Trắc nghiệm ngữ văn 7: bài Bố cục và phương pháp lập luận trong bài văn nghị luận

Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm ngữ văn 7 bài Bố cục và phương pháp lập luận trong bài văn nghị luận . Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Đề thi trắc nghiệm có đáp án trực quan sau khi chọn kết quả: nếu sai thì kết quả chọn sẽ hiển thị màu đỏ kèm theo kết quả đúng màu xanh. Chúc bạn làm bài thi tốt.

Câu 1: Phần mở bài của bài văn nghị luận thường làm gì?

  • A. Nêu vấn đề có ý nghĩa đối với đời sống xã hội
  • B. Giới thiệu nhân vật, sự việc
  • C. Trình bày nội dung chủ yếu của bài
  • D. Nêu kết luận nhằm khẳng định tư tương, thái độ, quan điểm.

Câu 2:  Bố cục của bài văn nghị luận gồm mấy phần ?

  • A. 2 phần
  • B. 3 phần
  • C. 4 phần
  • D. 5 phần

Câu 3: Phần kết bài của bài văn nghị luận thường làm gì?

  • A. Trình bày suy nghĩ về đối tượng được miêu tả
  • B. Nêu kết luận nhằm khẳng định tư tưởng, thái độ, quan điểm của bài.
  • C. Trình bày kết thúc sự việc.
  • D. Trình bày nội dung chủ yếu của bài.

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:

HỌC CƠ BẢN MỚI CÓ THỂ TRỞ THÀNH TÀI LỚN

Ở đời có nhiều người đi học, nhưng ít ai biết học cho thành tài.

Danh họa I-ta-li-a Lê-ô-na đơ Vanh-xi(1452-1519) thời còn bé , cha thấy có năng khiếu hội họa, mới cho theo học danh họa Vê-rô-ki-ô. Đơ Vanh-xi thì muốn học cho nhanh, nhưng cách dạy của Vê-rô-ki-ô rất đặc biệt. Ông bắt cậu bé học vẽ trứng gà mấy chục ngày liền, làm cậu ta phát chán. Lúc bấy giờ thầy mới hỏi: “Em nên biết rằng, một nghìn cái trứng, không bao giờ có hai cái có hình dáng hoàn toàn giống nhau! Cho dù là một cái trứng, chỉ cần ta thay đổi góc nhìn nó lại hiện ra một hình dáng khác. Do vậy nếu không cố công luyện tập thì không vẽ đúng được đâu!”.Thầy Vê-rô-ki-ô còn nói, vẽ đi vẽ lại cái trứng còn là cách luyện mắt cho tinh, luyện tay cho dẻo. Khi nào mắt tinh, tay dẻo thì mới vẽ được mọi thứ. Học theo cách của thầy quả nhiên về sau Đơ Vanh-xi trở thành họa sĩ lớn của thời Phục Hưng.

Câu chuyện vẽ trứng của Đơ Vanh-xi cho người ta thấy chỉ ai chịu khó luyện tập động tác cơ bản thật tốt, thật tinh thì mới có tiền đồ. Và cũng chỉ những ông thầy lớn mơi biết dạy cho học trò những điều cơ bản nhất. Người xưa nói, chỉ có thầy giỏi mới đào tạo được trò giỏi, quả không sai.

(Theo Xuân Yên)

Câu 4: Bài văn trên có phải là bài văn viết theo phương pháp gì?

  • A. Tự sự
  • B. Miêu tả
  • C.Biểu cảm
  • D. Nghị luận

Câu 5:  Bài văn nêu lên tư tưởng gì?

  • A. Những cách học cơ bản
  • B. Vai trò của học cơ bản đối với một nhân tài.
  • C. Khái niệm học cơ bản
  • D. Cả 3 ý trên

Câu 6: Tư tưởng ấy được thể hiện qua những câu văn nào mang luận điểm?

  • A. Ở đời có nhiều người đi học nhưng ít ai biết học cho thành tài
  • B. Câu chuyện vẽ trứng của Đơ Vanh – xi cho người ta thấy chỉ ai chịu khó luyện tập động tác cơ bản thật tố,t thật tinh mới có tiền đồ
  • C. Học theo cách của thầy quả nhiên về sau Đơ Vanh-xi trở thành họa sĩ lớn của thời Phục Hưng.
  • D. Cả A và B

Xem thêm các bài Trắc nghiệm ngữ văn 7, hay khác:

Dưới đây là danh sách Trắc nghiệm ngữ văn 7 chọn lọc, có đáp án, cực sát đề chính thức theo nội dung sách giáo khoa Lớp 7.

NGỮ VĂN 7 - TẬP 1

NGỮ VĂN 7 - TẬP 2

Lớp 7 | Để học tốt Lớp 7 | Giải bài tập Lớp 7

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 7, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 7 giúp bạn học tốt hơn.