A. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM
I. Lực từ
- Dòng điện chạy qua dây dẫn thẳng hay dây dẫn có hình dạng bất kì đều gây ra tác dụng lực (gọi là lực từ) lên kim nam châm đặt gần nó. Ta nói rằng dòng điện có tác dụng từ.
II. Từ trường
- Không gian xung quanh nam châm, xung quanh dòng điện tồn tại một từ trường.
- Nam châm hoặc dòng điện đều có khả năng tác dụng lực từ lên nam châm đặt gần nó.
- Cách nhận biết từ trường: Người ta dùng kim nam châm (gọi là nam châm thử) để nhận biết từ trường.
B. Bài tập & Lời giải
Câu 1: Trang 61 - SGK vật lí 9
Đóng công tắc K trong thí nghiệm ở hình 22.1 SGK. Quan sát và cho biết có hiện tượng gì xảy ra với kim nam châm. Lúc đã nằm cân bằng, kim nam châm còn song song với dây dẫn nữa không?
Xem lời giải
Câu 2: Trang 61 - SGK vật lí 9
Một kim nam châm (gọi là nam châm thử) được đặt tự do trên trục thẳng đứng, đang chỉ hướng Nam- Bắc. Đưa nó đến vị trí khác nhau xung quanh dây dẫn có dòng điện hoặc xung quanh nam châm. Có hiện tượng gì xảy ra với kim nam châm ?
Xem lời giải
Câu 3: Trang 61 - SGK vật lí 9
Một kim nam châm (gọi là nam châm thử) được đặt tự do trên trục thẳng đứng, đang chỉ hướng Nam- Bắc. Đưa nó đến vị trí khác nhau xung quanh dây dẫn có dòng điện hoặc xung quanh nam châm. Ở mỗi vị trí, sau khi nam châm đã đứng yên, xoay cho nó lệch khỏi hướng vừa xác định, buông tay. Nhận xét hướng của kim nam châm sau khi đã trở lại vị trí cân bằng?