Trắc nghiệm ngữ văn 7: bài Ôn tập phần Tiếng Việt

Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm ngữ văn 7 bài Ôn tập phần Tếng Việt. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Đề thi trắc nghiệm có đáp án trực quan sau khi chọn kết quả: nếu sai thì kết quả chọn sẽ hiển thị màu đỏ kèm theo kết quả đúng màu xanh. Chúc bạn làm bài thi tốt.

Câu 1:  Dòng nào giúp em nhận diện được dấu gạch nối một cách đầy đủ?

  • A. Dấu gạch nối không phải là một dấu câu
  • B. Dấu gạch nối chỉ để dùng nối các tiếng trong những từ mượn gồm nhiều tiếng.
  • C. Dấu gạch nối ngắn hơn dấu gạch ngang
  • D. Cả A,B và C

Câu 2: Dòng nào sau đây không phải là đặc điểm của thành ngữ?

  • A. Từ ngữ có cấu tạo cố định
  • B. Có tính hình tượng
  • C. Có tính cá nhân
  • D. Có tính biểu cảm

Câu 3: Dòng nào không nói lên công dụng của dấu gạch ngang?

  • A. Đặt ở giữa câu để đánh dấu bộ phận chú thích, giải thích trong câu
  • B. Để nối các tiếng trong những từ gồm nhiều tiếng
  • C. Để nối các từ cùng nằm trong một liên doanh
  • D. Đặt ở đầu dòng để đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật hoặc để liệt kê

Câu 4: Thế nào là từ đồng âm?

  • A. Là những từ có cách phát âm giống nhau và có nghĩa giống nhau.
  • B. Là những từ có cách phát âm giống nhau nhưng có nghĩa khác xa nhau.
  • C. Là những từ có nghĩa trái ngược nhau.
  • D. Là những từ có nghĩa giống nhau.

Câu 5: Loại câu nào thường được dùng để miêu tả?

  • A. Câu cảm
  • B. Câu cầu khiến
  • C. Câu hỏi
  • D. Câu kể

Câu 6: Điệp ngữ là gì?

  • A. Là cách lặp lại một từ, một ngữ hoặc một câu trong khi nói và viết
  • B. Là cách sắp xếp nối tiếp hàng loạt từ hay cụm từ cùng loại trong khi nói và viết
  • C. Là cách sắp xếp các từ trái nghĩa theo từng cặp trong khi nói hoặc viết
  • D. Là cách sử dụng các từ có thể thay thế cho nhau trong khi nói hoặc viết

Câu 7: Thế nào là từ đồng nghĩa?

  • A. Là những từ có cách phát âm giống nhau và có nghĩa giống nhau.
  • B. Là những từ có cách phát âm giống nhau nhưng có nghĩa khác xa nhau.
  • C. Là những từ có nghĩa trái ngược nhau hoàn toàn
  • D. Là những từ có nghĩa giống nhau

Câu 8: Điền từ thích hợp vào chỗ trống trong đoạn văn sau đây:

Dấu… được dùng để:

-Đánh dấu ranh giới giữa các vế trong một câu ghép có cấu tạo phức tạp.

-Đánh dấu ranh giới giữa các bộ phận trong phép liệt kê phức tạp.

(Ngữ văn 7, tập hai)

  • A. chấm phẩy
  • B. ba chấm
  • C. gạch ngang
  • D. gạch nối

Câu 9: Dấu chấm lửng được dùng trong đoạn văn sau có tác dụng gì?

Thể điệu Huế có sôi nổi, tươi vui, có buồn cảm, bâng khuâng, có tiếc thương ai oán … Lời ca thong thả, trang trọng, trong sáng gợi lên tình người, tình đất nước, trai hiền, gái lịch.

  • A. Tỏ ý người viết diễn đạt rất khó khăn
  • B. Nói lên sự ngập ngừng của người viết
  • C. Nói lên sự bí từ của người viết
  • D. Tỏ ý còn nhiều cung bậc tình cảm chưa được kể ra hết của các thể điệu Huế

Câu 10: Dòng nào sau đây nhận định đúng về từ trái nghĩa?

  • A. Là những từ có nghĩa trái ngược nhau, xét trên một cơ sở nào đó
  • B. Là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau
  • C. Là những từ có cách phát âm giống nhau nhưng có nghĩa khác xa nhau
  • D. Là những từ có cách phát âm giống nhau và nghĩa giống nhau

Câu 11: Dấu chấm phẩy trong câu văn sau được dùng để làm gì?

"Văn chương gây cho ta những tình cảm không có, luyện những tình cảm ta sẵn có; cuộc đời phù phiếm và chật hẹp của cá nhân vì văn chương mà trở nên thâm trầm và rộng rãi đến trăm nghìn lần." (Hoài Thanh)

  • A. Đánh dấu ranh giới giữa hai câu ghép có cấu tạo đơn giản.
  • B. Đánh dấu ranh giới giữa hai câu ghép có cấu tạo phức tạp.
  • C. Đánh dấu ranh giới giữa hai câu đơn.
  • D. Đánh dấu ranh giới giữa các bộ phận trong một phép liệt kê phức tạp.

Câu 12: Đoạn văn sau đây dùng phép liệt kê nhằm mục đích gì?

"Dưới vườn, con chích bông kêu chiếp chiếp chuyền từ luống rau diếp sang bụi hành hoa. Đàn vành khuyên hót ríu ran lướt qua ngạc cây xoan xuống khóm chuối ngự. Con vành khuyên, con bạc má đã ngửi thấy mùi chuối thơm. Buồng chuối ngự vàng hây, con chào mào, con vàng anh đã khoét vỏ từ lúc nào, ăn chưa hết, bỏ lại".

(Tô Hoài)

  • A. Diễn tả vẻ linh hoạt, đáng yêu của những chú chim trong khu vườn nhỏ, thể hiện một cách nhìn quan sát hết sức tinh tế của tác giả.
  • B. Miêu tả sự đa dạng trong cách kiếm ăn của các loài chim.
  • C. Miêu tả sự đa dạng về tiếng hót của các loài chim.
  • D. Miêu tả sự phong phú về màu lông của các loài chim.

Xem thêm các bài Trắc nghiệm ngữ văn 7, hay khác:

Dưới đây là danh sách Trắc nghiệm ngữ văn 7 chọn lọc, có đáp án, cực sát đề chính thức theo nội dung sách giáo khoa Lớp 7.

NGỮ VĂN 7 - TẬP 1

NGỮ VĂN 7 - TẬP 2

Lớp 7 | Để học tốt Lớp 7 | Giải bài tập Lớp 7

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 7, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 7 giúp bạn học tốt hơn.