Câu 1: Trong một bài văn có thể có ....... luận điểm chính và các luận điểm phụ?
-
A. một
- B. hai
- C. một hay nhiều
- D. hai hoặc nhiều
Câu 2: Lập luận trong bài văn nghị luận là gì?
- A. Là ý kiến thể hiện tư tưởng quan điểm của người nói hoặc người viết .
- B. Là lí lẽ, dẫn chứng đưa ra làm cơ sở cho luận điểm.
- C. Là nêu cảm xúc,suy nghĩ của người đọc sau khi cảm nhận tác phẩm .
-
D. Là cách nêu luận cứ để dẫn đến luận điểm.
Câu 3: Một bài văn nghị luận phải có yếu tố nào ?
- A. Luận điểm
- B. Luận cứ
- C. Lập luận
-
D. Cả ba yếu tố trên.
Câu 4: Trình từ lập luận nào đúng trong bài “Chống nạn thất học”?
- A. Nêu lí do vì sao phải chống nạn thất học.- Chống thất học bằng cách nào. – Chống thất học để làm gì
-
B. Nêu lí do vì sao phải chống nạn thất học - Chống thất học để làm gì - chống thất học bằng cách nào.
- C. Chống thất học bằng cách nào - Nêu lí do vì sao phải chống nạn thất học. - Chống thất học để làm gì
- D. Chống thất học để làm gì - Chống thất học bằng cách nào - Nêu lí do vì sao phải chống nạn thất học
Câu 5: Thế nào là luận cứ trong bài văn nghị luận ?
- A. Là ý kiến thể hiện tư tưởng quan điểm của người nói hoặc người viết .
-
B. Là lí lẽ, dẫn chứng đưa ra làm cơ sở cho luận điểm.
- C. Là cách sắp xếp các ý, các dẫn chứng theo một trình tự hợp lý.
- D. Là nêu cảm xúc,suy nghĩ của người đọc sau khi cảm nhận tác phẩm
Câu 6: Luận điểm chính trong bài “Chống nạn thất học” (sgk Ngữ văn 7 tập 2 trang 7) là gì?
-
A. Chống nạn thất học
- B. Mỗi người đều có quyền được đi học.
- C. Học tập giúp con người không bị tụt hậu.
- D. Cả A,B,C đều sai
Câu 7: Thế nào là luận điểm trong bài văn nghị luận ?
- A. Là lí lẽ và dẫn chứng đưa ra trong tác phẩm .
- B. Là cảm xúc suy nghĩ của người đọc sau khi cảm nhận tác phẩm.
-
C. Là ý kiến thể hiện tư tưởng, quan điểm của người nói hoặc người viết.
- D. Là cách sắp xếp các ý theo một trình tự hợp lý.
Câu 8: Luận cứ trong bài “Chống nạn thất học” (sgk Ngữ văn 7 tập 2 trang 7) là gì?
- A. Chính sách ngu dân của thực dân Pháp làm cho hầu hết người Việt Nam mù chữ, nước Việt Nam không tiến bộ được.
- B. Nay chúng ta đã dành được độc lập, cần phải nhanh chóng nâng cao dân trí để xây dựng đất nước.
-
C. Cả A và B đều đúng
- D. Cả A và B đều sai
Đọc văn bản “Cần tạo ra thói quen tốt trong đời sống xã hội” (sgk ngữ văn 7 tập 2 trang 9) và trả lời các câu hỏi từ câu 9 đến câu 11.
Câu 9: Luận điểm của bài là?
- A. Chúng ta làm gì để có thói quen tốt
- B. Khái niệm thói quen tốt trong đời sống xã hội
-
C. Cần tạo ra thói quen tốt trong đời sống xã hội
- D. Cả A,B,C đều đúng
Câu 10: Luận cứ trong bài này là gì?
- A. Có thói quen tốt như luôn dậy sớm, luôn đúng hẹn, giữ lời hứa...
- B. Có thói quen xấu như hút thuốc lá, mất trât tự, vứt rác bừa bãi....
- C. Cần tạo ra thói quen tốt trong đời sống xã hội
-
D. Cả A và B đều đúng
Câu 11: Tác giả đã lập luận như thế nào trong bài này để sáng tỏ luận điểm?
-
A. Phân tích tác hại của thói quen xấu – nhắc nhở mọi người tạo ra thói quen tốt để tạo nếp sống văn mình cho xã hội
- B. Nhắc đến thói quen tốt sau đó phê phán thói quen xấu
- C. Đan xen cả thói quen tốt và thói quen xấu vào nahu.
- D. Cả A,B,C đều sai.