Câu 1: Tác giả sáng tác bài thơ trong hoàn cảnh nào?
- A. khi vi hành qua vùng đất Thiên Trường.
- B. khi tưởng nhớ tới mảnh đất quê hương ở Thiên Trường.
- C. khi chuẩn bị rời mảnh đất Thiên Trường.
- D. khi nhà thơ có dịp về thăm quê cũ ở Thiên Trường.
Câu 2: Phủ Thiên Trường nằm ở tỉnh nào?
- A. Hà Nam
- B. Bắc Giang
- C. Hà Nội
- D. Nam Định
Câu 3: Bài thơ có thể thơ giống với bài nào đã học trong chương trình?
- A. Sông núi nước Nam.
- B. Phò giá về kinh
- C. Cây tre Việt Nam
- D. Lượm
Câu 4: Tác giả Trần Nhân Tông là người như thế nào?
- A. Một vị vua anh minh, sáng suốt
- B. Một vị vua biết chăm lo đến đời sống của tướng sĩ
- C. Một vị vua nhân từ, yêu thương muôn dân
- D. Một vị vua gắn bó máu thịt với quê hương thôn dã
Câu 5: Bài thơ miêu tả cảnh vật vào thời điểm nào trong ngày?
- A. Cảnh đêm
- B. Cảnh buổi sớm
- C. Cảnh chiều
- D. Cảnh trưa
Câu 6: Bài thơ được viết theo luật và vần gì?
- A. Luật trắc và vần bằng
- D. Luật bằng và vần trắc
- C. Luật trắc và vần trắc
- B. Luật bằng và vần bằng
Câu 7: Quang cảnh làng quê được gợi lên ở câu thơ thứ hai qua từ “bán vô bán hữu”?
- A. Bức tranh làng quê thanh bình, yên ả.
- B. Bức tranh làng quê tràn đầy sức sống, tươi mới
- C. Cảnh vật buổi chiều hiện lên nửa thực, nửa ảo tạo nên khung cảnh nên thơ.
- D. Khung cảnh buổi chiều trên làng quê thần tiên, kì diệu như chốn bồng lai tiên cảnh.
Câu 8: Cảnh tượng được miêu tả trong bài thơ trong bài thơ như thế nào?
- A. Rực rỡ và diễm lệ
- B. Hùng vĩ và tươi tắn
- C. Huyền ảo và thanh bình
- D. U ám và buồn bã
Câu 9: Nét đặc sắc về nghệ thuật của bài thơ là
- A. Kết hợp điệp ngữ và tiểu đối sáng tạo
- B. Sử dụng ngôn ngữ miêu tả đậm chất hội họa, lối tả ít gợi nhiều của thi pháp cổ
- C. Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt
- D. Tất cả đều đúng