Câu 1: Văn bản "Những trò lố hay là Varen và Phan Bội Châu" được viết trong thời gian nào?
- A. Trước năm 1925
-
B. Trong năm 1925
- C. Từ năm 1922-1925
- D. Sau năm 1925
Câu 2: Truyện ngắn Những trò lố hay Va-ren và Phan Bội Châu của tác giả nào?
-
A. Nguyễn Ái Quốc
- B. Phan Bội Châu
- C. Phạm Duy Tốn
- D. Va-ren
Câu 3: nhân vật trung tâm của văn bản "Những trò lố hay là Varen và Phan Bội Châu" là
- A. Phan Bội Châu
- B. Varen
-
C. Varen và Phan Bội Châu
- D. Là người lính dõng An Nam
Câu 4: Qua ngôn ngữ của mình, tính cách của Va-ren được bộc lộ như thế nào?
- A. Là một con người có nhân có nghĩa.
- B. Là vị quan Toàn quyền có trách nhiệm với nhân dân ở nước thuộc địa.
- C. Là người biết giữ lời hứa.
-
D. Là một tên quan lố bịch và bất lương.
Câu 5: Với hình thức và thái độ đối xử là im lặng trước kẻ thù, Phan Bội Châu đã bộc lộ tính cách của mình như thế nào ?
- A. Không dễ làm quen với người ngoại quốc.
- B. Căm phẫn vì phải ngồi tù.
-
C. Khinh bỉ kẻ thù và có bản lĩnh kiên cường.
- D. Đồng tình với những lời nói của Va-ren.
Câu 6: Văn bản "Những trò lố hay là Varen và Phan Bội Châu " được in đầu tiên trên báo nào?
- A. Lao động
-
B. Người cùng khổ
- C. Người lao động
- D. Thợ thuyền
Câu 7: Nội dung truyện là sự tưởng tượng được bố trí theo trình tự cuộc hành trình của Varen từ Pháp sang Việt Nam. Đúng hay sai?
- A. Sai
-
B. Đúng
Câu 8: Để khắc hoạ tính cách của Va-ren, tác giả đã dành một khối lượng từ ngữ miêu tả như thế nào ?
- A. Khối lượng từ ngữ hầu như không có gì.
- B. Khối lượng từ ngữ tương đối lớn.
- C. Khối lượng từ ngữ vừa phải.
-
D. Khối lượng từ ngữ lớn.
Câu 9: ý nghĩa chính của lời ‘‘tái bút” trong tác phẩm này là gì?
- A. Làm tác phẩm gần gũi như một bức thư.
- B. Thể hiện sự giễu cợt của Phan Bội Châu với Va-ren.
-
B. Nâng cấp thái độ, tính cách của Phan Bội Châu trước kẻ thù : không chỉ dửng dưng, khinh bỉ mà còn chống trả quyết liệt.
- D. Thể hiện sự giễu cợt của anh lính dõng An Nam với Va-ren.
Câu 10: Truyện “Những trò lố hay là Va-Ren và Phan Bội Châu có đặc điểm gì?
- A.Một tác phẩm ghi chép sự thật.
- B.Một bài văn nghị luận chứng minh.
- C.Một bài văn phát biểu cảm nghĩ.
-
D. Một tác phẩm hư cấu.
Câu 11: Ngôn ngữ của Va-ren trong tác phẩm thuộc hình thức ngôn ngữ nào?
-
A. Ngôn ngữ độc thoại.
- B Ngôn ngữ đối thoại.
- C. Ngôn ngữ biểu cảm.
- D. Ngôn ngữ miêu tả.
Câu 12: Nghệ thuật đặc sắc của văn bản là
- A. Lời văn sâu sắc hóm hỉnh
- B.Kết truyện hiện đại
- C. Đối lập, tương phản
-
D. Tất cả đều đúng