Trắc nghiệm vật lí 9 bài 27: Lực điện từ (P2)

Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm vật lí 9 bài 27: Lực điện từ (P2). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Đề thi trắc nghiệm có đáp án trực quan sau khi chọn kết quả: nếu sai thì kết quả chọn sẽ hiển thị màu đỏ kèm theo kết quả đúng màu xanh. Chúc bạn làm bài thi tốt.

Câu 1: Tròn các hình dưới đây, hình nào mô tả đúng phương và chiều của lực từ?

  • A. (b) và (c).
  • B. (a) và (b).
  • C. (a) và (c).

Câu 2: Muốn xác định chiều của lực điện từ tác dụng lên một đoạn dây dẫn thẳng có dòng điện chạy qua đặt tại một điểm trong từ trường thì cần phải biết những yếu tố nào?

  • A. Chiều của dòng điện trong dây dẫn và chiều dài của dây
  • B. Chiều của đường sức từ và cường độ lực điện từ tại điểm đó
  • C. Chiều của dòng điện và chiều của đường sức từ tại điểm đó
  • D. Chiều và cường độ của dòng điện, chiều và cường độ của lực từ tại điểm đó

Câu 3: Trong các hình vẽ dưới đây, hình nào mô tả đúng quy tắc bàn tay trái để tìm chiều của lực từ?

 

  • A. (b).
  • B. (c).
  • C. (a).

Câu 4: Quy tắc bàn tay trái được xác định?

  • A. Đặt bàn tay trái sao cho các đường sức từ hướng vào mu bàn tay, chiều từ cổ tay đến tay giữa hướng theo chiều dòng điện thì ngón tay cái choãi ra 900 chỉ chiều của lực điện từ.
  • B. Đặt bàn tay trái sao cho chiều dòng điện đi vào lòng bàn tay, chiều từ cổ tay đến tay giữa hướng theo chiều các đường sức từ hướng thì ngón tay cái choãi ra 900 chỉ chiều của lực điện từ.
  • C. Đặt bàn tay trái sao cho chiều dòng điện đi vào mu bàn tay, chiều từ cổ tay đến tay giữa hướng theo chiều các đường sức từ hướng thì ngón tay cái choãi ra 900 chỉ chiều của lực điện từ.
  • D. Đặt bàn tay trái sao cho các đường sức từ hướng vào lòng bàn tay, chiều từ cổ tay đến tay giữa hướng theo chiều dòng điện thì ngón tay cái choãi ra 900 chỉ chiều của lực điện từ.

Câu 5: Chiều của các lực nào sau đây hợp với nhau theo quy tắc bàn tay trái?

  • A. chiều của dòng điện, chiều của đường sức từ và chiều của dây dẫn.
  • B. chiều của lực điện từ, chiều của đường sức từ và chiều của dây dẫn.
  • C. chiều của lực điện từ, chiều của dòng điện và chiều của dây dẫn.
  • D. chiều của lực điện từ, chiều của dòng điện và chiều của đường sức từ.

Câu 6: Nếu dây dẫn có phương song song với đường sức từ thì

  • A. lực điện từ có giá trị cực đại so với các phương khá
  • B. lực điện từ có giá trị bằng 0.
  • C. lực điện từ có giá trị phụ thuộc vào chiều của dòng điện trong dây dẫn.
  • D. lực điện từ có giá trị phụ thuộc vào độ lớn của dòng điện trong dây dẫn.

Câu 7: Chiều của lực điện từ tác dụng lên dây dẫn phụ thuộc vào:

  • A. Chiều của dòng điện qua dây dẫn.
  • B. Chiều đường sức từ qua dây dẫn.
  • C. Chiều chuyển động của dây dẫn.
  • D. Chiều của dòng điện trong dây dẫn và chiều của đường sức từ.

Câu 8: Đặt một dây dẫn thẳng ở phía trên, gần và song song với trục Bắc – Nam của một kim nam châm đang nằm yên trên một trục quay. Khi cho dòng điện không đổi chạy qua dây dẫn thẳng này thì kim nam châm

  • A. liên tục quay đi rồi quay lại xung quanh vị trí nằm yên ban đầu.
  • B. vẫn tiếp tục nằm yên như trước
  • C. quay đi và sẽ tới nằm yên ở vị trí mới.
  • D. quay liên tục theo một chiều xác định.

Câu 9: Xác định câu nói đúng về tác dụng của từ trường lên đoạn dây dẫn có dòng điện.

  • A. Một đoạn dây dẫn có dòng điện chạy qua, đặt trong từ trường và song song với đường sức từ thì có lực từ tác dụng lên nó.
  • B. Một đoạn dây dẫn có dòng điện chạy qua, đặt trong từ trường và cắt các đường sức từ thì có lực từ tác dụng lên nó.
  • C. Một đoạn dây dẫn có dòng điện chạy qua, không đặt trong từ trường và cắt các đường sức từ thì có lực từ tác dụng lên nó.
  • D. Một đoạn dây dẫn không có dòng điện chạy qua, đặt trong từ trường và cắt các đường sức từ thì có lực từ tác dụng lên nó.

