Giáo án VNEN bài Ảnh của một vật tạo bởi thấu kính (T3)

Dưới đây là mẫu giáo án VNEN bài Ảnh của một vật tạo bởi thấu kính (T3). Bài học nằm trong chương trình Khoa học tự nhiên 9 tập 2. Bài mẫu có: văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích

Tuần:

Ngày soạn:

Ngày dạy:

Tiết:

BÀI 54: ẢNH CỦA MỘT VẬT TẠO BỞI THẤU KÍNH (T3)

I- MỤC TIÊU

  1. Kiến thức

 - Nêu được các khái niệm thấu kính, thấu kính mỏng, thấu kính lồi, thấu kính lõm, thấu kính phân kì, thấu kính hội tụ.

- Chỉ ra được các yếu tố đặc trưng của thấu kính: Trục chính, quang tâm, trục phụ, tiêu điểm chính, tiêu điểm phụ, tiêu cự, độ tụ.

- Mô tả được đường truyền của ánh sáng qua thấu kính.

- Nêu được tính chất ảnh của một vật sáng tạo bởi thấu kính.

- Nêu được một số ứng dụng của mỗi loại thấu kính.

  1. Kĩ năng

- Giải thích được sự tạo ảnh qua thấu kính.

- Biết cách vẽ ảnh của một vật qua thấu kính.

  1. Thái độ

- Rèn tính cẩn thận, trung thực, khéo léo trong thao tác thí nghiệm, hợp tác trong hoạt động học tập.

  1. Năng lực, phẩm chất

- Năng lực chung: Năng lực, tự học, giải quyết vấn đề, giao tiếp, hợp tác, tính toán.

- Năng lực chuyên biệt: NL Nhận thức kiến thức vật lí, NL tìm tòi khám phá thế giới tự nhiên dưới góc độ vật lí, NL vận dụng kiến thức vật lí vào thực tiễn.

- Phẩm chât: Chăm chỉ, trách nhiệm.

II- TRỌNG TÂM

- Đường đi của tia sáng qua thấu kính

- Sự tạo ảnh của vật bởi thấu kính

III- CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH

  1. Giáo viên: Chuẩn bị phiếu học tập

- Nam châm thẳng, Kim nam châm được đặt trên một giá đỡ thẳng đứng.

- Dụng cụ thí nghiệm H54.2 H 54.5

- PA chia nhóm, giao nhiệm vụ ...

- Giấy A0, bút dạ..

  1. Học sinh: chuẩn bị bài học, làm các bài tập trong SHD

IV- CÁC PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC

  1. Hình thức tổ chức dạy học: Trên lớp học, hoạt động cá nhân, nhóm, cả lớp.
  2. Phương pháp DH: PP dạy học hợp tác, nêu và giải quyết vấn đề,….
  3. Kĩ thuật dạy học: KT đặt câu hỏi, giao nhiệm vụ, chia nhóm, học hợp tác, lắng nghe và phản hồi tích cực.

V- TIẾN TRÌNH TIẾT HỌC

  1. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số
  2. Các hoạt động học

Hoạt động của GV - HS

Nội dung cần đạt

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

1. Hình thức tổ chức dạy học: Hoạt động nhóm nhỏ, cá nhân

2. Phương pháp: Dạy học theo nhóm, nêu và giải quyết vấn đề.

3. Kĩ thuật: Chia nhóm,  giao nhiệm vụ, đặt câu hỏi.

4. Năng lực: NL sử dụng ngôn ngữ, NL tìm tòi khám phá dưới góc độ vật lý, NL nhận thức kiến thức vật lý.

5. Phẩm chất: Tự tin, tự chủ.

GV: giao nhiệm vụ cho nhóm HS tiến hành thí nghiệm và thảo luận trả lời câu hỏi: Dùng thấu kính hội tụ và thấu kính phân kì đặt sát vào mặt trang sách. Quan sát hình ảnh dòng chữ qua thấu kính. Hình ảnh dòng chữ thay đổi như thế nào khi dịch chuyển thấu kính ra xa trang sách?

HS: Thảo luận nhóm. Đại diện nhóm tình bày.

GV: * Đặt vấn đề vào bài.

A. Hoạt động khởi động

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

1. Hình thức tổ chức dạy học: học phòng thí nghiệm, nhóm, cá nhân

2. Phương pháp: Nêu và giải quyết vấn đề, dạy học nhóm nhỏ.

3. Kĩ thuật: Giao nhiệm vụ, chia nhóm, đặt câu hỏi, học tập hợp tác, lắng nghe và phản hồi tích cực.

4. Năng lực – phẩm chất: Nhận thức kiến thức vật lí, tìm tòi và khám phá thế giới tự nhiện dưới góc độ vật lí.…, phẩm chất chăm chỉ, trách nhiệm…

GV: giao cho nhóm HS tiến hành thí nghiệm như hình 54,5 ghi kết quả thí nghiệm và trả lời câu hỏi

HS: Tiến hành thí nghiệm theo nhóm. Thảo luận nhóm đưa ra nhận xét.

