  • C. truyền thẳng theo phương của tia tới
  • D. có đường kéo dài đi qua tiêu điểm

Câu 16: Ta có tia tới và tia khúc xạ trùng nhau khi

  • A. góc tới bằng 0.
  • B. góc tới bằng góc khúc xạ.
  • C. góc tới lớn hơn góc khúc xạ.
  • D. góc tới nhỏ hơn góc khúc xạ.

Câu 17: Khoảng cách giữa hai tiêu điểm của thấu kính phân kì bằng

  • A. tiêu cự của thấu kính.
  • B. hai lần tiêu cự của thấu kính.
  • C. bốn lần tiêu cự của thấu kính.
  • D. một nửa tiêu cự của thấu kính.

Câu 18: Có khi nào tia sáng đi từ môi trường trong suốt này sang môi trường trong suốt khác mà không bị khúc xạ không?

  • A. Không có.
  • B. Có, khi góc tới gần bằng 90o.
  • C. Có khi góc tới gần bằng 0o.
  • D. Có, khí góc tới bằng 45o.

Câu 19: Xét một tia sáng truyền từ không khí vào nước. Thông tin nào sau đây là sai?

  • A. Góc tới luôn lớn hơn góc khúc xạ.
  • B. Khi góc tới tăng thì góc khúc xạ cũng tăng.
  • C. Khi góc tới bằng 0o thì góc khúc xạ cũng bằng 0o.
  • D. Khi góc tới bằng 45o thì tia tới và tia phản xạ cùng nawmg trên một đường thẳng.

Câu 20: Đặt một vật AB hình mũi tên vuông góc với trục chính của thấu kính hội tụ tiêu cự f và cách thấu kính một khoảng d = 2f thì ảnh A’B’ của AB qua thấu kính có tính chất:

  • A. ảnh thật, cùng chiều và nhỏ hơn vật.
  • B. ảnh thật, ngược chiều và lớn hơn vật.
  • C. ảnh thật, ngược chiều và nhỏ hơn vật.
  • D. ảnh thật, ngược chiều và lớn bằng vật.

Câu 21: Một vật AB đặt trước một thấu kính hội tụ. Dùng một màn ảnh M, ta hứng được một ảnh cao 5cm và đối xứng với vật qua quang tâm O. Kích thước của vật AB là:

  • A. 10cm
  • B. 15cm
  • C. 5 cm
  • D. 20 cm

Câu 22: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về các tiêu điểm và tiêu cự của thấu kính phân kì?

  • A. Các tiêu điểm của thấu kính phân kì đều nằm trên trục chính và đối xứng nhau qua quang tâm của thấu kính.
  • B. Tiêu cự của thấu kính phân kì là khoảng cách từ quang tâm đến tiêu điểm.
  • C. Tiêu điểm của thấu kính phân kì chính là điểm cắt nhau của đường kéo dài của các tia ló khi các tia sáng chiếu vào thấu kính theo phương song song với trục chính.
  • D. Các phát biểu A, B, C đều đúng.

Câu 23: Vật sáng AB được đặt vuông góc với trục chính tại tiêu điểm của một thấu kính phân kì có tiêu cự f. Nếu dịch chuyển vật lại gần thấu kính thì ảnh ảo của vật sẽ:

  • A. càng lớn và càng gần thấu kính.
  • B. càng nhỏ và càng gần thấu kính.
  • C. càng lớn và càng xa thấu kính.
  • D. càng nhỏ và càng xa thấu kính.

Câu 24: Khi chụp ảnh bằng máy ảnh cơ học người thợ thường điều chỉnh ống kính máy ảnh để

  • A. thay đổi tiêu cự của ống kính.
  • B. thay đổi khoảng cách từ vật đến mắt.
  • C. thay đổi khoảng cách từ vật kính đến phim.
  • D. thay đổi khoảng cách từ vật đến phim.

Câu 25: Đặt vật AB trước một thấu kính phân kì có tiêu cự f = 12 cm. Vật AB cách thấu kính khoảng d = 8 cm. A nằm trên trục chính, biết vật AB = 6 mm. Ảnh của vật AB cách thấu kính một đoạn bằng bao nhiêu?

  • A. d' = 5 cm.
  • B. d' = 4,8 cm.
  • C. d' = 5,2 cm.
  • D. d' = 5,5 cm.

Câu 26: Dùng máy ảnh để chụp ảnh của vật AB cao 120cm, đặt cách máy 1,2m. Sau khi tráng phim thì thấy ảnh A'B' cao 3cm. Hỏi khoảng cách (OA') từ phim đến vật kính lúc chụp ảnh là bao nhiêu?

  • A. OA' = 12cm.
  • B. OA' = 8cm.
  • C. OA' = 4cm.
  • D. OA' = 3cm.

Câu 27: Mắt tốt khi nhìn vật ở xa mà mắt không phải điều tiết thì ảnh của vật ở

  • A. trước màng lưới của mắt.
  • B. trên màng lưới của mắt.
  • C. sau màng lưới của mắt.
  • D. trước tiêu điểm của thể thủy tinh của mắt.

