Câu 1: Văn bản Chinh phụ ngâm khúc nguyên bằng chữ Hán là sáng tác của ai?
- A. Nguyễn Trãi
-
B. Đặng Trần Côn
- C. Nguyễn Bỉnh Khiêm
- D. Nguyễn Khuyến
Câu 2: Ai là dịch giả của tác phẩm Chinh phụ ngâm khúc
- A. Hồ Xuân Hương
-
B. Đoàn Thị Điểm
- C. Bà huyện Thanh Quan
- D. Nguyễn Khuyến
Câu 3: Bản dịch Chinh phụ ngâm khúc được viết theo thể thơ nào?.
- A. Lục bát
-
B. Song thất lục bát
- C. Thất ngôn bát cú
- D. Ngũ ngôn bát cú
Câu 4: Nội dung của đoạn trích Sau phút chia ly là gì?
- A. Diễn tả cảnh chia tay lưu luyến giữa chinh phu và chinh phụ
- B. Diễn tả hình ảnh hào hùng của chinh phu khi gia trận
- C. Diễn tả tình cảm thủy chung son sắt của chinh phụ đối với chinh phu
-
D. Diễn tả nỗi sầu chia li của người chinh phụ sau khi tiễn người chinh phu ra trận
Câu 5: Nội dung nào không được phản ánh trong tác phẩm Chinh phụ ngâm khúc?
- A. phản ánh thái độ oán ghét chiến tranh phong kiến phi nghĩa
-
B. phê phán chế độ nam quyền đã đẩy số phận người phụ nữ vào những bi kịch.
- C. đề cao quyền sống của con người.
- D. những khao khát tình yêu và hạnh phúc lứa đôi của con người.
Câu 6: Nghệ thuật nổi bật trong việc diễn tả nỗi sầu chia ly của người chinh phụ là?
- A. Dùng lối nói đối nghĩa
- B. Điệp từ ngữ
- C. Những hình ảnh có tính ẩn dụ
-
D. Tất cả đều đúng
Câu 7: Màu xanhcủa sự vật nào không được miêu tả trong đoạn trích?
- A. Mây
- B. Núi
- C. Nương dâu
-
D. Sông
Câu : Bài thơ có thể thơ gần giống với thể thơ của bài thơ nào sau?
-
A. Côn Sơn ca
- B. Thiên Trường vãn vọng
- C. Tụng giá hoàn kinh sư
- D. Nam quốc sơn hà
Câu 9: Nghệ thuật đặc sắc của đoạn trích là
- A. Sử dụng tài tình nghệ thuật điệp, đối ngữ
- B. Ngôn từ điêu luyện
- C. Sử dụng các hình ảnh mang tính ước lệ, tượng trưng
-
D. Tất cả đều đúng