GV: Quan sát hỗ trợ HS

HS: Báo cáo kết quả thảo luận

GV: Chốt kiến thức.

 

 

 

 

 

 

B. Hoạt động hình thành kiến thức

IV- SỰ TẠO ẢNH CỦA VẬT BỞI THẤU KÍNH

* Thấu kính hội tụ:

+ Vật ở xa thấu kính: ảnh thật ngược chiều và nhỏ hơn vật

+ d > 2f: ảnh thật ngược chiều và nhỏ hơn vật

+ f < d < 2f: ảnh thật ngược chiều và nhỏ hơn vật

+  d < f: ảnh ảo cùng chiều và lớn hơn vật

+  d = f: ảnh ảo ở vụ cực

+  d = 2f: ảnh ảo cùng chiều và bằng vật

* ảnh của vật tạo bởi thấu kính phân kỳ là ảnh ảo, cùng chiều với vật.

a) Ta nhìn thấy ảnh của một vật qua thấu kính vì ánh sáng từ vật chiếu tới thấu
kính rồi khúc xạ và truyền tới mắt ta.

b) Ảnh của điểm sáng S tạo bởi thấu kính là giao điểm của chùm tia ló ra từ thấu
kính hoặc đường kéo dài về phía trước thấu kính của chùm ló này.

c) Cách vẽ ảnh của một điểm sáng S đặt trước gương (xem bài 53).

d) Cách vẽ ảnh của một điểm sáng S đặt trước thấu kính :

– Từ điểm sáng S vẽ hai tia sáng tới thấu kính (nên chọn hai trong ba tia đặc biệt).

– Vẽ hai tia ló tương ứng.

– Tìm giao điểm của chùm tia ló hoặc giao điểm của đường kéo dài về phía trước
thấu kính của các tia ló. Giao điểm này là ảnh của điểm sáng S qua thấu kính.

e) Vẽ ảnh của S

GV: Tổ chức mỗi nhóm HS thảo luận, ghi các ứng dụng của mỗi loại thấu kính vào bảng 54.4 sách Hướng dẫn học.

HS: Thảo luận nhóm. Sau đó các nhóm chấm điểm cho nhau, chỉ ra chỗ sai, bổ sung ứng dụng còn thiếu. GV thu bài của các nhóm về chấm điểm, đánh giá.

 

V- MỘT SỐ ỨNG DỤNG CỦA THẤU KÍNH

Thấu kính hội tụ

Thấu kính phân kì

– Thay đổi chùm tia song song thành
chùm hội tụ.

– Dùng làm vật kính và thị kính ở kính
hiển vi và kính thiên văn.
– Dùng làm vật kính ở máy ảnh.

– Dùng làm kính lúp.
– Dùng làm kính chữa tật viễn thị, lão thị.

– Thay đổi chùm tia song song thành
chùm phân kì.

– Dùng làm kính chữa tật viễn thị.

– Sử dụng ở lỗ nhìn trên cánh cửa ra vào
nhà.

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

1. Hình thức tổ chức dạy học: Trên lớp, cá nhân

2. Phương pháp: Nêu và giải quyết vấn đề.

3. Kĩ thuật: Giao nhiệm vụ, đặt câu hỏi, công não.

4. Năng lực – phẩm chất: năng lực tự học và tự chủ…, phẩm chất chăm chỉ, trách nhiệm…

Giáo viên: Tổ chức cho học sinh hoạt động cá nhân trả lời câu 1, 2.

HS: Hoạt động cá nhân

HS- HS: Kiểm tra chéo.

GV: Chốt đáp án.

 

Câu

Mục đích

Đáp án

1

Ôn các yếu tố của thấu kính.

1 – c, 2 – d , 3 – b, 4 – e, 5 – a

2

Ôn về đặc điểm ảnh của vật tạo bởi thấu kính.

C

D, E. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG -  TÌM TÒI MỞ RỘNG

GV Giao nhiệm vụ: - Giáo viên yêu cầu HS về nhà hoàn thành bài tập D1 SHD/ 138.

HS: Về nhà tìm hiểu, có thể trao đổi với bạn bè, thầy cô. Nộp sản phẩm vào tiết sau.

Xem thêm các bài Giáo án vật lý 9, hay khác:

Bộ Giáo án vật lý 9 được biên soạn cho Học kì 1 & Học kì 2 theo mẫu chuẩn của Bộ Giáo dục với mục đích giúp các Thầy, Cô giảng dạy dễ dàng và biên soạn Giáo án tốt hơn, đơn giản hơn theo sát chương trình Lớp 9.

Lớp 9 | Để học tốt Lớp 9 | Giải bài tập Lớp 9

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 9, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 9 giúp bạn học tốt hơn.