Trắc nghiệm vật lí 9 bài 26: Ứng dụng của nam châm (P2)

Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm vật lí 9 bài 26: Ứng dụng của nam châm (P2). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Đề thi trắc nghiệm có đáp án trực quan sau khi chọn kết quả: nếu sai thì kết quả chọn sẽ hiển thị màu đỏ kèm theo kết quả đúng màu xanh. Chúc bạn làm bài thi tốt.

Câu 1: Nam châm điện gồm một cuộn dây dẫn quấn xung quanh lõi sắt non có dòng điện chạy qua.

Nếu ngắt dòng điện:

  • A. Lõi sắt non có từ tính tạo ra từ trường mạnh, có thể hút được sắt, thép, ...
  • B. Lõi sắt non có từ tính tạo ra từ trường yếu, không thể hút được sắt, thép, ...
  • C. Lõi sắt non không có từ tính, có thể hút được sắt, thép, ...
  • D. Lõi sắt non không có từ tính, không thể hút được sắt, thép, ...

Câu 2: Khi đặt một thanh sắt non vào trong một ống dây có dòng điện một chiều chạy qua thì thanh sắt trở thành một nam châm. Hướng Băc Nam của nam châm mới được tạo thành so với hướng Bắc Nam của ống dây thì:

  • A. Ngược hướng
  • B. Vuông góc
  • C. Cùng hướng
  • D. Tạo thành một góc $45^{0}$

Câu 3: Cách nào để làm tăng lực từ của nam châm điện?

  • A. Dùng dây dẫn to cuốn ít vòng
  • B. Dùng dây dẫn nhỏ cuốn nhiều vòng
  • C. Tăng số vòng dây dẫn và giảm hiệu điện thế đặt vào hai đầu ống dây
  • D. Tăng đường kính và chiều dài của ống dây

Câu 4: Vì sao lõi của nam châm điện không làm bằng thép mà lại làm bằng sắt non?

  • A. Vì lõi thép nhiễm từ yếu hơn lõi sắt non
  • B. Vì dùng lõi thép thì sau khi nhiễm từ sẽ biến thành một nam châm vĩnh cửu
  • C. Vì dùng lõi thép thì không thể làm thay đổi cường độ lực từ của nam châm điện.
  • D. Vì dùng lõi thép thì lực từ bị giảm đi so với khi chưa có lõi

Câu 5: Chọn phương án đúng.

  • A. Tăng cường độ dòng điện chạy qua các vòng dây thì lực từ của nam châm điện giảm
  • B. Tăng số vòng dây của cuộn dây thì lực từ của nam châm điện giảm
  • C. Lõi sắt hoặc lõi thép làm tăng tác dụng từ của ống dây
  • D. Sau khi bị nhiễm từ thì cả sắt non và thép đều không giữ được từ tính lâu dài

Câu 6: Trong chuông báo động gắn vào cửa để khi cửa bị mở thì chuông kêu, rơle điện từ có tác dụng gì?

  • A. Làm bật một lò xo đàn hồi gõ vào chuông.
  • B. Làm cho cánh cửa mở đập mạnh vào chuông.
  • C. Đóng công tắc của chuông điện làm cho chuông kêu.
  • D. Làm cho cánh cửa rút chốt hãm cần rung chuông.

Câu 7: Khi đặt sắt, thép, niken, côban hay các vật liệu từ khác đặt trong từ trường thì:

  • A. Bị nhiễm điện
  • B. Bị nhiễm từ
  • C. Mất hết từ tính
  • D. Giữ được từ tính lâu dài

Câu 8: Trong loa điện, lực nào đã làm cho màng loa dao động phát ra âm?

  • A. Lực hút của nam châm điện tác dụng vào màng loa làm bằng sắt non.
  • B. Lực từ của một nam châm vĩnh cửu tác dụng lên cuộn dây có dòng điện biến đổi chạy qua gắn vào màng loa.
  • C. Lực của một nam châm điện tác dụng vào một cuộn dây dẫn kín gắn vào màng loa.
  • D. Lực từ của một nam châm vĩnh cửu tác dụng vào miếng sắt gắn vào màng loa.

Câu 9: Để một thiết bị có nam châm vĩnh cửu hoạt động được tốt, nên thực hiện quy tắc nào?

  • A. Không nên để thiết bị ở nơi có nhiệt độ cao.
  • B. Không nên để thiết bị gần các nguồn sáng mạnh.
  • C. Không nên để thiết bị gần các vật dễ bị nhiễm từ.
  • D. Thường xuyên chùi rửa thiết bị.

