Câu 1: Yếu tố "tiền" trong từ nào sau đây không cùng nghĩa với những yếu tố còn lại?
- A. tiền tuyến.
- B. mặt tiền.
-
C. tiền bạc.
- D. tiền đạo.
Câu 2: Tìm từ đồng nghĩa cho từ in đậm trong câu sau:" Học sinh phải có nghĩa vụ học tập."
- A. trách nghiệm
-
B. nhiệm vụ
- C. tinh thần
- D. tác phong
Câu 3: Từ đồng nghĩa là gì?
-
A. Là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau
- B. Là những từ có âm đọc giống nhau hoặc gần giống nhau
- C. Là những từ có âm đọc giống hệt nhau
- D. Là những từ có nghĩa giống hệt nhau
Câu 4: Dòng nào thể hiện đúng cách sử dụng từ đồng nghĩa?
- A. Chỉ có thể thay từ Hán Việt đồng nghĩa cho từ thuần Việt.
- B. Chỉ có thể thay từ thuần Việt đồng nghĩa cho từ Hán Việt.
- C. Có thể thay bất cứ từ đồng nghĩa nào cho nhau.
-
D. Cân nhắc để chọn từ đồng nghĩa thể hiện đúng nghĩa và sắc thái biểu cảm.
Câu 5: Từ nào đồng nghĩa với từ “thi nhân”?
- A. Nhà văn
-
B. Nhà thơ
- C. Nhà báo
- D. Nghệ sĩ
Câu 6: Tìm từ đồng nghĩa với từ in đậm trong câu sau:" Trông nó làm thật chướng mắt."?
- A. khó chịu
-
B. khó coi
- C. khó khăn
- D. dễ nhìn
Câu 7: Yếu tố “tiền” không cùng nghĩa với các yếu tố còn lại?
- A. Tiền xuyên
-
B. Tiền bạc
- C. Cửa tiền
- D. Mặt tiền
Câu 8: Từ nào có thể thay thế cho từ “chết” trong câu “Xe của tôi bị chết máy”
-
A. Hỏng
- B. Qua đời
- C. Tiêu đời
- D. Mất
Câu 9: Trong các từ sau đây, từ nào đồng nghĩa với từ "thương mến"?
- A. Gần gũi.
- B. Kính trọng.
-
C. Yêu quý.
- D. Nhớ nhung.
Câu 10: Từ nào đồng nghĩa với từ “thi nhân”?
- A. Nhà văn
-
B. Nhà thơ
- C. Nhà báo
- D. Nghệ sĩ
Câu 11: Nghĩa: xếp đặt, tính toán kĩ lưỡng để làm một việc xấu phù hợp với từ nào sau đây?
- A. mưu kế.
- B. mưu mẹo.
- C. mưu chước.
-
D. mưu mô.
Câu 12: Nhóm các từ nào là từ đồng nghĩa chỉ hoạt động nhận thức của trí tuệ ?
- A. Xét đoán, xét nghiệm, phán xét
- B. Đoán định, tiên đoán, độc đoán
- C. Thông minh, lanh lợi, giỏi giang
-
D. Nghĩ ngợi, suy nghĩ, nghiền ngẫm