Câu 1: Ai là tác giả của Sông núi nước Nam?
- A. Trần Quang Khải
-
B. Tương truyền là Lý Thường Kiệt
- C. Nguyễn Trãi
- D. Nguyễn Du
Câu 2: Sông núi nước Nam được coi là bản tuyên ngôn độc lập vì đã thể hiện được nội dung nào?
- A. Khẳng định được truyền thống đấu tranh chống xâm lược hàng ngàn năm của dân tộc.
- B. Thể hiện được niềm tự hào dân tộc.
- C. Khẳng định chủ quyền về lãnh thổ của đất nước.
-
D. Khẳng định chủ quyền và ý chí quyết tâm bảo vệ lãnh thổ của đất nước.
Câu 3: Nam quốc sơn hà được mệnh danh là?
- A. Áng thiên cổ hùng văn
-
B. Bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của nước ta
- C. Bản tuyên ngôn độc lập thứ hai của nước ta
- D. Bài thơ có một không hai
Câu 4: Thể thơ tác giả dùng để viết Nam quốc sơn hà là gì?
- a. Song thất lục bát
-
B. Thất ngôn tứ tuyệt
- C. Thất ngôn bát cú
- D. Ngũ ngôn tứ tuyệt
Câu 5: Giọng điệu của bài thơ là gì?
-
A. Dõng dạc, đanh thép
- B. Nhẹ nhàng, tha thiết
- C. Sâu lắng, tình cảm
- D. Bi thiết, trầm buồn
Câu 6: Bài thơ được ra đời trong cuộc kháng chiến nào?
- A. Ngô Quyền đánh quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng
-
B. Lý Thường Kiệt chống quân Tống trên sông Như Nguyệt
- C. Trần Quang Khải chống giặc Mông- Nguyên ở bến Chương Dương
- D. Quang Trung đại phá quân Thanh
Câu 7: Tuyên ngôn độc lập của một quốc gia có thể hiểu là
- A. là lời khẳng định về bờ cõi quốc gia.
- B. là lời tuyên bố về sự độc lập, không phụ thuộc một quốc gia nào khác.
-
C. là lời tuyên bố về chủ quyền của đất nước và khẳng định không một thế lực nào được phép xâm phạm.
- D. là sự khẳng địng sức mạnh quân sự, kinh tế, văn hóa của một quốc gia
Câu 8: Bài thơ không chỉ là bài luận lí khô khan nhờ có các yếu tố biểu cảm nào?
- A. thể hiện niềm tự hào về chủ quyền và biên giới lãnh thổ của đất nước.
- B. thể hiện niềm tin vào chân lí, vào chiến thắng của dân tộc.
- C. câu chữ, giọng điệu, thể hiện tình cảm sâu xa của tác giả.
-
D. Tất cả đều đúng