Câu 1: Trong các bài thơ hoặc đoạn thơ sau, bài hoặc đoạn thơ nào nói lên sự giao hoà tuyệt đối giữa tác giả với cảnh vật thiên nhiên?
- A. Phò giá về kinh
-
B. Bài ca Côn Sơn
- C. Sau phút chia li
- D. Bánh trôi nước
Câu 2: Dòng nào sau đây thể hiện một cách toàn diện nội dung của các bài ca dao, dân ca học trong Chương trình Ngữ văn lớp 7?
- A. Thể hiện tình cảm trân trọng, biết ơn đối với các thế hệ sinh thành, tình mẫu tử, tình anh em ruột thịt, tình yêu – lòng tự hào đối với quê hương đất nước.
- B. Thể hiện sự đồng cảm với nỗi niềm, cuộc đời đau khổ đắng cay của người nông dân, người phụ nữ, … đồng thời lại có ý nghĩa phản kháng, tố cáo xã hội phong kiến.
- C. Phê phán những thói hư tật xấu, những hạng người và hiện tượng đáng cười trong xã hội.
-
D. Kết hợp cả A, B và C
Câu 3: Các văn bản Cổng trường mở ra, Mẹ tôi, Cuộc chia tay của những con búp bê giống nhau ở điểm nào?
- A. Cùng viết theo thể kí
-
B. Cùng viết về tình cảm gia đình
- C. Cùng là những văn bản nghị luận
- D. Cùng viết về những trẻ em bất hạnh
Câu 4: Trong những bài thơ Đường sau, bài thơ nào giàu yếu tố tự sự hơn cả?
-
A. Bài ca nhà tranh bị gió thu phá
- B. Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh
- C. Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê
- D. Xa ngắm thác núi Lư
Câu 5: Dòng nào sau đây nhận định đúng về thơ trữ tình?
- A. Là thể loại thơ được dùng để miêu tả, kể chuyện.
-
B. Là thể loại thơ biểu hiện tình cảm, cảm xúc của con người một cách trực tiếp hoặc gián tiếp
- C. Là một thể loại thơ được truyền miệng trong dân gian
- D. Là những sáng tác dân gian giàu nhịp điệu, hình ảnh, được truyền miệng
Câu 6: Dòng nào sau đây nhận định đúng nhất về tục ngữ?
- A. Là những câu nói dân gian thể hiện tư tưởng, tình cảm của nhân dân lao động
- B. Là những sáng tác dân gian giàu nhịp điệu, hình ảnh, được truyềng miệng
- C. Là những câu nói trữ tình dân gian của quần chúng nhân dân được truyền miệng từ đời này sang đời khác.
-
D. Là những câu nói dân gian ngắn gọn ổn định, có vần nhịp, hình ảnh, thể hiện kinh nghiệm của nhân dân về mọi mặt, được nhân dân vận dụng vào đời sống hằng ngày.
Câu 7: Dòng nào sau đây nói đúng nhất về nội dung chính của hai bài thơ Cảnh khuya và Rằm tháng giêng của Chủ tịch Hồ Chí Minh?
- A. Đều miêu tả cảnh trăng ở chiến khu Việt Bắc
-
B. Đều thể hiện tình yêu thiên nhiên gắn liền với lòng yêu nước
- C. Đều được viết theo thể thơ tứ tuyệt
- D. Đều được làm trong những năm đầu rất khó khăn của cuộc kháng chiến chống Pháp.
Câu 8: Dòng nào sau đây thể hiện đúng nội dung của những câu tục ngữ đã học trong Chương trình Ngữ văn lớp 7?
- A. Biểu hiện những nguyện vọng tha thiết và chính đáng của nhân dân lao động
- B. Thể hiện tình cảm trân trọng biết ơn đối với các thế hệ sinh thành, tình mẫu tử, tình anh em ruột thịt.
-
C. Phản ánh, truyền đạt những kinh nghiệm quý báu của nhân dân trong việc quan sát những hiện tượng thiên nhiên và trong lao động sản xuất, chú ý tôn vinh giá trị con người, đưa ra nhận xét, lời khuyên về những phẩm chất và lối sống mà con người cần phải có.
- D. Biểu hiện tình cảm đối với quê hương, làng xóm, ruộng đồng.
Câu 9: Dòng nào sau đây nhận định đúng nhất về ca dao, dân ca?
- A. Là những bài hát dân gian được truyền miệng
- B. Là những sáng tác kết hợp giữa thơ và nhạc dân gian (như dân ca quan họ, dân ca Nam Bộ)
-
C. Là những bài thơ - bài hát trữ tình dân gian được truyền miệng từ đời này sang đời khác.
- D. Là những bài thơ dân gian được truyền miệng.
Câu 10: Dòng nào sau đây không có trong quan niệm về công dụng của văn chương trong bài Ý nghĩa văn chương của Hoài Thanh?
-
A. Văn chương giúp cho con người hăng say lao động hơn.
- B. Văn chương giúp cho người đọc có tình cảm và lòng vị tha.
- C. Văn chương giúp cho con người biết cái hay, cái đẹp của cảnh vật thiên nhiên.
- D. Văn chương gây cho ta những tình cảm chưa có, luyện những tình cảm đã sẵn có.
Câu 11: Trong bài thơ Tiếng gà trưa, từ tình cảm bà cháu, tác giả Xuân Quỳnh đã liên tưởng đến tình cảm nào?
-
A. Tình yêu quê hương, đất nước.
- B. Tình yêu thiên nhiên và cuộc sống.
- C. Tình đồng chí, đồng đội.
- D. Tình cảm giữa con người với nhau.