A. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM
Khi làm một bài toán về mạch điện 1 chiều đơn giản (điện trở và bóng đèn):
- Sử dụng định luật Ôm trong các bài toán tính điện trở
- Xác định đó là mạch nối tiếp hay song song để áp dụng công thức tính Rtd và vận dụng các công thức tính cường độ dòng điện và hiệu điện thế của đoạn mạch cũng như cường độ dòng điện thành phần.
- Khi đoạn mạch vừa có cả đoạn mạch nối tiếp và song song thì ta xét đoạn mạch nhỏ trước rồi mới xét đến đoạn mạch to và sử dụng công thức để tính toán.
B. Bài tập & Lời giải
Câu 1: cho đoạn mạch có sơ đồ như hình 6.1, trong đó R1 = 5Ω. Khi K đóng, vôn kế chỉ 6V, ampe kế chỉ 0,5A.
a) Tính điện trở tương đương của đoạn mạch.
b) tính điện trở R2.
Xem lời giải
Câu 2: Cho mạch điện có sơ đồ như hình 6.2, trong đó R1 = 10 Ω, ampe kế A1 chỉ 1,2 A, ampe kế A chỉ 1,8 A.
a) Tính hiệu điện thế UAB của đoạn mạch.
b) Tính điện trở R2.
Xem lời giải
Câu 3: Cho mạch điện có sơ đồ như hình 6.3, trong đó R1 = 15 Ω, R2 = R3 = 30 Ω, UAB = 12 V.
a) Tính điện trở tương đương của đoạn mạch AB.
b) Tính cường độ dòng điện qua mỗi điện trở.