Trắc nghiệm ngữ văn 7: bài Dấu chấm lửng và dấu chấm phẩy

Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm ngữ văn 7 bài Dấu chấm lửng và dấu chấm phẩy. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Đề thi trắc nghiệm có đáp án trực quan sau khi chọn kết quả: nếu sai thì kết quả chọn sẽ hiển thị màu đỏ kèm theo kết quả đúng màu xanh. Chúc bạn làm bài thi tốt.

Câu 1: Câu nói sau đây của một cô bé được diễn đạt bằng rất nhiều dấu chấm lửng. Em hãy cho biết, tác giả dùng nhiều dấu chấm lửng như vậy nhằm thể hiện điều gì ?

- Không … ngô của con … của con gieo… đấy ạ… Con có bao giờ… dám sang vườn bên nhà đâu ? Con mà sang thì con Vện … cả con Mực nữa… nó cắn xổ ruột con ra còn gì ! 

(Nguyên Hồng )

  • A. Thể hiện sự sợ sệt, thanh minh
  • B. Thể hiện sự vô lễ
  • C. Thể hiện sự thách thức
  • D. Thể hiện sự tranh luận

Câu 2: Dấu chấm lửng được dùng trong đoạn văn sau có tác dụng gì ?

Thể điệu ca Huế có sôi nổi, tươi vui, có buồn cảm, bâng khuâng, có tiếc thương ai oán … Lời ca thong thả, trang trọng, trong sáng gợi lên tình người, tình đất nước, trai hiền, gái lịch.

  • A. Nói lên sự ngập ngừng của người viết
  • B. Nói lên sự bí từ của người viết
  • C. Tỏ ý còn nhiều cung bậc tình cảm chưa được kể hết của các thể điệu ca Huế.
  • D. Tỏ ý người viết diễn đạt rất khó khăn

Câu 3: Câu nói sau đây của một cô bé được diễn đạt bằng rất nhiều dấu chấm lửng. Em hãy cho biết, tác giả dùng nhiều dấu chấm lửng như vậy nhằm thể hiện điều gì?

"- Không...ngô của con...của con gieo...đấy ạ...Con có bao giờ...dám sang vườn bên nhà đâu? Con mà sang thì con Vện...cả con Mực nữa...nó cắn xổ ruột con ra còn gì!"

(Nguyên Hồng)

  • A. Thể hiện sự sợ sệt, thanh minh.
  • B. Thể hiện sự vô lễ.
  • C. Thể hiện sự thách thức.
  • D. Thể hiện sự tranh luận.

Câu 4: Dòng nào không phải là công dụng của dấu chấm lửng ?

  • A. Tỏ ý còn nhiều sự vật, hiện tượng tương tự chưa liệt kê hết.
  • B. Dùng để đánh dấu kết thúc câu tường thuật.
  • C. Thể hiện chỗ lời nói bỏ dở hay ngập ngừng, ngắt quãng.
  • D. Làm giãn nhịp điệu câu văn, chuẩn bị cho sự xuất hiện của một từ ngữ biểu thị nội dung bất ngờ hay hài hước, châm biếm.

Câu 5:  Dấu chấm lửng trong đoạn văn sau có tác dụng gì?

"Rồi một ngày mưa rào. Mưa giăng giăng bốn phía. Có quãng nắng xuyên xuống biển, óng ánh đủ màu: xanh lá mạ, tím phớt, hồng, xanh biếc..."

(Vũ Tú Nam)

  • A. Nói lên sự ngập ngừng của người viết.
  • B. Tỏ ý người viết diễn đạt rất khó khăn.
  • C. Tỏ ý còn nhiều màu sắc chưa liệt kê hết.
  • D. Nói lên sự bí từ của người viết.

Câu 6: Dấu chấm lửng trong câu sau được dùng với dụng ý gì ?

Và Điền rất phàn nàn cho những tâm hồn cằn cỗi như tâm hồn của vợ Điền. Đối với thị, trăng chỉ là … đỡ tốn hai xu dầu ! 

(Nam Cao)

  • A. Tỏ ý bực tức
  • B. Tỏ ý thông cảm
  • C. Tỏ ý hài hước
  • D. Tỏ ý mỉa mai, chua chát.

