Trắc nghiệm vật lí 9 bài 51: Bài tập quang hình học (P2)

Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm vật lí 9 bài 51: Bài tập quang hình học (P2). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Đề thi trắc nghiệm có đáp án trực quan sau khi chọn kết quả: nếu sai thì kết quả chọn sẽ hiển thị màu đỏ kèm theo kết quả đúng màu xanh. Chúc bạn làm bài thi tốt.

Câu 1: Một tia sáng đèn pin được rọi từ không khí vào một xô nước trong. Tại đâu sẽ xảy ra hiện tượng khúc xạ ánh sáng?

  • A. Trên đường truyền trong không khí.
  • B. Tại mặt phân cách giữa không khí và nước.
  • C. Trên đường truyền trong nước.
  • D. Tại đáy xô nước.

Câu 2: Thể thủy tinh khác với vật kính máy ảnh vì thể thủy tinh là: 

  • A.Thấu kính phân kì.
  • B.Thấu kính hội tụ.
  • C.Thấu kính hội tụ có tiêu cự thay đổi.
  • D.Cả 3 phương án đều sai.

Câu 3: Mắt cận có những đặc điểm nào dưới đây?

  • A.Điểm cực cận quá gần mắt. Điểm cực viễn quá xa mắt.
  •  B. Điểm cực cận quá xa mắt. Điểm cực viễn quá gần mắt.
  •  C. Điểm cực cận và điểm cực viễn quá gần mắt.
  • D. Điểm cực cận và điểm cực viễn quá xa mắt.

Câu 4: Vật kính của máy ảnh sử dụng

  • A. thấu kính hội tụ
  • B. thấu kính phân kỳ
  • C. gương phẳng
  • D. gương cầu

Câu 5: Quan sát một vật nhỏ qua một kính lúp ta sẽ thấy:

  • A.Một ảnh cùng chiều, nhỏ hơn vật.
  • B.Một ảnh cùng chiều, lớn hơn vật.
  • C.Một ảnh ngược chiều, nhỏ hơn vật.
  • D.Một ảnh ngược chiều, lớn hơn vật.

Câu 6: Xác định vị trí của vật, của ảnh.

  • A. OA = 20cm;OA' = 60cm.
  • B. OA = 30cm;OA' = 50cm.
  • C. OA = 40cm;OA' = 40cm.
  • D. OA = 50cm;OA' = 30cm.

Câu 7: Chọn câu phát biểu đúng:

  • A. Mắt cận nhìn rõ các vật ở gần mà không nhìn rõ các vật ở xa.
  • B. Mắt cận nhìn rõ các vật ở xa mà không nhìn rõ các vật ở gần.
  • C. Mắt tốt nhìn rõ các vật ở gần mà không nhìn rõ các vật ở xa.
  • D. Mắt tốt nhìn rõ các vật ở xa mà không nhìn rõ các vật ở gần.

Câu 8: Vật sáng AB đặt vuông góc với trục chính trước một thấu kính cho ảnh A'B'. Trường hợp ảnh A'B' nhỏ hơn AB có thể xảy ra với loại thấu kính nào?

  • A. Xảy ra với cả hai loại thấu kính.
  • B. Chỉ xảy ra với thấu kính phân kì.
  • C. Không xảy ra với thấu kính nào.
  • D. Chỉ xảy ra với thấu kính hội tụ.

Câu 9: Tác dụng của kính cận là để

  • A. tạo ảnh ảo nằm ngoài khoảng cực viễn của mắt.
  • B. tạo ảnh ảo nằm trong khoảng cực viễn của mắt.
  • C. tạo ảnh thật nằm ngoài khoảng cực viễn của mắt.
  • D. tạo ảnh thật nằm trong khoảng cực viễn của mắt.

Câu 10: Phát biểu nào sau đây về các tật của mắt là đúng?