Câu 28: Mắt cận có điểm cực viễn

  • A. ở rất xa mắt.
  • B. xa mắt hơn điểm cực viễn của mắt bình thường.
  • C. gần mắt hơn điểm cực viễn của mắt bình thường.
  • D. xa mắt hơn điểm cực viễn của mắt lão

Câu 29: Một người quan sát một vật nhỏ bằng kính lúp, người ấy phải điều chỉnh để:

  • A. ảnh của vật là ảnh ảo, cùng chiều, lớn hơn vật.
  • B. ảnh của vật là ảnh thật, cùng chiều, lớn hơn vật.
  • C. ảnh của vật là ảnh ảo, ngược chiều, lớn hơn vật.
  • D. ảnh của vật là ảnh ảo, cùng chiều, nhỏ hơn vật.

Câu 30: Số ghi trên vành của một kính lúp là 5x. Tiêu cự kính lúp có giá trị là:

  • A. f = 5m
  • B. f = 5cm
  • C. f = 5mm
  • D. f = 5dm

Câu 31: Khi chiếu chùm ánh sáng đỏ qua tấm lọc màu xanh, ở phía sau tấm lọc:

  • A. ta thu được ánh sáng màu đỏ.
  • B. ta thu được ánh sáng màu xanh.
  • C. tối (không có ánh sáng truyền qua).
  • D. ta thu được ánh sáng trắng.

Câu 32: Khi chiếu ánh sáng qua lăng kính, nếu sau lăng kính chỉ có một màu duy nhất thì chùm sáng chiếu vào lăng kính là:

  • A. chùm sáng trắng
  • B. chùm sáng màu đỏ
  • C. chùm sáng đơn sắc
  • D. chùm sáng màu lục

Câu 33: Trên đường đi của ánh sáng trắng chiếu vào mặt khi âm của đĩa CD, ta để một tấm màu lọc màu vàng thì ánh sáng từ đĩa CD đến mắt ta có màu gì?

  • A. Da cam.
  • B. Xanh.
  • C. Vàng.
  • D. Đỏ.

Câu 34: Cách làm nào dưới đây tạo ra sự trộn các ánh sáng màu?

  • A. Chiếu một chùm ánh sáng đỏ vào một tấm bìa màu vàng.
  • B. Chiếu một chùm sáng đỏ qua một kính lọc màu vàng.
  • C. Chiếu một chùm ánh sáng trắng qua một kính lọc màu đỏ, rồi sau đó qua kính lọc màu vàng.
  • D. Chiếu một chùm sáng đỏ và một chùm sáng vàng vào một tờ giấy trắng.

Câu 35: Chiếu ánh sáng đỏ với ánh sáng xanh lục ta tu được vệt sáng màu:

  • A. đỏ
  • B. vàng
  • C. lục
  • D. lam

Câu 36: Chọn phát biểu đúng

  • A. Khi nhìn thấy vật có màu nào (trừ vật đen) thì có ánh sáng màu đó đi vào mắt ta.
  • B. Tấm lọc màu nào thì hấp thụ tốt ánh sáng màu đó.
  • C. Chiếu ánh sáng trắng qua tấm lọc màu vàng ta thu được ánh sáng trắng.
  • D. Các đèn LED phát ra ánh sáng trắng.

Câu 37: Về mùa hè, ban ngày khi ra đường phố ta không nên mặc quần áo màu tối vì quần áo màu tối

  • A. hấp thụ ít ánh sáng nên cảm thấy nóng.
  • B. hấp thụ nhiều ánh sáng nên cảm thấy nóng.
  • C. tán xạ ánh sáng nhiều nên cảm thấy nóng.
  • D. tán xạ ánh sáng ít nên cảm thấy mát.

Câu 38: Một ô tô đang chạy thì đột ngột tắt máy, xe chạy thêm một đoạn rồi mới dừng hẳn là do

  • A. thế năng xe luôn giảm dần
  • B. động năng xe luôn giảm dần
  • C. động năng xe đã chuyển hóa thành dạng năng lượng khác do ma sát.
  • D. động năng xe đã chuyển hóa thành thế năng.

Câu 39: Ở nhà máy nhiệt điện:

  • A. nhiệt năng biến thành cơ năng, rồi thành điện năng.
  • B. nhiệt năng biến thành điện năng, rồi thành cơ năng.
  • C. quang năng biến thành điện năng.
  • D. hóa năng biến thành điện năng.

Câu 40: Một tấm pin mặt trời có diện tích 1m2 để ngoài nắng, nhận được một công suất 0,62kW từ ánh sáng mặt trời mang đến. Hiệu suất của pin mặt trời là 10%. Hỏi phải làm các tấm pin mặt trời có tổng diện tích là bao nhiêu để cung cấp điện cho 4 phòng học sử dụng bóng đèn 40W và bốn quạt điện 75W?

  • A. 8m2.
  • B. 9m2.
  • C. 11m2
  • D. 10m2

Xem thêm các bài Trắc nghiệm vật lí 9, hay khác:

Dưới đây là danh sách Trắc nghiệm vật lí 9 chọn lọc, có đáp án, cực sát đề chính thức theo nội dung sách giáo khoa Lớp 9.

TRẮC NGHIỆM VẬT LÍ 9

Trắc nghiệm HỌC KỲ

CHƯƠNG 1: ĐIỆN HỌC

CHƯƠNG 2: ĐIỆN TỪ HỌC

CHƯƠNG 3: QUANG HỌC

CHƯƠNG 4: SỰ BẢO TOÀN VÀ CHUYỂN HÓA NĂNG LƯỢNG

Xem Thêm

Lớp 9 | Để học tốt Lớp 9 | Giải bài tập Lớp 9

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 9, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 9 giúp bạn học tốt hơn.