Câu 10: Hãy chọn câu phát biểu sai trong các câu sau:

  • A. Đoạn dây dẫn có dòng điện đặt trong từ trường và cắt các đường sức từ thì có lực điện từ tác dụng lên nó.
  • B. Khung dây có dòng điện sẽ quay trong từ trường khi mặt phẳng khung đặt vuông góc với các đường sức từ.
  • C. Khung dây có dòng điện sẽ quay trong từ trường khi mặt phẳng khung đặt không vuông góc với các đường sức từ.
  • D. Qui tắc bàn tay trái dùng để xác định chiều của lực điện từ  tác dụng lên đoạn dây dẫn có dòng điện đặt trong từ trường.

Câu 11: Khi dây dẫn thẳng có dòng điện chạy qua được đặt song song với các đường sức từ thì lực điện từ có hướng như thế nào?

  • A. Cùng hướng với dòng điện
  • B. Cùng hướng với đường sức từ
  • C. Vuông góc với cả dây dẫn và đường sức từ
  • D. Không có lực điện từ

Câu 12: Để xác định chiều của lực điện từ tác dụng lên dây dẫn đặt trong từ trường có dòng điện chạy qua ta dùng quy tắc nào sau đây?

  • A. Quy tắc bàn tay trái.
  • B. Quy tắc nắm tay phải.
  • C. Quy tắc nắm tay phải và quy tắc bàn tay trái.
  • D. Quy tắc nắm tay trái.

Câu 13: Theo quy tắc bàn tay trái thì ngón tay cái choãi ra chỉ

  • A. chiều của lực điện từ tác dụng lên dây dẫn có dòng điện chạy qua
  • B. chiều của cực Bắc của kim nam châm đứng cân bằng trong từ trường.
  • C. chiều của dòng điện chạy qua dây dẫn.
  • D. chiều của đường sức từ.

Câu 14: Một khung dây dẫn hình chữ nhật có dòng điện chạy qua được đặt trong từ trường giữa hai nhánh của một nam châm hình chữ U. Khung dây sẽ quay đến vị trí nào thì dừng lại?

  • A. Mặt khung dây song song với các đường sức từ
  • B. Mặt khung dây vuông góc với các đường sức từ
  • C. Mặt khung dây tạo thành một góc $60^{0}$ với các đường sức từ
  • D. Mặt khung dây tạo thành một góc $45^{0}$ với các đường sức từ

Câu 15: Dây dẫn có dòng điện chạy qua chịu tác dụng của lực điện từ khi

  • A. dây dẫn đặt trong từ trường và không song song với đường sức từ.
  • B. dây dẫn đặt trong từ trường và song song với đường sức từ.
  • C. dây dẫn đặt ngoài từ trường và song song với đường sức từ
  • D. dây dẫn đặt ngoài từ trường và không song song với đường sức từ.

Câu 16: Nếu dây dẫn có phương vuông góc với đường sức từ thì

  • A. lực điện từ có giá trị bằng 0.
  • B. lực điện ltừ có giá trị không phụ thuộc vào độ lớn của dòng điện trong dây dẫn.
  • C. lực điện từ có giá trị phụ thuộc vào chiều của dòng điện trong dây dẫn.
  • D. Lực điện từ có giá trị cực đại so với các phương khá

Câu 17: Theo quy tắc bàn tay trái thì chiều từ cổ tay đến ngón tay giữa là

  • A. chiều của lực điện từ tác dụng lên dây dẫn.
  • B. chiều của đường sức từ.
  • C. chiều của dòng điện trong dây dẫn.
  • D. chiều quay của nam châm.

Câu 18: Trong quy tắc bàn tay trái, đặt bàn tay trái sao cho các đường sức từ

  • A. hướng từ cổ tay đến các ngón tay.
  • B. song song với lòng bàn tay.
  • C. hướng theo chiều của ngón tay cái.
  • D. hướng vào lòng bàn tay.

Xem thêm các bài Trắc nghiệm vật lí 9, hay khác:

Dưới đây là danh sách Trắc nghiệm vật lí 9 chọn lọc, có đáp án, cực sát đề chính thức theo nội dung sách giáo khoa Lớp 9.

TRẮC NGHIỆM VẬT LÍ 9

Trắc nghiệm HỌC KỲ

CHƯƠNG 1: ĐIỆN HỌC

CHƯƠNG 2: ĐIỆN TỪ HỌC

CHƯƠNG 3: QUANG HỌC

CHƯƠNG 4: SỰ BẢO TOÀN VÀ CHUYỂN HÓA NĂNG LƯỢNG

Xem Thêm

Lớp 9 | Để học tốt Lớp 9 | Giải bài tập Lớp 9

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 9, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 9 giúp bạn học tốt hơn.