Câu 1: Tác giả của văn bản là ai?
-
A. Minh Hương
- B. Vũ Bằng
- C.Nguyễn Duy
- D. Nguyễn Tuân
Câu 2: Văn bản Sài Gòn tôi yêu thuộc thể loại gì ?
- A. Kí sự
- B. Truyện ngắn
-
C. Tùy bút
- D. Hồi kí
Câu 3: Tác giả không cảm nhận về Sài Gòn qua phương diện nào?
- A. Thiên nhiên
- B. Thời tiết, khí hậu
-
C. Phong tục tập quán
- D. Phong cách sống
Câu 4: Đoạn văn từ đầu đến “tông chi họ hàng” thể hiện nội dung gì?
- A. thể hiện cảm nhận chung về Sài Gòn của tác giả.
-
B. thể hiện những ấn tượng chung và tình yêu của tác giả với Sài Gòn.
- C. thể hiện nững cảm nhận và những bình luận về phong cách con người Sài Gòn.
- D. thể hiện tình yêu của tác giả với thành phố Sài Gòn.
Câu 5: Phong cách nổi bật của con người Sài Gòn theo tác giả là:
- A. cởi mở, hồn hậu, dân dã, chân chất, mến người
- B. tự nhiên, chân thực, kín đáo, thanh lịch trong ẩm thực và giao tiếp.
-
C. tự nhiên, chân thành, bộc trực, khỏe khoắn, cởi mở, mạnh bạo, ý nhị, toát lên tinh thần dân chủ.
- D. cởi mở, mạnh bạo, khỏe khoắn, toát lên tinh thần dân chủ.
Câu 6: Phương thức biểu đạt chính của văn bản là:
- A. Miêu tả và nghị luận
- B. Biểu cảm và thuyết minh
-
C. Miêu tả và biểu cảm
- D. Thuyết minh và biểu cảm
Câu 7: Cho đoạn văn sau
Tôi yêu Sài Gòn da diết…Tôi yêu trong nắng sớm,một thứ nắng ngọt ngào vào buổi chiều lộng gió nhớ thương, dưới những cây mưa nhiệt đới bất ngờ. Tôi yêu thời tiết trái chứng với trời đang ui ui buồn bã, bỗng nhiên trong vắt lại như thủy tinh. Tôi yêu cả đêm khuya thưa thớt tiếng ồn. Tôi yêu phố phường náo động, dập dìu xe cộ vào những giờ cao điểm. Yêu cả cái tĩnh lặng của buổi sáng tinh sương với làn không khí mát dịu, thanh sạch trên một số đường còn nhiều cây xanh che chở....
Đoạn văn trên đã sử dụng điệp từ "tôi yêu..." mấy lần?
- A. 4
-
B. 5
- C. 6
- D. 7
Câu 8: Ý nào không đúng với nội dung văn bản?
- A. Sài Gòn là thành phố trẻ trung, năng động có nét hấp dẫn riờng của thiên nhiên, con người.
- B. Người Sài Gòn có phẩm chất cởi mở, bộc trực, chân tình và trọng đạo nghĩa.
-
C. Sài Gòn là thành phố cổ kính.
- D. Thể hiện tình cảm sâu đậm của tác giả với Sài Gòn qua sự gắn bó lâu bền, am hiểu tường tận và cảm nhận tinh tế.
Câu 9: Những nét nghệ thuật đặc sắc của văn bản?
- A. Dùng thể tuỳ bút để bộc lộ cảm xúc thiết tha, nồng nhiệt.
- B. Lời văn giàu hình ảnh, từ ngữ mang màu sắc địa phương.
- C. Sử dụng thành công các biện pháp nghệ thuật: điệp từ, nhân hoá, so sánh.
-
D. Tất cả đều đúng