NỘI DUNG TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Các giá trị m để tam thức $f(x)=x^{2}−(m+2)x+8m+1$ đổi dấu 2 lần là:
- A. m ≤ 0 hoặc m ≥ 28
-
B. m < 0 hoặc m > 28
- C. 0 < m < 28
- D. m > 0
Câu 2: Xét sự biến thiên của hàm số y = $\frac{3}{x}$ trên khoảng (0; +∞). Khẳng định nào sau đây đúng?
- A. Hàm số đồng biến trên (0; +∞);
-
B. Hàm số nghịch biến trên (0; +∞);
- C. Hàm số vừa đồng biến, vừa nghịch biến trên khoảng (0; +∞);
- D. Hàm số không đồng biến, cũng không nghịch biến trên khoảng (0; +∞).
Câu 3: Bảng biến thiên ở dưới là bảng biến thiên của hàm số nào trong các hàm số được cho ở bốn phương án A, B, C, D sau đây?
- A. y=−x$^{2}$+4x−9
-
B. y=x$^{2}$−4x−1
- C. y=−x$^{2}$+4x
- D. y=x$^{2}$−4x−5
Câu 4: Giá trị lớn nhất của biết thức F(x; y) = x + 2y với điều kiện là $\left\{\begin{matrix}0\leq y\leq 4\\ x\geq 0\\x-y-1\geq 0\\x+2y-10\leq 0\end{matrix}\right.$
- A. 6;
- B. 8;
-
C. 10;
- D. 12.
Câu 5: Cho A = {x ∈ N| x ≤ 5}. Tập A là tập hợp nào trong các tập sau:
- A. {1; 2; 3; 4; 5};
- B. {0; 1; 2; 3; 4};
-
C. {0; 1; 2; 3; 4; 5};
- D. {1; 2; 3; 4}.
Câu 6: Cho hình bình hành ABCD với O là giao điểm của hai đường chéo. Khẳng định nào sau đây là sai?
-
A. $\overrightarrow{AB}=\overrightarrow{CD}$
- B. $\overrightarrow{AD}=\overrightarrow{BC}$
- C. $\overrightarrow{AO}=\overrightarrow{OC}$
- D. $\overrightarrow{OD}=\overrightarrow{BO}$
Câu 7: Hình bình hành ABCD có AB=a,BC=$a\sqrt{2}$ và $\widehat{BAD}$ =45°. Khi đó hình bình hành có diện tích bằng:
- A. $2a^{2}$
- B. $a^{2}\sqrt{2}$
-
C. $a^{2}$
- D. $a^{2}\sqrt{3}$
Câu 8: Tam giác ABC có $AB=\sqrt{2}, AC=\sqrt{3}$ và $\hat{C}$=45°. Tính độ dài cạnh BC.
- A.BC=$\sqrt{5}$
-
B. BC=$\frac{\sqrt{6}+\sqrt{2}}{2}$
- C. BC=$\frac{\sqrt{6}-\sqrt{2}}{2}$
- D. BC=$\sqrt{6}$
Câu 9: Tìm tham số m để hàm số y = f(x) = $−x^{2}+(m−1)x+2$ nghịch biến trên khoảng (1; 2).
- A. m < 5;
- B. m > 5;
-
C. m < 3;
- D. m >3.
Câu 10: Cho tam giác ABC, có bao nhiêu vectơ khác vectơ - không, có điểm đầu và điểm cuối là các đỉnh A, B, C.
- A. 3
-
B. 6
- C. 4
- D. 9
Câu 11: Tổng các nghiệm nguyên của bất phương trình $x(2−x) ≥ x(7−x)−6(x−1)$ trên đoạn [-10;10] bằng:
- A. 5;
- B. 6;
- C. 21;
-
D. 40;
Câu 12: Tam giác ABC có a = 21, b = 17, c = 10 . Gọi B’ là hình chiếu vuông góc của B trên cạnh AC. Tính BB’.
- A. 8
- B. $\frac{84}{5}$
-
C. $\frac{168}{17}$
- D. $\frac{84}{17}$
Câu 13: Tìm tất cả các giá trị của tham số m sao cho tam thức bậc hai $(m−1)x^{2}+(3m−2)x+3−2m=0$ đổi dấu hai lần trên R?
- A. m∈R
-
B. m≠1
- C. m≠−1
- D. -1<m<2
Câu 14: Trong các cặp số sau, cặp nào không là nghiệm của hệ bất phương trình $\left\{\begin{matrix}x+y\leq 0\\ 2x-3y+2> 0\end{matrix}\right.$ là
- A. (0; 0);
- B. (1; 1);
-
C. (– 1; 1);
- D. (– 1; – 1).
