Câu 1: Trong các câu sau, câu nào không phải câu đặc biệt?
- A. Giờ ra chơi .
- B. Câu chuyện của bà tôi...
-
C. Tiếng suối chảy róc rách.
- D. Cánh đồng làng.
Câu 2: Cho ba câu sau:
Ôi, em Thủy! Tiếng kêu sửng sốt của cô giáo làm tôi giật mình. Em tôi bước vào lớp.
(Khánh Hoài)
Câu được in đậm có cấu tạo như thế nào?
- A - Đó là một câu bình thường, có đủ chủ ngữ và vị ngữ.
- B - Đó là một câu rút gọn, lược bỏ cả chủ ngữ lẫn vị ngữ.
-
C - Đó là một câu không thể có chủ ngữ và vị ngữ.
Câu 3: Trong các loại từ sau, từ nào không được dùng trong câu đặc biệt để bộc lộ cảm xúc ?
- A. Từ hô gọi
- B. Từ hình thái
- C. Quan hệ từ
-
D. Số từ
Câu 4: Những câu đặc biệt trong đoạn văn sau có tác dụng gì?
"Một ngôi sao. Hai ngôi sao. Sao lấp lánh. Sao như nhớ thương."
(Lê Phan Quỳnh)
- A. Gọi đáp.
- B. Nêu lên thời gian, nơi chốn diễn ra sự việc được nói đến trong đoạn.
- C. Bộc lộ cảm xúc.
-
D. Liệt kê, thông báo về sự tồn tại của sự vật, hiện tượng.
Câu 5: Trong các câu sau, câu nào là câu đặc biệt ?
- A. Trên cao, bầu trời trong xanh không một gợn mây.
- B. Lan được tham quan nhiều nơi nên bạn hiểu biết rất nhiều.
-
C. Hoa sim !
- D. Mưa rất to.
Câu 6: Trong các câu sau, câu nào không phải là câu đặc biệt ?
- A. Giờ ra chơi.
-
B. Tiếng suối chảy róc rách.
- C. Cánh đồng làng
- D. Câu chuyện của bà tôi.
Câu 7: Câu đặc biệt là gì ?
- A. Là câu cấu tạo theo mô hình chủ ngữ - vị ngữ
-
B. Là câu không cấu tạo theo mô hình chủ ngữ - vị ngữ
- C. Là câu chỉ có chủ ngữ
- D. Là câu chỉ có vị ngữ.
Câu 8: Câu đặc biệt trong đoạn văn sau dùng để làm gì?
Chim sâu hỏi chiếc lá:
- Lá ơi! Hãy kể chuyện cuộc đời bạn cho tôi nghe đi!
- Bình thường lắm, chẳng có gì đáng kể đâu
- A. Bộc lộ cảm xúc
-
B. Gọi đáp
- C. Liệt kê nhằm thông báo sự tồn tại của sự vật, hiện tượng.
- D. Xác định thời gian, nơi chốn diễn ra sự việc.
Câu 9: Trong các câu sau, câu nào không phải là câu đặc biệt?
-
A. Trời mưa rả rích.
- B. Một hồi còi.
- C. Mùa xuân!
- D. Sài Gòn. 1972.
Câu 10: Trong các dòng sau, dòng nào không nói lên tác dụng của việc sử dụng câu đặc biệt ?
- A. Bộc lộ cảm xúc
- B. Gọi đáp
-
C. Làm cho lời nói được ngắn gọn
- D. Liệt kê nhằm thông báo sự tồn tại của sự vật, hiện tượng.
- E. Xác định thời gian, nơi chốn diễn ra sự việc.
Câu 11: Trong các câu sau, câu nào là câu đặc biệt?
- A. Mưa rất to
- B. Trên cao, bầu trời trong xanh không một gợn mây.
-
C. Hoa sim !
- D. Lan được đi tham quan nhiều nơi nên bạn hiểu biết rất nhiều.
Câu 12: Câu đặc biệt sau có tác dụng gì?
"Chiều, chiều rồi. Một chiều êm ả như ru văng vẳng tiếng ếch nhái kêu ran ngoài đồng ruộng theo gió nhẹ đưa vào."
( Thạch Lam)
- A. Liệt kê, thông báo
-
B. Xác định thời gian, nơi chốn
- C. Gọi đáp
- D. Bộc lộ cảm xúc
Câu 13: Trong các câu sau, câu nào là câu đặc biệt?
- A. Lan được đi tham quan nhiều nơi nên bạn hiểu biết rất nhiều.
-
B. Hoa sim!
- C. Mưa rất to.
- D. Trên cao, bầu trời trong xanh không một gợn mây.