Câu 1: Phát biểu nào không đúng?
- A. Khi đã bị nhiễm từ, thép duy trì từ tính lâu hơn sắt.
- B. Đặt lõi thép trong từ trường, lõi thép bị nhiễm từ.
- C. Cùng một điều kiện như nhau, thép nhiễm từ kém hơn sắt.
-
D. Thép bị khử từ nhanh hơn sắt.
Câu 2: Người ta dùng lõi sắt non để chế tạo nam châm điện vì
- A. sắt non không bị nhiễm từ khi được đặt trong từ trường của dòng điện.
-
B. sắt non bị mất từ tính ngay khi ngắt dòng điện qua ống dây.
- Csắt non giữ được từ tính khi ngắt dòng điện qua ống dây.
- D. sắt non có thể rẽ tiền hơn các vật liệu khác như thép, coban.
Câu 3: Trong các trường hợp sau, trường hợp nào vật có khả năng nhiễm từ và trở thành nam châm vĩnh cửu?
-
A. Một vòng dây dẫn bằng thép được đưa lại gần một cực của nam châm điện mạnh trong thời gian ngắn, rồi đưa ra xa
- B. Một vòng dây dẫn bằng sắt non được đưa lại gần một cực của nam châm điện mạnh trong thời gian ngắn, rồi đưa ra xa
- C. Một vòng dây dẫn bằng sắt non được đưa lại gần một cực của nam châm điện mạnh trong thời gian dài, rồi đưa ra xa
- D. Một lõi sắt non được đặt trong lòng một ống dây có dòng điện với cường độ dòng điện lớn trong thời gian dài, rồi đưa ra xa
Câu 4: Trong nam châm điện:
-
A. Nam châm nào có dòng điện chạy qua càng lớn và số vòng dây càng nhiều thì nam châm đó càng mạnh.
- B. Nam châm nào có dòng điện chạy qua càng nhỏ thì nam châm đó càng mạnh.
- C. Nam châm nào có dòng điện chạy qua càng lớn và số vòng dây càng ít thì nam châm đó càng mạnh.
- D. Nam châm nào có số vòng dây càng ít thì nam châm đó càng mạnh.
Câu 5: Với một dòng điện có cường độ nhất định, ta có thể tạo được một nam châm điện có lực từ mạnh hơn bằng cách
-
A. tăng số vòng dây.
- B. tăng chiều dài lõi của ống dây.
- C. giảm số vòng dây.
- D. giảm chiều dài lõi của ống dây.
Câu 6: Khi tăng cường độ dòng điện chạy qua các vòng dây của nam châm điện thì lực từ của nam châm điện
- A. không tăng, không giảm.
- B. lúc tăng, lúc giảm.
- C. giảm.
-
D. tăng
Câu 7: Cấu tạo của nam châm điện đơn giản gồm:
- A. Một cuộn dây có dòng điện chạy qua, trong đó có một lõi thép.
- B. Một sợi dây dẫn điện quấn thành nhiều vòng ở giữa có lõi đồng.
- C. Một cuộn dây có dòng điện chạy qua, trong đó có một lõi nam châm.
-
D. Một cuộn dây có dòng điện chạy qua, trong đó có một lõi sắt non.
Câu 8: Nhận định nào là không đúng.
- A. So với nam châm vĩnh cửu thì nam châm điện có nhiều ưu điểm hơn, vì
- B. dễ dàng tạo ra nam châm điện có nhiều hình dạng khác nhau có lực từ rất lớn.
- C. nam châm điện là nam châm tạm thời nên được ứng dụng nhiều trong đời sống và kĩ thuật.
-
D. có thể sử dụng bất kì kim loại nào để chế tạo ra nam châm điện.
Câu 9: Nhận định nào là không đúng.
- A. Có thể làm tăng lực từ của nam châm điện bằng cách tăng số vòng dây của ống dây.
- B. Có thể làm tăng lực từ của nam châm điện bằng cách tăng cường độ dòng diện chạy qua ống dây.
- C. Sau khi đã nhiễm từ, sắt non không giữ được từ tính lâu dài, còn thép thì giữ được từ tính lâu dài.
-
D. Không những sắt, thép, niken, côban... mà tất cả các vật liệu kim loại đặt trong từ trường đều bị nhiễm từ
Câu 10: Muốn cho một đinh thép trở thành một nam châm ta
- A. hơ đinh trên lử
-
B. chạm một đầu đinh vào một từ cực của nam châm.
- C. lấy búa đập mạnh vào đinh.
- D. dùng len cọ xát vào đinh.
Câu 11: Khi tăng số vòng dây của nam châm điện thì lực từ của nam châm điện
- A. lúc tăng, lúc giảm.
- B. không tăng, không giảm.
- C. giảm.
-
D. tăng.
Câu 12: Kim loại giữ được từ tính lâu dài sau khi đã bị nhiễm từ là
-
A. thép.
- B. sắt non.
- C. sắt.
- D. đồng.
Câu 13: Bốn nam châm điện cùng kích thước, có số vòng dây n và cường độ dòng điện I chạy qua ống dây có độ lớn:
Nam châm I: n = 500vòng, I = 2
Nam châm II: n = 200vòng, I = 2.5
Nam châm III: n = 500vòng, I = 4
Nam châm IV: n = 400vòng, I = 2,5
Nam châm điện có lực từ mạnh nhất là
-
A. nam châm III. .
- B. nam châm I.
- C. nam châm IV.
- D. nam châm II
Câu 14: Muốn nam châm điện mất hết từ tính cần
- A. thay lõi sắt non bằng lõi niken trong lòng ống dây.
-
B. ngắt dòng điện đi qua ống dây của nam châm.
- C. tăng cường độ dòng điện chạy qua các vòng dây.
- D. lấy lõi sắt non ra khỏi lòng ống dây.
Câu 15: Kim loại dùng để chế tạo nam châm vĩnh cửu là
- A. sắt non.
- B. đồng.
-
C. thép.
- D. nhôm.
Câu 16: Những vật liệu có thể bị nhiễm từ khi đặt trong từ trường là
- A. thép, coban, nhôm, sắt.
- B. sắt, đồng, thép, niken.
- C. đồng, nhôm, sắt, thép.
-
D. niken, thép, coban, sắt.
Câu 17: Vật liệu dùng làm lõi nam châm điện là
-
A. sắt non.
- B. đồng.
- C. thép.
- D. sắt.
Câu 18: Vật nào sau đây hoạt động dựa trên tác dụng từ của nam châm lên ống dây có dòng điện chạy qua?
- A. Bóng đèn dây tóc
-
B. Loa điện.
- C. Ấm điện.
- D. Mỏ hàn điện.