Câu 7: Dấu chấm lửng được dùng trong đoạn văn sau có tác dụng gì?

"Thể điệu ca Huế có sôi nổi, tươi vui, có buồn cảm, bâng khuâng, có tiếc thương ai oán...Lời ca thong thả, trang trọng, trong sáng gợi lên tình người, tình đất nước, trai hiền, gái lịch."

  • A. Nói lên sự bí từ của người viết.
  • B. Tỏ ý người viết diễn đạt rất khó khăn.
  • C. Tỏ ý còn nhiều cung bậc tình cảm chưa được kể ra hết của các thể điệu ca Huế.
  • D. Nói lên sự ngập ngừng của người viết.

Câu 8:  Dấu chấm phẩy dùng để để:

  • A. Đánh dấu ranh giới giữa các vế của một câu ghép có cấu tạo phức tạp.
  • B. Đánh dấu ranh giới giữa các bộ phận trong một phép liệt kê phức tạp.
  • C. Thể hiện chỗ lời nói bỏ dở hay ngập ngừng, ngắt quãng.
  • D. Cả A và B đều đúng.

Câu 9: Dấu chấm phẩy trong câu văn sau được dùng để làm gì ?

Cái thằng mèo mướp bệnh hen cò cử quanh năm mà không chết ấy, bữa nay tất đi chơi đâu vắng ; nếu có nó ở nhà đã thấy nó rên gừ gừ ở trên đầu ông đồ rau. 

( Tô Hoài )

  • A. Đánh dấu ranh giới giữa các bộ phận trong một phép liệt kê phức tạp
  • B. Đánh dấu ranh giới giữa hai câu đơn
  • C. Đánh dấu ranh giới giữa hai câu ghép có cấu tạo đơn giản
  • D. Đánh dấu ranh giới giữa hai câu ghép có cấu tạo phức tạp

Câu 10: Dấu chấm phẩy trong câu văn sau được dùng để làm gì?

"Cái thằng mèo mướp bệnh hen cò cử quanh năm mà không chết ấy, bữa nay tất đi chơi đâu vắng; nếu có nó ở nhà đã nghe thấy nó rên gừ gừ ở trên đầu ông đồ rau."

(Tô Hoài)

  • A. Đánh dấu ranh giới giữa hai câu ghép có cấu tạo đơn giản.
  • B. Đánh dấu ranh giới giữa các bộ phận trong một phép liệt kê phức tạp.
  • C. Đánh dấu ranh giới giữa hai câu đơn.
  • D. Đánh dấu ranh giới giữa hai câu ghép có cấu tạo phức tạp.

Câu 11:  Dấu chấm lửng trong câu văn sau có tác dụng gì?

"Thốt nhiên một người nhà quê, mình mẩy lấm láp, quần áo ướt đầm, tất tả xông vào thở không ra lời:

- Bẩm...quan lớn...đê vỡ mất rồi!" (Phạm Duy Tốn)

  • A. Thể hiện sự ngập ngừng vì không muốn nói.
  • B. Cả (1), (2) đều đúng.
  • C. Thể hiện lời nói ngập ngừng do hốt hoảng. (2)
  • D. Thể hiện lời nói ngập ngừng do quá mệt. (1)

Câu 12: Dấu chấm lửng trong câu văn sau được dùng với dụng ý gì?

Và Điền rất phàn nàn cho những tâm hồn cằn cỗi như tâm hồn của vợ Điền. Đối với thị, trăng chỉ là … đỡ tốn hai xu dầu!

( Nam Cao)

  • A. Tỏ ý hài hước
  • B. Tỏ ý mỉa mai, chua chát
  • C. Tỏ ý thông cảm
  • D. Tỏ ý bực tức

Xem thêm các bài Trắc nghiệm ngữ văn 7, hay khác:

Dưới đây là danh sách Trắc nghiệm ngữ văn 7 chọn lọc, có đáp án, cực sát đề chính thức theo nội dung sách giáo khoa Lớp 7.

NGỮ VĂN 7 - TẬP 1

NGỮ VĂN 7 - TẬP 2

Lớp 7 | Để học tốt Lớp 7 | Giải bài tập Lớp 7

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 7, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 7 giúp bạn học tốt hơn.