Trắc nghiệm ngữ văn 7: bài Đức tính giản dị của Bác Hồ

Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm ngữ văn 7 bài Đức tính giản dị của Bác Hồ. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Đề thi trắc nghiệm có đáp án trực quan sau khi chọn kết quả: nếu sai thì kết quả chọn sẽ hiển thị màu đỏ kèm theo kết quả đúng màu xanh. Chúc bạn làm bài thi tốt.

Câu 1: Tác giả của văn bản là ai?

  • A. Phạm Văn Đồng
  • B. Tố Hữu
  • C. Võ Văn Kiệt
  • D. Thạch Lam

Câu 2: Theo em hiểu, lối sống giản dị là

  • A. Là lối sống gần gũi với thiên nhiên
  • B. Là lối sống khép mình, ít chia sẻ với xung quanh.
  • C. Là lối sống  không cầu kì, phù hợp với hoàn cảnh của bản thân và xã hội.
  • D. Là lối sống xa hoa, khoa trương với mọi người xung quanh
 Câu 3: Vì sao Bác Hồ rất giản dị trong lời nói và bài viết?
  • A. Vì Bác sinh ra ở nông thôn.
  • B. Vì thói quen.
  • C. Vì Bác muốn nhân dân hiểu được, nhớ được, làm được.
  • D. Vì Bác có năng khiếu thơ văn.
Câu 4: Trong văn bản Đức tính giản dị của Bác Hồ, theo tác giả Phạm Văn Đồng, điều quan trọng cần làm nổi bật khi nói về Bác là gì?
  • A. Cuộc đời hoạt động chính trị lay trời chuyển đất của Người.
  • B. Lối sống bình dị của Người từ bữa ăn, làm việc cho đến lối cư xử đối với mọi người.
  • C. Sự nhất quán giữa đời hoạt động chính trị lay trời chuyển đất với đời sống bình thường vô cùng giản dị và khiêm tốn.
  • D. Đức tính giản dị và tâm hồn cao thượng của Người.
Câu 5: Chứng cứ nào không được tác giả dùng để chứng minh sự giản dị trong bữa ăn của Bác Hồ trong đoạn trích Đức tính giản dị của Bác Hồ?
  • A. Lúc ăn không để rơi vãi một hạt cơm.
  • B. Bác thích ăn những món được nấu rất công phu.
  • C. Chỉ vài ba món giản đơn.
  • D. Ăn xong, cái bát bao giờ cũng sạch và thức ăn còn lại thì được sắp xếp tươm

Câu 6: Đức tính giản dị của Bác Hồ được chứng minh qua các phương diện nào?

  • A. Bữa ăn hằng ngày, nhà ở
  • C. Việc làm
  • C. Trog lời nói, bài viết của mình
  • D. Tất cả đều đúng

Câu 7: Viết về sự giản dị của Bác Hồ, tác giả đã dựa trên những cơ sở nào ?

  • A. Nguồn cung cấp thông tin từ những người phục vụ của Bác
  • B. Sự tưởng tượng, hư cấu của tác giả
  • C. Những buổi tác giả phỏng vấn Bác Hồ.
  • D. Sự hiểu biết tường tận kết hợp với tình cảm yêu kính chân thành, thân thiết của tác giả đối với đời sống hàng ngày và công việc của Bác Hồ.

Câu 8:  Nét đặc sắc trong nghệ thuật nghị luận của bài văn là

  • A. Luận điểm ngắn gọn, tập trung, sắp xếp theo một trình tự hợp lí.
  • B. Sử dụng nhiều phương pháp nghị luận như chứng minh, giải thích, nêu vấn đề
  • C. Luận chứng phong phú, cụ thể, xác thực.
  • D. Tất cả đều đúng

Xem thêm các bài Trắc nghiệm ngữ văn 7, hay khác:

Dưới đây là danh sách Trắc nghiệm ngữ văn 7 chọn lọc, có đáp án, cực sát đề chính thức theo nội dung sách giáo khoa Lớp 7.

NGỮ VĂN 7 - TẬP 1

NGỮ VĂN 7 - TẬP 2

Lớp 7 | Để học tốt Lớp 7 | Giải bài tập Lớp 7

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 7, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 7 giúp bạn học tốt hơn.