Tuần:
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tiết:
BÀI 7: CÁC ĐẠI LƯỢNG CƠ BẢN
CỦA DÒNG ĐIỆN MỘT CHIỀU TRONG ĐOẠN MẠCH (T4)
I- MỤC TIÊU
- Kiến thức
- Nêu được ý nghĩa vật lí của khái niệm cường độ dòng điện nêu được kí hiệu, đơn vị của các đại lượng vật lí này.
- Nêu tên, nhận biết được ampe kế. Biết cách và có kĩ năng sử dụng ampe kế để đo cường độ dòng điện đối với đoạn mạch một chiều.
- Vận dụng kiến thức vào giải thích những hiện tượng thực tế.
- Kĩ năng
- Phát triển kĩ năng thực nghiệm vật lí.
- Thái độ
- Rèn tính cẩn thận, hợp tác trong hoạt động học tập.
- Năng lực, phẩm chất.
- Năng lực chung: Năng lực, tự học, giải quyết vấn đề, giao tiếp, hợp tác, tính toán.
- Năng lực chuyên biệt: NL Nhận thức kiến thức vật lí, NL tìm tòi khám phá thế giới tự nhiên dưới góc độ vật lí, NL vận dụng kiến thức vật lí vào thực tiễn.
- Phẩm chất: Phẩm chất chăm chỉ, sống có trách nhiệm.
II- TRỌNG TÂM
- Cường độ dòng điện
- Hiệu diện thế
- Điện trở
III- CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
- Giáo viên: Chuẩn bị phiếu học tập, Ampe kế, vôn kế, đồ dùng thí nghiệm H-7.2, H7.3, các loại nguồn điện một chiều : pin, Ác quy.
- PA chia nhóm, giao nhiệm vụ ...
- Giấy A0, bút dạ..
- Học sinh: chuẩn bị bài học, làm các bài tập trong SHD
IV- CÁC PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC
- Hình thức tổ chức dạy học: Trên lớp học, ở phòng thí nghiệm, hoạt động cá nhân, nhóm, cả lớp.
- Phương pháp DH: PP dạy học hợp tác, BTNB, trải nghiệm, nêu và giải quyết vấn đề,….
- Kĩ thuật dạy học: KT đặt câu hỏi, học hợp tác giao nhiệm vụ, chia nhóm, khăn trải bàn , công não, lắng nghe và phản hồi tích cực, sơ đồ tư duy...
V- TIẾN TRÌNH TIẾT HỌC
- Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số
- Các hoạt động học
Hoạt động của GV – HS |
Nội dung cần đạt |
||||||||
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP 1. Hình thức tổ chức dạy học: Trên lớp, cá nhân 2. Phương pháp: Nêu và giải quyết vấn đề. 3. Kĩ thuật: Giao nhiệm vụ, đặt câu hỏi, công não. 4. Năng lực – phẩm chất: năng lực tự học và tự chủ…, phẩm chất chăm chỉ, trách nhiệm… |
|||||||||
Giáo viên: Tổ chức cho học sinh hoạt động cá nhân trả lời câu 2, 3, 4. HS: Hoạt động cá nhân HS- HS: Chấm chéo kết quả. GV: Chấm điểm 1 vài HS. Thông báo đáp án đúng.
|
C. Hoạt động luyện tập Bài 2: Giữa hai điểm có hiệu điện thế khác 0 là: B và C; D và E. Cần cho HS biết, điểm C trùng D, điểm A trùng E (khi coi điện trở của ampe kế rất nhỏ). Bài 3: Vôn kế ở H7.8 C có số chỉ khác không Bài 4:
|
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
GV Giao nhiệm vụ: Yêu cầu HS thảo luận nhóm hoàn thành bài tập 1
HS: Thảo luận nhóm. Đại diện nhóm báo cáo kết quả.
GV – HS: Nhận xét, chốt đáp án.
Sản phẩm: Bài tập 1. Sơ đồ mạch điện
Bóng đèn không còn sáng như trước nữa vì : Tác dụng của cường độ dòng điện hiện tại yếu hơn khi pin mới, nghĩa là cường độ dòng điện chạy qua bóng đèn hiện tại yếu hơn cường độ dòng điện chạy qua bóng đèn khi pin còn mớI- Khi điện trở của bóng đèn không đổi, mà cường độ dòng điện qua bóng đèn giảm đi chứng tỏ hiệu điện thế của pin giảm đI- Thí nghiệm kiểm tra dự đoán : Sử dụng vôn kế thích hợp đo hiệu điện thế của pin xem giá trị đo được có nhỏ hơn chỉ số ghi trên pin không.
E. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI MỞ RỘNG
GV giao nhiệm vụ về nhà:
Trình bày về những lưu ý khi sử dụng các dụng cụ điện trong gia đình để đảm bảo dụng cụ hoạt động bình thường, không hỏng.
HS: Về nhà hoàn thành câu trả lờI- Sản phẩm nộp vào tiết sau.