Câu 10: Trong các trường hợp sau, trường hợp nào vật có khả năng nhiễm từ và trở thành nam châm vĩnh cửu?

  • A. Một vòng dây dẫn bằng thép được đưa lại gần một cực của nam châm điện mạnh trong thời gian ngắn, rồi đưa ra xa
  • B. Một vòng dây dẫn bằng sắt non được đưa lại gần một cực của nam châm điện mạnh trong thời gian ngắn, rồi đưa ra xa
  • C. Một vòng dây dẫn bằng sắt non được đưa lại gần một đầu của nam châm điện mạnh trong thời gian dài, rồi đưa ra xa
  • D. Một lõi sắt non được đặt trong lòng một cuộn dây có dòng điện với cường độ lớn trong một thời gian dài, rồi đưa ra xa

Câu 11: Bộ phận chính của loa điện là

  • A. khung dây và ống dây gắn với màng loa.
  • B. nam châm vĩnh cửu và khung dây.
  • C. nam châm điện và ống dây gắn với màng loa.
  • D. nam châm vĩnh cửu và ống dây gắn với màng loa.

Câu 12: Một số kẹp giấy bằng sắt bị hút vào các cực của thanh nam châm như hình sau:

Các kẹp sắt này có trở thành nam châm không?

  • A. Không, các kẹp sắt chỉ là các kẹp sắt không trở thành nam châm được
  • B. Không xác định được các kẹp sắt có trở thành nam châm không
  • C. Có, vì các kẹp sắt gắn vào nam châm lại có thể hút được các kẹp sắt khác thành một chuỗi các kẹp
  • D. Thiếu dữ kiện để có thể kết luận kẹp sắt có thể trở thành nam châm hay không

Câu 13: Rơle điện từ được ứng dụng để làm

  • A. loa điện.
  • B. mỏ hàn điện.
  • C. chuông báo động
  • D. quạt điện.

Câu 14: Các nam châm điện được mô tả như hình sau:

Hãy cho biết nam châm nào mạnh hơn:

  • A. Nam châm a
  • B. Nam châm c
  • C. Nam châm b
  • D. Nam châm e

Câu 15: Có hiện tượng gì xảy ra với một thanh thép khi đặt nó vào trong lòng một ống dây có dòng điện một chiều chạy qua?

  • A. Thanh thép bị nóng lên.
  • B. Thanh thép bị phát sáng.
  • C. Thanh thép bị đẩy ra khỏi ống dây.
  • D. Thanh thép trở thành một nam châm.

Câu 16: Trong loa điện, khi cường độ dòng điện chạy qua ống dây thay đổi, ống dây sẽ

  • A. quay theo khe hở giữa hai từ cực của nam châm.
  • B. đứng yên trong khe hở giữa hai từ cực của nam châm.
  • C. dao động dọc theo khe hở giữa hai từ cực của nam châm.
  • D. chuyển động thẳng đều giữa hai từ cực của nam châm.

Câu 17: Nam châm điện có cấu tạo gồm:

  • A. Nam châm vĩnh cửu và lõi sắt non
  • B. Cuộn dây dẫn và lõi sắt non
  • C. Cuộn dây dẫn và nam châm vĩnh cửu
  • D. Nam châm
Câu 18: Có cách nào để làm tăng lực từ của một nam châm điện?
  • A.  Dùng dây dẫn to quấn ít vòng.
  • B.   Dùng dây dẫn nhỏ quấn nhiều vòng.
  • C. Tăng số vòng dây dẫn và giảm hiệu điện thế đặt vào hai đầu ống dây.
  • D.  Tăng đường kính và chiều dài ống dây.

Xem thêm các bài Trắc nghiệm vật lí 9, hay khác:

Dưới đây là danh sách Trắc nghiệm vật lí 9 chọn lọc, có đáp án, cực sát đề chính thức theo nội dung sách giáo khoa Lớp 9.

TRẮC NGHIỆM VẬT LÍ 9

Trắc nghiệm HỌC KỲ

CHƯƠNG 1: ĐIỆN HỌC

CHƯƠNG 2: ĐIỆN TỪ HỌC

CHƯƠNG 3: QUANG HỌC

CHƯƠNG 4: SỰ BẢO TOÀN VÀ CHUYỂN HÓA NĂNG LƯỢNG

Xem Thêm

Lớp 9 | Để học tốt Lớp 9 | Giải bài tập Lớp 9

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 9, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 9 giúp bạn học tốt hơn.