Trắc nghiệm ngữ văn 7: bài Rút gọn câu

Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm ngữ văn 7 bài Rút gọn câu. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Đề thi trắc nghiệm có đáp án trực quan sau khi chọn kết quả: nếu sai thì kết quả chọn sẽ hiển thị màu đỏ kèm theo kết quả đúng màu xanh. Chúc bạn làm bài thi tốt.

Câu 1: Điền một từ hoặc cụm từ thích hợp vào chỗ trống trong câu sau:

Trong ….. ta thường gặp nhiều câu rút gọn.

  • A. văn xuôi
  • B. truyện cổ dân gian
  • C. truyện ngắn
  • D. văn vần ( thơ, ca dao)

Câu 2: Câu nào trong các câu sau là câu rút gọn ?

  • A. Ai cũng phải học đi đôi với hành.
  • B. Anh trai tôi học luôn đi đôi với hành.
  • C. Học đi đôi với hành.
  • D. Rất nhiều người học đi đôi với hành.

Câu 3: Mục đích của việc rút gọn câu là:

  • A. Làm cho câu ngắn gọn hơn, thong tin được nhanh.
  • B. Tránh lặp những câu đã xuất hiện ở câu trước.
  • C. Ngụ ý hành động, đặc điểm nói trong câu là của chung mọi người.
  • D. Cả 3 ý trên

Câu 4: Đâu là câu rút gọn trả lời cho câu hỏi “Hằng ngày, cậu dành thời gian cho việc gì nhiều nhất ?”

  • A. Hằng ngày mình dành thời gian cho việc đọc sách nhiều nhất.
  • B. Đọc sách là việc mình dành nhiều thời gian nhất.
  • C. Mình đọc sách là nhiều nhất.
  • D. Đọc sách.

Câu 5: Câu “Cần phải ra sức phấn đấu để cuộc sống của chúng ta ngày càng tốt đẹp hơn” được rút gọn thành phần nào ?

  • A. Trạng ngữ.       
  • B. Chủ ngữ.
  • C. Vị ngữ.       
  • D. Bổ ngữ.

Câu 6: Khi rút gọn cần chú ý điều gì?

  • A. không làm cho người nghe, người đọc hiểu sai hoặc hiểu không đầy đủ nội dung câu nói.
  • B. Không biến câu nói thành một câu cộc lốc, khiếm nhã.
  • C. Cả A và B đều đúng.
  • D. Rút gọn câu càng ngắn càng tốt.

Đọc các câu tục ngữ sau và trả lời câu hỏi từ câu 7 đến câu 9:

a) Người ta là hoa đất.

b) Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.

c) Nuôi lợn ăn cơm nằm, nuôi tằm ăn cơm đứng.

d) Tấc đất tấc vàng.

Câu 7: Trong các câu tục ngữ trên, câu nào là câu rút gọn?

  • A. câu a,b
  • B. câu b,c
  • C. câu c,d
  • D. câu a,d

Câu 8: Những thành phần nào của câu được rút gọn?

  • A. Trạng ngữ
  • B. Vị ngữ
  • C. Chủ ngữ
  • D. Cả chủ ngữ và vị ngữ

Câu 9: Rút gọn câu như vậy để làm gì?

  • A. Làm cho câu ngắn gọn, cô đúc
  • B. Các câu này mang ý nghĩa đúc rút kinh nghiệm chung
  • C. Tránh lặp lại
  • D. Cả A và B đều đúng

Câu 10: Khi ngụ ý hành động, đặc điểm nói trong câu là của chung mọi người, chúng ta sẽ lược bỏ thành phần nào?

  • A. Trạng ngữ
  • B. Chủ ngữ
  • C. Vị ngữ
  • D. Cả A và B đúng

Xem thêm các bài Trắc nghiệm ngữ văn 7, hay khác:

Dưới đây là danh sách Trắc nghiệm ngữ văn 7 chọn lọc, có đáp án, cực sát đề chính thức theo nội dung sách giáo khoa Lớp 7.

NGỮ VĂN 7 - TẬP 1

NGỮ VĂN 7 - TẬP 2

Lớp 7 | Để học tốt Lớp 7 | Giải bài tập Lớp 7

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 7, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 7 giúp bạn học tốt hơn.