I. Những nội dung cơ bản cần chú ý: theo dõi trang 184 sgk Ngữ Văn 7 tập một
II. Hướng dẫn kiểm tra, đánh giá
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I
Thời gian làm bài: 90 phút (Không kể thời gian chép hoặc giao đề)
Đề bài (gồm 2 phần)
Phần I: Trắc nghiệm (5 điểm)
Đọc kĩ đoạn văn và các câu hỏi, sau đó trả lời bằng cách lựa chọn câu trả lời đúng nhất.
Mùa xuân của tôi
[...] Mùa xuân của tôi - mùa xuân Bắc Việt, mùa xuân của Hà Nội - là mùa xuân có mưa riêu riêu, gió lành lạnh, có tiếng nhạn kêu trong đêm xanh, có tiếng trống chèo vọng lại từ những thôn xóm xa xa, có câu hát huê tình của cô gái đẹp như thơ mộng...
[...] Đẹp quá đi mùa xuân ơi - mùa xuân của Hà Nội thân yêu, của Bắc Việt thương mến. Nhưng tôi yêu mùa xuân nhất là vào khoảng sau ngày rằm tháng giêng. Tết hết mà chưa hết hẳn, đào hơi phai nhưng nhụy vẫn còn phong, cỏ không mướt xanh như cuối đông, đầu giêng, nhưng trái lại, lại nức một mùi hương man mác.[...]
(Ngữ văn 7, tập một)
Trả lời
Câu |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
9 |
10 |
Đáp án |
B |
A |
B |
D |
A |
B |
C |
B |
C |
D |
Phần II: Tự luận (5 điểm)
Có thể chọn một trong các đề sau đây:
Đề 1: Từ các bài thơ Bài ca Côn Sơn, Cảnh khuya, Rằm tháng Giêng, Xa ngắm thác núi Lư trong Ngữ văn 7, tập một, hãy phát biểu những suy nghĩ và tình cảm của em về niềm vui sống giữa thiên nhiên.
Đề 2: Từ các văn bản Mẹ tôi, Những câu hát về tình cảm gia đình, Bạn đến chơi nhà trong Ngữ văn 7, tập một, hãy phát biểu những suy nghĩ và tình cảm của em về hạnh phúc được sống giữa tình yêu của mọi người.
Đề 3: Từ các văn bản Cổng trường mở ra, Cuộc chia tay của những con búp bê trong Ngữ văn 7, tập một, hãy tâm sự về niềm vui, nỗi buồn tuổi thơ hoặc tình cảm với một món đồ chơi thuở nhỏ.
Trả lời
Đề 1:
Mở bài: Giới thiệu các tác phẩm và yêu cầu của đề bài (Suy nghĩ và tình cảm của bản thân về niềm vui sống giữa thiên nhiên)
Thân bài
- Cảnh đẹp thiên nhiên trong những bài thơ: Bài ca Côn Sơn, Cảnh khuya, Rằm tháng Giêng, Xa ngắm thác núi Lư
- Bài ca Côn Sơn: Thiên nhiên ở Côn Sơn khoáng đạt, nên thơ và trữ tình với sự kết hợp giữa âm thanh của tiếng suối, cảnh sắc tươi đẹp, non xanh của núi từng, hàng thông, bóng trúc...
=> Xem thêm
- Cảnh khuya và Rằm tháng Giêng: Không gian núi rừng mênh mông rộng lớn vào đêm trăng thanh yên tĩnh ở Việt Bắc và tâm hồn yêu thiên nhiên, yêu đất nước sâu đậm của Hồ Chí Minh
=> Xem thêm
- Xa ngắm thác núi Lư: Vẻ đẹp tráng lệ, huyền ảo của thác nước chảy từ đỉnh Hương Lô thuộc dãy núi Lư được miêu tả một cách sinh động khi được quan sát từ xa
- Suy nghĩ và tình cảm của bản thân về niềm vui sống giữa thiên nhiên
- Thiên nhiên rộng lớn, bao la và khoáng đạt khiến cho tâm hồn con người ta trở nên thanh thản, thoải mái và yêu đời hơn
- Những thi nhân, kẻ trí thức thời xưa thường chọn lối sống ẩn cư, hòa mình với thiên nhiên để tránh khỏi vòng bọn chen, ganh đua danh lợi với đời, giữ cho tâm hồn mình trong sạch.
