Câu 1: Hai bài thơ “Cảnh khuya”, “Rằm tháng giêng” được viết theo phương thức biểu đạt nào?
- A. Tự sự
-
B. Biểu cảm
- C. Nghị luận
- D. Miêu tả
Câu 2: Hai bài thơ Cảnh khuya và Rằm tháng riêng giống nhau ở đặc điểm nào?
- A. được Bác viết trong những năm đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp.
- B. Hai bài thơ thể hiện tình cảm với thiên nhiên, tình yêu đối với đất nước
- C. Thể hiệnphong thái ung dung tự tại của Bác Hồ.
-
D. Tất cả đều đúng.
Câu 3: Hai bài thơ được viết theo thể loại thơ nào?
- A.Lục bát
- B.Song thất lục bát
- C.Thất ngôn bát cú
-
D.Thất ngôn tứ tuyệt
Câu 4: Vì sao em biết 2 bài thơ đó thuộc phương thức biểu cảm?
-
A.Vì 2 bài thơ bài tỏ tình cảm, cảm xúc.
- B.Vì 2 bài thơ tái hiện trạng thái sự vật, con người.
- C.Vì 2 bài thơ nêu ý kiến đánh giá, bàn luận.
- D.Vì 2 bài thơ trình bày diễn biến sự việc
Câu 5: Thể thơ của bài thơ Cảnh khuya và Rằm tháng giêng (chữ Hán) cùng thể thơ với bài thơ nào sau đây:
- A. Bài ca Côn Sơn.
- B. Sau phút chia li.
-
C. Sông núi nước Nam.
- D. Qua Đèo Ngang.
Câu 6: Hai bài thơ miêu tả cảnh vật ở đâu ?
- A. Thủ đô Hà Nội.
-
B. Việt Bắc.
- C. Tây Bắc.
- D. Nghệ An.
Câu 7: Hai bài thơ được sáng tác trong hoàn cảnh nào ?
- A. Trước Cách mạng tháng Tám, Bác Hồ mới về nước.
-
B. Những năm đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp.
- C. Những năm tháng hòa bình ở miền Bắc sau kháng chiến chống Pháp.
- D. Những năm tháng kháng chiến chống đế quốc Mĩ xâm lược.
Câu 8: Vẻ đẹp hai câu thơ đầu của bài Cảnh khuya là:
- A. Sử dụng có hiệu quả phép so sánh và nhân hóa.
-
B. Miêu tả âm thanh tinh tế và hình ảnh sinh động.
- C. Vận dụng sáng tạo những hình ảnh quen thuộc của Đường thi.
- D. Kết hợp giữa miêu tả và biểu cảm trực tiếp.
Câu 9: Dòng nào sau đây dịch nghĩa cho câu thơ “Yên ba thâm xứ đàm quân sự” ?
- A. Đêm nay, đêm rằm tháng giêng, trăng đúng lúc tròn nhất.
- B. Sông xuân, nước xuân tiếp giáp với trời xuân.
- C. Nửa đêm quay về trăng đầy thuyền.
-
D. Nơi sâu thẳm mịt mù khói sóng bàn việc quân.
Câu 10: Bài thơ nào sau đây của Chủ tịch Hồ Chí Minh không có hình ảnh trăng:
- A. Tin thắng trận.
- B. Cảnh rừng Việt Bắc.
-
C. Lên núi.
- D. Đi thuyền trên sông Đáy.
Câu 11: Đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của hai bài thơ Cảnh khuya và Rằm tháng giêng là:
- A. Cảnh vật vừa có màu sắc cổ điển vừa toát lên sức sống của thời đại.
- B. Tâm hồn thi sĩ kết hợp thật đẹp với phẩm chất chiến sĩ trong con người Hồ Chí Minh.
- C. Sử dụng nhiều biện pháp nghệ thuật có giá trị biểu cảm cao.
-
D. tất cả đều đúng.
Câu 12: Ý nào chỉ ra nét khác biệt của bài Cảnh khuya so với bài Rằm tháng giêng?
- A. miêu tả cảnh trăng ở chiến khu Việt Bắc.
-
B. viết bằng tiếng Việt, nhà thơ một mình ngắm trăng và cảm nhận vẻ đẹp của trăng trong đêm khuya
- C. bộc lộ tâm hồn yêu thiên nhiên, lòng yêu nước, có sự kết hợp giữa tâm hồn nghệ sĩ và chiến sĩ của Bác.
- D. viết bằng tiếng Việt và nhà thơ cùng ngắm trăng với các đồng chí chiến sĩ.