Trắc nghiệm ngữ văn 7: bài Những câu hát về tình yêu quê hương, đất nước, con người

Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm ngữ văn 7 bài Những câu hát về tình yêu quê hương, đất nước, con người. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Đề thi trắc nghiệm có đáp án trực quan sau khi chọn kết quả: nếu sai thì kết quả chọn sẽ hiển thị màu đỏ kèm theo kết quả đúng màu xanh. Chúc bạn làm bài thi tốt.

Câu 1: Nhận xét nào đúng về bài ca dao số 1?

 Ở đâu năm cửa, nàng ơi? 
Sông nào sáu khúc nước chảy xuôi một dòng? 
Sông nào bên đục bên trong? 
......
Đền Sòng thiêng nhất tỉnh Thanh, 
Ở trên tỉnh Lạng, có thành tiên xây. 

  • A. Bài ca là lời của một người và chỉ có một phần.
  • B. Bài ca có hai phần: Phần đầu là câu hỏi của chàng trai, phần sau là : lời đáp của cô gái.
  • C. Hình thức đối đáp này có rất nhiều trong ca dao, dân ca.
  • D. Hình thức đối đáp này không phố biến trong ca dao, dân ca.

Câu 2: Các địa danh trong bài ca dao số 1 thuộc vùng nào ở nước ta?

  • A. Vùng Bắc Bộ
  • B. Vùng Trung Bộ
  • C. Vùng Nam Bộ
  • D. Cả ba miền đất nước

Câu 3: Ý nào sau đây không đúng về ý nghĩa của việc hỏi- đáp các địa danh của chàng trai và cô gái trong bài ca dao số 1?

  • A. Họ muốn thử tài hiểu biết của nhau về lịch sử, địa lí,…của các vùng miền.
  • B.  Thông qua lời hỏi đáp, nhân vật trữ tình muốn chia sẻ hiếu biết về những danh lam thắng cảnh của quê hương đất nước.
  • C. Họ là những con người hiểu biết, tài hoa, lịch lãm, tế nhị. 
  • D. Họ muốn khoe khoang sự hiểu biết của bản thân về quê hương, đất nước.

Câu 4: Địa danh nào sau đây không nằm ở Hồ Gươm?

  • A. Đền Ngọc Sơn
  • B. Chùa Một Cột
  • C. Tháp Rùa
  • D. Tháp Bút

Câu 5: Địa danh nào không phù hợp khi điền vào chỗ trống trong câu ca dao:

Đường vô… quanh quanh
Non xanh nước biếc như tranh họa đồ

  • A. Xứ Huế
  • B. Xứ Lạng
  • C. Xứ Nghệ
  • D. Xứ Quảng

Câu 6: Vẻ đẹp của cô gái trong bài ca dao “Đứng bên ni đồng…” là vẻ đẹp?

  • A. Rực rỡ và quyến rũ
  • B. Trong sáng và hồn nhiên
  • C. Trẻ trung và đầy sức sống
  • D. Mạnh mẽ và đầy bản lĩnh

Câu 7: Hai dòng thơ đầu bài 4 có những gì đặc biệt về từ ngữ?

Đứng bên ni đồng ngó bên tê đồng, mênh mông bát ngát
Đứng bền tê đồng ngó bên ni đồng, bát ngát mênh mông

  • A. Dòng thơ dài với 12 tiếng, gợi lên  cảm giác cánh đồng lúa như trải dài ra mênh mông, vô tận.
  • B. Sử dụng nhiều biện pháp nghệ thuật: đảo ngữ, điệp ngữ và phép đối xứng.
  • C. Sử dụng từ ngữ địa phương, mang phong cách đặc trưng cho vùng miền.
  • D. Tất cả đều đúng

Xem thêm các bài Trắc nghiệm ngữ văn 7, hay khác:

Dưới đây là danh sách Trắc nghiệm ngữ văn 7 chọn lọc, có đáp án, cực sát đề chính thức theo nội dung sách giáo khoa Lớp 7.

NGỮ VĂN 7 - TẬP 1

NGỮ VĂN 7 - TẬP 2

Lớp 7 | Để học tốt Lớp 7 | Giải bài tập Lớp 7

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 7, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 7 giúp bạn học tốt hơn.