- Được trở về sống giữa thiên nhiên là niềm mong mỏi và khao khát của mỗi người, trong đó có em: vì con người ta được trở về với không khí trong lành, những gì tự nhiên, thuần khiết nhất.
Kết bài: Khẳng định lại suy nghĩ, tình cảm của em về niềm vui sống giữa thiên nhiên.
Đề 2:
Mở bài: Giới thiệu các tác phẩm và suy nghĩ khái quát của em về hạnh phúc được sống giữa tình yêu của mọi người
Thân bài
- Suy ngẫm của các nhân vật trong tác phẩm Mẹ tôi, Những câu hát về tình cảm gia đình, Bạn đến chơi nhà về hạnh phúc được sống trong tình yêu thương của mọi người
- Mẹ tôi: Sự tức giận của người cha khi chứng kiến cảnh đứa con ăn nói thiếu lễ độ với mẹ được thể hiện qua bức thư mà cha gửi cho con. Trong thư, bố nói về tình yêu, về sự hi sinh to lớn mà mẹ đã dành cho En-ri-cô... Trước cách xử sự tế nhị nhưng không kém phần quyết liệt, gay gắt của bố, En-ri-cô vô cùng hối hận.
=> Xem thêm
- Những câu hát về tình cảm gia đình: lời ru của mẹ, lời của cha mẹ, ông bà nói với con cháu, lời của con cháu nói về cha mẹ, ông bà để bày tỏ tâm tình, nhắc nhở về công ơn sinh thành, tình mẫu tử và tình anh em ruột thịt.
=> Xem thêm
- Bạn đến chơi nhà: Tình bạn đậm đà, thắm thiết của Nguyễn Khuyến với người bạn thân đã lâu mới có dịp đến thăm. Bài thơ đã dựng nên tình huống khó xử khi bạn đến chơi, để rồi hạ một câu kết "Bác đến chơi đây, ta với ta!" vừa là sự hài hước, hóm hỉnh, vừa là lời khẳng định giá trị của tình bạn không nằm ở vật chất mà chính là tấm lòng.
=> Xem thêm
- Suy nghĩ của em về hạnh phúc được sống giữa tình yêu của mọi người
- Ai sinh ra cũng mong muốn được sống trong tình yêu và sự quan tâm, chăm sóc của mọi người. Đó là niềm hạnh phúc lớn nhất đối với con người (Dẫn chứng trong các bài)
- Hạnh phúc, tình cảm là thứ không thể nào mua được bằng tiền, chỉ có thể dùng tấm lòng để đáp lại nhau, đó là món quà vô giá mà cuộc đời ban tặng cho con người (Bạn đến chơi nhà)
- Cha mẹ đã sinh ra, nuôi nấng, chăm sóc ta từ tấm bé cho đến khi trưởng thành, công ơn ấy cả cuộc đời ta chưa chắc đã trả hết được nên ta không được phép vô lễ, hỗn láo với cha mẹ, những người thân của mình (Mẹ tôi)
Kết bài: Khẳng định lại cảm xúc và suy nghĩ của bản thân
Đề 3:
Mở bài: Giới thiệu về niềm vui, nỗi buồn hoặc tình cảm với một món đồ chơi thuở nhỏ (Liên hệ với tác phẩm Cổng trường mở ra và Cuộc chia tay của những con búp bê)
Thân bài
- Kể về những niềm vui nỗi buồn hoặc tình cảm với một món đồ chơi thuở nhỏ theo trình tự thời gian
- Liên hệ với tác phẩm Cổng trường mở ra và Cuộc chia tay của những con búp bê
- Cổng trường mở ra: Những cảm xúc tinh tế của đứa trẻ khi lần đầu tiên được mẹ đắt tay tới trường. Đằng sau cánh cổng trường kia chính là một thế giới mới mà con có thể bay cao, bay xa với những ước mơ của mình.
- Cuộc chia tay của những con búp bê: Số phận nghiệt ngã đau khổ của những đứa trẻ có cha mẹ li hôn. Tình cảm của chúng không còn được trọn vẹn, ngay cả những thứ đồ chơi vốn dĩ gắn bó với chúng hàng ngày, cũng phải cách xa nhau do mâu thuẫn của người lớn.
Kết bài: Khẳng định lại tình cảm của em với niềm vui, nỗi buồn hoặc món đồ chơi thuở nhỏ.