Giáo án VNEN bài Ảnh của một vật tạo bởi gương (T5)

Dưới đây là mẫu giáo án VNEN bài Ảnh của một vật tạo bởi gương (T5). Bài học nằm trong chương trình Khoa học tự nhiên 9 tập 2. Bài mẫu có: văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích

Tuần:

Ngày soạn:

Ngày dạy:

Tiết:

BÀI 53: ẢNH CỦA MỘT VẬT TẠO BỞI GƯƠNG (T5)

 

I- MỤC TIÊU

  1. Kiến thức

- Nêu được khái niệm nguồn sáng, vật sáng, ảnh của vật sáng.

- Mô tả được đường truyền của ánh sáng tới gương cầu.

- Nêu được tính chất ảnh của một vật sáng tạo bởi gương phẳng, gương cầu lồi, gương cầu lõm.

- Giải thích được sự tạo ảnh qua gương.

- Nêu được một số ứng dụng của mỗi loại gương.

  1. Kĩ năng

- Biết cách xác định vùng mắt nhìn thấy một vật qua gương phẳng.

- Biết cách vẽ ảnh của một vật qua gương phẳng.

  1. Thái độ

- Rèn tính cẩn thận, trung thực, khéo léo trong thao tác thí nghiệm, hợp tác trong hoạt động học tập.

  1. Năng lực, phẩm chất

- Năng lực chung: Năng lực, tự học, giải quyết vấn đề, giao tiếp, hợp tác.

- Năng lực chuyên biệt: NL Nhận thức kiến thức vật lí, NL tìm tòi khám phá thế giới tự nhiên dưới góc độ vật lí, NL vận dụng kiến thức vật lí vào thực tiễn.

- Phẩm chất: Chăm chỉ, trách nhiệm.

II- TRỌNG TÂM

- Ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng, gương cầu lồi, gương cầu lõm.

- Sự phản xạ của ánh sáng chiếu tới gương cầu

- Giải thích sự tạo ảnh của một vật tạo bởi gương

III- CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH

  1. Giáo viên: Chuẩn bị phiếu học tập

- Nam châm thẳng, Kim nam châm được đặt trên một giá đỡ thẳng đứng.

- Dụng cụ thí nghiệm H53.3, H53.4, H53.5, H53.6

- PA chia nhóm, giao nhiệm vụ ...

- Giấy A0, bút dạ..

  1. Học sinh: chuẩn bị bài học, làm các bài tập trong SHD

IV- CÁC PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC

  1. Hình thức tổ chức dạy học: Trên lớp học, hoạt động cá nhân, nhóm, cả lớp.
  2. Phương pháp DH: PP dạy học hợp tác, BTNB, trải nghiệm, nêu và giải quyết vấn đề,….
  3. Kĩ thuật dạy học: KT đặt câu hỏi, giao nhiệm vụ, chia nhóm, học hợp tác, lắng nghe và phản hồi tích cực.

V- TIẾN TRÌNH TIẾT HỌC

  1. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số
  2. Các hoạt động học

Hoạt động của GV – HS

Nội dung cần đạt

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

1. Hình thức tổ chức dạy học: Hoạt động nhóm nhỏ, cá nhân

2. Phương pháp: Dạy học theo nhóm, nêu và giải quyết vấn đề.

3. Kĩ thuật: Chia nhóm,  giao nhiệm vụ, đặt câu hỏi.

4. Năng lực: NL sử dụng ngôn ngữ, NL tìm tòi khám phá dưới góc độ vật lý, NL nhận thức kiến thức vật lý.

5. Phẩm chất: Tự tin, tự chủ.

GV: giao nhiệm vụ cho HS thảo luận nhóm: “ Trên ô tô, xe máy người ta thường lắp một gương cầu lồi ở phía trước người lái xe để quan sát ở phía sau mà không lắp một gương phẳng. Làm như thế có lợi gì?

HS: Thảo luận nhóm, đại diện một nhóm lên trình bày.

GV: Đặt vấn đề vào bài

A. Hoạt động khởi động

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

1. Hình thức tổ chức dạy học: học phòng thí nghiệm, nhóm, cá nhân

2. Phương pháp: Nêu và giải quyết vấn đề, dạy học nhóm nhỏ.

3. Kĩ thuật: Giao nhiệm vụ, chia nhóm, đặt câu hỏi, học tập hợp tác, lắng nghe và phản hồi tích cực.

4. Năng lực – phẩm chất: Nhận thức kiến thức vật lí, tìm tòi và khám phá thế giới tự nhiện dưới góc độ vật lí.…, phẩm chất chăm chỉ, trách nhiệm…

Hoạt động 7: Vùng nhìn thấy của mắt qua gương

GV: Tổ chức cho HS tự đọc, GV nêu lần lượt các câu hỏi :

+ Nêu cách xác định vùng nhìn thấy của mắt qua gương trong một mặt phẳng.
+ Độ rộng vùng nhìn thấy của mắt qua gương phụ thuộc vào những yếu tố nào ?

HS: trình bày kết quả, cả lớp thảo luận lần lượt từng câu hỏi, xác nhận ý kiến đúng.

GV: Tổ chức các nhóm thực hiện thí nghiệm xác định vùng nhìn thấy của gương phẳng, gương cầu lồi và gương cầu lõm có cùng kích thước như đã hướng dẫn ở sách Hướng dẫn học.

HS: HS dựa vào kết quả thí nghiệm so sánh độ rộng vùng nhìn thấy của mắt qua ba loại gương đã xác định được ở hình 53.9 (sách Hướng dẫn học) để tìm từ thích hợp điền vào chỗ trống, hoàn thiện kết luận. Trong quá trình hoạt động cá nhân, nếu có khó khăn vướng mắc, HS có thể trao đổi với bạn bên cạnh hoặc trong nhóm.

