Câu 1: Chủ đề của bài thơ "Xa ngắm thác núi Lư" là gì?
- A. Cảnh đẹp hùng vĩ của thác núi Lư.
-
B. Tâm hồn hoà nhập với thiên nhiên của nhà thơ
- C. Cảnh thác núi Lư trong sự tưởng tượng phóng khoáng của thi nhân.
- D. Những xúc cảm trước cảnh đẹp của núi Lư
Câu 2: Nhà thơ Lý Bạch được mệnh danh là gì?
- A. Thánh thơ
- B. Thần thơ
-
C. Tiên thơ
- D. Tất cả đều đúng
Câu 3: Lí Bạch đã chọn điểm nhìn như thế nào để quan sát thác nước?
- A. Từ trên cao nhìn xuống
-
B. Từ xa nhìn lại
- C. Đứng gần bên dòng thác
- D. Từ dưới nhìn lên trên đỉnh thác
Câu 4: Bài thơ "Xa ngắm thác núi Lư" được viết theo thể thơ nào?
- A. Thất ngôn bát cú
- B. Ngũ ngôn tứ tuyệt
- C. Ngũ ngôn bát cú.
-
D. Thất ngôn tứ tuyệt
Câu 5: Vì sao nhân dân gọi ngọn núi cao của dãy Lư Sơn là Hương Lô?
- A. Mặt trời chiếu núi Hương Lô, sinh ra khói tía nên gọi là Hương Lô
-
B. Núi cao có mây mù che phủ, trông xa như chiếc lò hồng nên gọi là Hương Lô
- C. Mặt trời chiếu núi Hương Lô, mây mù che phủ nên gọi là Hương Lô
- D. Tất cả đều đúng
Câu 6: Qua cảm nhận của Lý Bạch, em thấy thác núi Lư có vẻ đẹp như thế nào?
- A, Hiền hòa, thơ mộng.
-
B. Tráng lệ, kỳ ảo, sinh động.
- C. Hùng vĩ, tĩnh lặng.
- D. Êm đềm, thần tiên.
Câu 7: Nghệ thuật tả cảnh của nhà thơ đặc sắc ở điểm nào?
- A. Chọn điểm nhìn từ xa để tả được vẻ đẹp hùng vĩ của toàn cảnh.
- B. Ngôn từ điêu luyện, hình ảnh sống động, tráng lệ, huyền ảo.
- C. Nghệ thuật lấy “tĩnh” tả “động”,có sự liên tưởng tự nhiên, bất ngờ, độc đáo.
-
D. Tất cả đều đúng.
Câu 8: Qua bài thơ, chúng ta có cảm nhận gì về tính cách, tâm hồn và tình cảm của nhà thơ đối với quê hương, đất nước?
- A. Nhà thơ rất yêu thiên nhiên, sống chan hòa với thiên nhiên.
- B. Nhà thơ rất gần gũi với thiên nhiên.
-
C. Thể hiện tính cách mạnh mẽ, hào phóng, tình cảm trân trọng,ngợi ca và yêu quý tha thiết đối với cảnh đẹp của quê hương, đất nước.
- D. Tâm trạng cô đơn, buồn thương da diết trước thiên nhiên hùng vĩ.