Trắc nghiệm ngữ văn 7: bài Đại từ

Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm ngữ văn 7 bài Đại từ. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Đề thi trắc nghiệm có đáp án trực quan sau khi chọn kết quả: nếu sai thì kết quả chọn sẽ hiển thị màu đỏ kèm theo kết quả đúng màu xanh. Chúc bạn làm bài thi tốt.

Câu 1: Đại từ “sao, thế nào” là đại từ dùng làm gì?

  • A. Để hỏi
  • B. Để trỏ số lượng
  • C. Để hỏi về hoạt động, tính chất, sự việc
  • D. Để hỏi về người, sự vật

Câu 2:  Đại từ “bao nhiêu, mấy” là đại từ để trỏ người, sự vật đúng hay sai?

  • A. Đúng
  • B. Sai

Câu 3:  Xác định đại từ trong câu sau: “Chúng tôi thấy mùa hè nắng nóng, ai cũng sợ” ?

  • A. Ai
  • B. Chúng tôi, ai
  • C. Chúng tôi
  • D. Cũng

Câu 4: Đại từ là gì?

  • A. Dùng để trở người, sự vật, hoạt động, tính chất… được nói đến trong một ngữ cảnh nhất định của lời nói hoặc dùng để hỏi
  • B. Đại từ là những từ sử dụng để gọi tên người, sự vật, hoạt động
  • C. Đại từ là từ dùng để chỉ tính chất, hoạt động của sự vật hiện tượng
  • D. Cả 3 đáp án trên đều đúng

Câu 5: Xác định đại từ trỏ người trong ví dụ sau: “Đã bấy lâu nay bác tới nhà/ Trẻ thời đi vắng chợ thời xa” ?

  • A. Đã
  • B. Bấy lâu
  • C. Bác
  • D. Trẻ

Câu 6: Từ loại dùng làm từ ngữ xưng hô trong đoạn trích sau là gì?

" Phú nông gần đất xa trời

Họp riêng con lại, nói lời thiết tha

Rằng: “Ruộng đất ông cha để lại

Các con đừng dại mà bán đi”

  • A. Động từ
  • B. Phó từ
  • C. Danh từ
  • D. Tính từ

Câu 7: Xác định đại từ trong câu sau: “Chúng tôi thấy mùa hè nắng nóng, ai cũng sợ” ?

  • A. Ai
  • B. Chúng tôi, ai
  • C. Chúng tôi
  • D. Cũng

Câu 8:  Có mấy loại đại từ?

  • A. 2 loại
  • B. 3 loại
  • C. 4 loại
  • D. 5 loại

Câu 9: Tìm đại từ trong câu “Em gái tôi tên là Kiều Phương, nhưng tôi quen gọi nó là Mèo bởi vì mặt nó luôn bị chính nó bôi bẩn”?

  • A. Tôi
  • B. Tôi, nó
  • C. Tôi, Kiều Phương
  • D. Nó, Mèo

Câu 10: Chọn dòng nói đúng về chức năng của đại từ để hỏi?

  • A. Đại từ để hỏi dùng để hỏi về người, sự vật; hỏi về số lượng; hỏi về hoạt động, tính chất, sự việc.
  • B. Đại từ để hỏi dùng để miêu tả về người, sự vật; hỏi về số lượng; hỏi về hoạt động, tính chất, sự việc.
  • C. Đại từ để hỏi dùng để hỏi về người, sự vật; thông báo về số lượng; hỏi về hoạt động, tính chất, sự việc.
  • D. Đại từ để hỏi dùng để hỏi về người, sự vật; hỏi về số lượng; miêu tả hoạt động, tính chất, sự việc.

Câu 11: Từ “bác” trong ví dụ nào sau đây được dùng như một đại từ xưng hô?

  • A. Anh Nam là con trai của bác tôi
  • B. Bác ngồi đó lớn mênh mông.
  • C. Bác được tin rằng / Cháu làm liên lạc.
  • D. Người là cha, là Bác, là Anh

Câu 12: Từ nào là đại từ trong câu ca dao sau:

Ai đi đâu đấy hỡi ai,

Hay là trúc đã nhớ mai đi tìm?

  • A. ai
  • B. mai
  • C. trúc
  • D. nhớ

Câu 13: Đại từ nào sau đây không phải để hỏi về không gian?

  • A. Khi nào
  • B. Nơi đâu
  • C. Chỗ nào
  • D. Ở đâu

Xem thêm các bài Trắc nghiệm ngữ văn 7, hay khác:

Dưới đây là danh sách Trắc nghiệm ngữ văn 7 chọn lọc, có đáp án, cực sát đề chính thức theo nội dung sách giáo khoa Lớp 7.

NGỮ VĂN 7 - TẬP 1

NGỮ VĂN 7 - TẬP 2

Lớp 7 | Để học tốt Lớp 7 | Giải bài tập Lớp 7

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 7, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 7 giúp bạn học tốt hơn.