B. Hoạt động hình thành kiến thức

VIII- VÙNG NHÌN THẤY CỦA MẮT QUA GƯƠNG

Cùng một vị trí đặt mắt, kích thước gương như nhau thì:

+ vùng nhìn thấy của mắt qua gương cầu lồi rộng hơn vùng nhìn thấy của mắt qua gương phẳng.

+ vùng nhìn thấy của mắt qua gương cầu lõm hẹp hơn vùng nhìn thấy của mắt qua gương phẳng.

GV: Tổ chức mỗi nhóm thảo luận, ghi các ứng dụng của mỗi loại gương vào bảng 53.2 sách Hướng dẫn học.

HS: Sau đó các nhóm chấm cho nhau, chỉ ra chỗ sai, bổ sung ứng dụng còn thiếu.

GV thu bài của các nhóm về chấm, đánh giá.

IX. ỨNG DỤNG CỦA GƯƠNG

 

Gương phẳng

Gương cầu lồi

Gương cầu lõm

- Dùng để đổi hướng truyền ánh sáng.

– Dùng trong kính tiềm vọng
– Dùng để soi hằng ngày.
– Dùng để trang trí trong
một số cửa hiệu làm tóc,
cửa hàng bán quần áo,…
– Dùng trong một số đồng hồ đo như ampe kế, vôn kế, cân,… giúp nhìn vị trí kim chỉ chính xác hơn.
– Kính hiển vi quang học khai thác công dụng
về diện tích của gương
phẳng, cả cho việc lái chùm tia sáng qua đường truyền quang học và rọi lên mẫu vật, và để chiếu ảnh lên thị kính hoặc bộ cảm biến ảnh.

– Sử dụng làm gương quan sát đặt ở những đoạn đường rẽ, để khi nhìn vào gương người tham gia giao thông có thể quan sát thấy được chướng ngại vật trên đoạn đường rẽ tiếp theo.
– Dùng làm gương quan
sát phía sau của ô tô, xe
máy.
– Sử dụng ở máy rút tiền
tự động (ATM) giúp cho người rút tiền có thể quan sát phía sau.

– Dùng trong hệ thống an
ninh, giúp một máy quay
phim có thể thấy nhiều hơn một góc tại một thời điểm.

– Dùng để tập trung ánh sáng theo một hướng hay vào một điểm mà ta cần chiếu sáng.

– Dùng làm pha đèn (ô tô,
xe máy,...);

– Làm gương để tập trung
ánh sáng mặt trời vào nồi hơi (nằm trong bếp mặt trời) của nhà máy điện mặt trời.
– Khi vật ở gần sát gương
thì tạo ra ảnh ảo lớn hơn vật, nên gương cầu lõm có thể dùng làm gương trang
điểm, dùng trong y học (soi tai, mũi, họng, chữa răng).
– Dùng chế tạo kính thiên văn.
– Dùng trong kính hiển vi.

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

1. Hình thức tổ chức dạy học: Trên lớp, cá nhân

2. Phương pháp: Nêu và giải quyết vấn đề.

3. Kĩ thuật: Giao nhiệm vụ, đặt câu hỏi, công não.

4. Năng lực – phẩm chất: năng lực tự học và tự chủ…, phẩm chất chăm chỉ, trách nhiệm…

Giáo viên: Tổ chức cho học sinh hoạt động cá nhân trả lời câu 9, 10

HS: Hoạt động cá nhân

HS- HS: Chấm chéo kết quả.

GV: Chấm điểm 1 vài HS. Thông báo đáp án đúng.

C. Hoạt động luyện tập

Câu 9: Em không bao giờ nhìn thấy khuôn mặt của mình. Muốn nhìn thấy khuôn mặt mình thì em soi gương

Câu 10:

a, Vẽ ảnh ảo của mỗi điểm sáng tạo bởi gương phẳng.

b) Vẽ chùm tia tới gương sau đó vẽ chùm phản xạ t­ương ứng:

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

GV Giao nhiệm vụ: - Giáo viên yêu cầu HS thảo luận nhóm hoàn thành bài tập 2, 3, 4

HS: Thảo luận nhóm. Đại diện nhóm báo cáo kết quả.

GV – HS: Nhận xét, chốt đáp án.

Sản phẩm:

  1. Giải nghĩa câu đố: Ảnh của Mặt Trăng đêm rằm tạo bởi mặt nước ao.
  2. Tìm hiểu cách sử dụng gương nhìn sau của ô tô, xe máy. Các gương đó có thể xoay được để giúp người lái xe có thể quan sát được vùng phía sau ở các góc khác nhau tuỳ theo địa hình.
  3. Tìm cách đặt gương thế nào để quan sát được hình ảnh của mình qua gương nhiều nhất: Đặt hai gương song song, mặt phản xạ hướng vào nhau.

E. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI MỞ RỘNG

GV giao nhiệm vụ về nhà: Yêu cầu HS về nhà tìm hiểu mục E2 SHD/ 81

HS: Về nhà hoàn thành câu trả lờI- Sản phẩm nộp vào tiết sau.

Xem thêm các bài Giáo án vật lý 9, hay khác:

Bộ Giáo án vật lý 9 được biên soạn cho Học kì 1 & Học kì 2 theo mẫu chuẩn của Bộ Giáo dục với mục đích giúp các Thầy, Cô giảng dạy dễ dàng và biên soạn Giáo án tốt hơn, đơn giản hơn theo sát chương trình Lớp 9.

Lớp 9 | Để học tốt Lớp 9 | Giải bài tập Lớp 9

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 9, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 9 giúp bạn học tốt hơn.