Câu 15: Tìm m để hàm số y = f(x) = $\frac{x}{x-m}$ xác định trên khoảng (0; 5)
- A. 0 < m < 5;
- B. m ≤ 0;
- C. m ≥ 5;
-
D. m ≤ 0 hoặc m ≥ 5.
Câu 16: Cho tam giác ABC và điểm M thỏa mãn $\overrightarrow{MA}+\overrightarrow{MB}+\overrightarrow{MC}=\overrightarrow{0}$. Xác định vị trí điểm M.
- A. M là điểm thứ tư của hình bình hành ACBM;
- B. M là trung điểm của đoạn thẳng AB;
- C. Điểm M trùng với điểm C;
-
D. M là trọng tâm của tam giác ABC.
Câu 17: Tam giác ABC có BC = a, CA = b, AB = c và có diện tích S. Nếu tăng cạnh BC lên 2 lần đồng thời tăng cạnh AC lên 3 lần và giữ nguyên độ lớn của góc C thì khi đó diện tích của tam giác mới được tạo nên bằng:
- A. 2S;
- B. 3S;
- C. 4S;
-
D. 6S.
Câu 18: Cho hình thoi ABCD cạnh bằng 1cm và có $\widehat{BAD}$=60°. Tính độ dài AC.
-
A. AC=$\sqrt{3}$
- B. AC=$\sqrt{2}$
- C. AC=$2\sqrt{3}$
- D. AC = 2.
Câu 19: Tam giác ABC có BC = a và CA = b. Tam giác ABC có diện tích lớn nhất khi góc C bằng:
- A. 60°
-
B. 90°
- C. 150°
- D. 120°
Câu 20: Cho ba điểm O, A, B không thẳng hàng. Điều kiện cần và đủ để tích vô hướng $(\overrightarrow{OA}+\overrightarrow{OB})\overrightarrow{AB}=0$ là:
- A. Tam giác OAB đều;
-
B. Tam giác OAB cân tại O;
- C. Tam giác OAB vuông tại O;
- D. Tam giác OAB vuông cân tại O.
Câu 21: Cho $\frac{\pi}{2}<a<\pi$. Kết quả đúng là
- A. sin a > 0, cos a > 0
- B. sin a < 0, cos a < 0
-
C. sin a > 0, cos a < 0
- D. sin a < 0, cos a > 0
Câu 22: Cho ba điểm phân biệt A, B, C. Khẳng định nào sau đây đúng?
- A. $\overrightarrow{CA}-\overrightarrow{BA}=\overrightarrow{BC}$
- B. $\overrightarrow{AB}+\overrightarrow{CA}=\overrightarrow{BC}$
-
C. $\overrightarrow{AB}+\overrightarrow{CA}=\overrightarrow{CB}$
- D. $\overrightarrow{AB}-\overrightarrow{BC}=\overrightarrow{CA}$
Câu 23: Cho bất phương trình 2x+3y−6≤0 (1). Chọn khẳng định đúng trong các khẳng định sau:
- A. Bất phương trình (1) chỉ có một nghiệm duy nhất
- B. Bất phương trình (1) vô nghiệm
-
C. Bất phương trình (1) luôn có vô số nghiệm
- D. Bất phương trình (1) có tập nghiệm là R
Câu 24: Mô tả tập hợp A={x∈Z|−1≤x<2} bằng cách liệt kê:
- A. A = {-1;0;1;2}
- B. A = {0;1}
-
C. A = {-1;0;1}
- D. A={-1;0;1;-1}
Câu 25: Cho tam giác ABC vuông tại A có AB = 3, AC = 4. Tính độ dài $\overrightarrow{CB}+\overrightarrow{AB}$
- A. $\sqrt{13}$
-
B. $2\sqrt{13}$
- C. $2\sqrt{3}$
- D. $\sqrt{3}$
Câu 26: Cho parabol (P):y=ax$^{2}$+bx+c (a≠0). Xét dấu hệ số a và biệt thức Δ khi (P) cắt trục hoành tại hai điểm phân biệt và có đỉnh nằm phía trên trục hoành.
- A. a>0,Δ>0;
- B. a>0,Δ<0;
- C. a<0,Δ<0;
-
D. a<0,Δ>0.
Câu 27: Cho hàm số y=ax$^{2}$+bx+c (a≠0) có đồ thị như hình sau. Khẳng định nào sau đây đúng?
- A. a>0,b<0,c<0;
-
B. a>0,b<0,c>0;
- C. a>0,b>0,c>0;
- D. a<0,b<0,c>0.
Câu 28: Cho tam giác đều ABC có đường cao AH. Tính $(\overrightarrow{AH},\overrightarrow{BA})$
- A. 30°;
- B. 60°;
- C. 120°;
-
D. 150°.
Câu 29: Cho tam giác ABC và đặt $\overrightarrow{a}=\overrightarrow{BC},\overrightarrow{b}=\overrightarrow{AC}$. Cặp vectơ nào sau đây cùng phương?