  • A. Kính lão có tác dụng tạo ra hình ảnh của các vật cần quan sát nằm ở gần mắt hơn vật.
  • B. Kính cận có tác dụng tạo ra hình ảnh của các vật cần quan sát nằm ở xa mắt hơn vật.
  • C. Khi đeo kính cận, mắt cận có thể nhìn rõ mọi vật ở trước mắt.
  • D. Khi đeo kính lão, mắt lão không thể nhìn rõ các vật ở ngoài khoảng tiêu cự của kính.

Câu 11: Biết khoảng cách từ vật đến ảnh không đổi. Tìm vị trí của thấu kính để ảnh của vật vẫn là ảnh thật và cao bằng vật.

  • A. OA = 20cm;OA' = 60cm.
  • B. OA = 30cm;OA' = 50cm.
  • C. OA = 40cm;OA' = 40cm.
  • D. OA = 50cm;OA' = 30cm.

Câu 12: Quan sát một vật nhỏ qua kính lúp, ta sẽ thấy một ảnh

  • A. cùng chiều, nhỏ hơn vật.
  • B. cùng chiều, lớn hơn vật.
  • C. ngược chiều, nhỏ hơn vật.
  • D. ngược chiều, lớn hơn vật.

Câu 13: Khi mắt quan sát và nhìn rõ một vật ở trước mắt, hình ảnh của vật tạo ra trên màng lưới của mắt là

  • A. ảnh thật, cùng chiều với vật.
  • B. ảnh thật, cùng chiều với vật.
  • C. ảnh ảo, cùng chiều với vật.
  • D. ảnh thật, ngược chiều với vật.

Câu 14: Chiếu một tia sáng từ không khí vào nước (hình vẽ).

Đường nào trong số các đường 1, 2, 3, 4 có thể ứng với tia khúc xạ?

  • A. Đường 3.
  • B. Đường 2.
  • C. Đường 1.
  • D. Đường 4.

Câu 15: Một người nhìn vào bể nước theo phương IM (hình vẽ) thì thấy ảnh của một điểm O trên đáy bể. Điểm O có thể nằm ở đâu?

  • A. Trên đoạn AN.
  • B. Trên đoạn NH.
  • C. Tại N.
  • D. Tại H.

Câu 16: Thấu kính trong vật dụng nào sau đây không phải là thấu kính hội tụ?

  • A. Ống kính máy ảnh.
  • B. Kính cận.
  • C. Kính lúp.
  • D. Kính lão.

Câu 17: Một vật AB cao 4cm đặt trước một thấu kính phân kì cách thấu kính 30 cm. Ta thu được một ảnh cách thấu kính 15 cm như hình vẽ. Ảnh đó là ảnh ảo hay ảnh thật? Ảnh đó cao bao nhiêu?

  • A. Ảnh thật cao 2cm.
  • B. Ảnh ảo cao 3cm.
  • C. Ảnh ảo cao 2cm.
  • D. Ảnh thật cao 3cm.

Câu 18: Vật dụng nào sau đây không phải là ứng dụng của hiện tượng khúc xạ ánh sáng trong cuộc sống.

  • A. Kính lúp.
  • B. Gương soi.
  • C. Kính cận.
  • D. Ống kính máy ảnh.

Xem thêm các bài Trắc nghiệm vật lí 9, hay khác:

Dưới đây là danh sách Trắc nghiệm vật lí 9 chọn lọc, có đáp án, cực sát đề chính thức theo nội dung sách giáo khoa Lớp 9.

TRẮC NGHIỆM VẬT LÍ 9

Trắc nghiệm HỌC KỲ

CHƯƠNG 1: ĐIỆN HỌC

CHƯƠNG 2: ĐIỆN TỪ HỌC

CHƯƠNG 3: QUANG HỌC

CHƯƠNG 4: SỰ BẢO TOÀN VÀ CHUYỂN HÓA NĂNG LƯỢNG

Xem Thêm

Lớp 9 | Để học tốt Lớp 9 | Giải bài tập Lớp 9

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 9, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 9 giúp bạn học tốt hơn.