- A. $2\overrightarrow{a}+\overrightarrow{b},\overrightarrow{a}+2\overrightarrow{b}$
- B. $2\overrightarrow{a}-\overrightarrow{b},\overrightarrow{a}-2\overrightarrow{b}$
-
C. $5\overrightarrow{a}+\overrightarrow{b},-10\overrightarrow{a}-2\overrightarrow{b}$
- D. $\overrightarrow{a}+\overrightarrow{b},\overrightarrow{a}-\overrightarrow{b}$
Câu 30: Cho hàm số y=ax$^{2}$+bx+c(a≠0)có đồ thị như hình sau. Khẳng định nào sau đây đúng?
- A. a>0,b<0,c<0;
- B. a>0,b<0,c>0;
- C. a>0,b>0,c>0;
-
D. a<0,b>0,c<0.
Câu 31: Cho x, y thỏa mãn hệ $\left\{\begin{matrix}x+2y-100\leq 0\\ 2x+y-80\leq 0\\ x\geq 0\\ y\geq 0\end{matrix}\right.$. Tìm giá trị lớn nhất Pmax của biểu thức P(x;y)=40000x+30000y
-
A. 2000000
- B. 2400000
- C. 1800000
- D. 1600000
Câu 32: Tam giác ABC vuông tại A, có AB=c,AC=b. Gọi m là độ dài đoạn phân giác trong góc BAC. Tính m theo b và c.
-
A. $m=\frac{\sqrt{2}bc}{b+c}$
- B. $m=\frac{2(b+c)}{bc}$
- C. $m=\frac{2bc}{b+c}$
- D. $m=\frac{\sqrt{2}(b+c)}{bc}$
Câu 33: Trong các cặp số sau đây, cặp nào không là nghiệm của bất phương trình x – 4y + 5 ≥ 0
- A. (– 5; 0);
-
B. (– 2; 1);
- C. (1; – 3);
- D. (0; 0).
Câu 34: Cho tam giác ABC có trọng tâm G. Gọi các điểm D, E, F lần lượt là trung điểm của các cạnh BC, CA và AB. Trong các khẳng định sau, khẳng định nào đúng?
- A. $\overrightarrow{AG}=\frac{1}{2}\overrightarrow{AE}+\frac{1}{2}\overrightarrow{AF}$
- B. $\overrightarrow{AG}=\frac{1}{3}\overrightarrow{AE}+\frac{1}{3}\overrightarrow{AF}$
- C. $\overrightarrow{AG}=\frac{3}{2}\overrightarrow{AE}+\frac{3}{2}\overrightarrow{AF}$
-
D.$\overrightarrow{AG}=\frac{2}{3}\overrightarrow{AE}+\frac{2}{3}\overrightarrow{AF}$
Câu 35: Cho tam giác ABC có điểm O thỏa mãn $|\overrightarrow{OA}+\overrightarrow{OB}-2\overrightarrow{OC}|=|\overrightarrow{OA}-\overrightarrow{OB}|$. Khẳng định nào sau đây là đúng?
- A. Tam giác ABC đều;
- B. Tam giác ABC cân tại C;
-
C. Tam giác ABC vuông tại C;
- D. Tam giác ABC cân tại B.
Câu 36: Nghiệm của phương trình $\sqrt{3x-4}=\sqrt{4-3x}$ là đáp án nào trong số các đáp án sau đây?
- A. x = 1
- B. x = 2
- C. x = 3
-
D. x = 43
Câu 37: Cho hình chữ nhật ABCD có AB = 8, AD = 5. Tính $\overrightarrow{AB}\times\overrightarrow{BD}$
- A. 62
- B. 64
- C. -62
-
D. -64
Câu 38: Cho các mệnh đề sau, mệnh đề nào sai:
- A. Một tam giác vuông khi và chỉ khi nó có một góc bằng tổng hai góc còn lại.
- B. Một tam giác đều thì có hai trung tuyến bằng nhau và một góc bằng 60°.
-
C. Hai tam giác bằng nhau khi và chỉ khi chúng đồng dạng và có một cạnh bằng nhau.
- D. Một tứ giác là hình chữ nhật thì nó có 3 góc vuông.
Câu 39: Bất phương trình $\sqrt{-x^{2}+6x-5>8-2x$ có nghiệm là:
-
A. 3<x≤5
- B. 2<x≤3
- C. −5<x≤−3
- D. −3<x≤−2
Câu 40: Cho hai lực $\overrightarrow{F_{1}} và \overrightarrow{F_{2}}$ cùng tác động vào một vật đứng tại điểm O, biết hai lực $\overrightarrow{F_{1}} và \overrightarrow{F_{2}}$ đều có cường độ là 50 (N) và chúng hợp với nhau một góc 60°. Hỏi vật đó phải chịu một lực tổng hợp có cường độ bằng bao nhiêu?
- A. 100 (N);
-
B. $50\sqrt{3}$ (N);
- C. $100\sqrt{3}$ (N);
- D. Đáp án khác.