Giáo án VNEN bài Chuyển hóa năng lượng - Định luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng (T1)

Dưới đây là mẫu giáo án VNEN bài Chuyển hóa năng lượng - Định luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng (T1). Bài học nằm trong chương trình Khoa học tự nhiên 9 tập 2. Bài mẫu có: văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích

Tuần:

Ngày soạn:

Ngày dạy:

Tiết:

CHỦ ĐỀ 12. BẢO TOÀN VÀ CHUYỂN HÓA NĂNG LƯỢNG

BÀI 58. CHUYỂN HÓA NĂNG LƯỢNG. ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN VÀ CHUYỂN HÓA NĂNG LƯỢNG (T1)   

I- MỤC TIÊU

  1. Kiến thức

– Nêu được một vật có năng lượng khi vật đó có khả năng thực hiện công hoặc làm nóng các vật khác.

– Kể tên được các dạng năng lượng đã học.

  1. Kĩ năng

– Nêu được ví dụ hoặc mô tả được hiện tượng trong đó có sự chuyển hóa các dạng năng lượng đã học và chỉ ra được rằng mọi quá trình biến đổi đều kèm theo sự chuyển hóa năng lượng từ dạng này sang dạng khác.

- Phát biểu được định luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng.

  1. Thái độ

- Rèn tính cẩn thận, hợp tác trong hoạt động học tập.

  1. Năng lực, phẩm chất

- Năng lực chung: Năng lực, tự học, giải quyết vấn đề, giao tiếp, hợp tác.

- Năng lực chuyên biệt: NL Nhận thức kiến thức vật lí, NL tìm tòi khám phá thế giới tự nhiên dưới góc độ vật lí, NL vận dụng kiến thức vật lí vào thực tiễn.

- Phẩm chất: Chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.

II- TRỌNG TÂM

- Định luật bảo tòa và chuyển hóa năng lượng

III- CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH

  1. Giáo viên: Chuẩn bị phiếu học tập.

- PA chia nhóm, giao nhiệm vụ ...

- Giấy A0, bút dạ..

  1. Học sinh: chuẩn bị bài học, làm các bài tập trong SHD.

IV- CÁC PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC

  1. Hình thức tổ chức dạy học: Trên lớp học, ở phòng thí nghiệm, hoạt động cá nhân, nhóm, cả lớp.
  2. Phương pháp DH: PP dạy học hợp tác, trải nghiệm, nêu và giải quyết vấn đề,….
  3. Kĩ thuật dạy học: KT đặt câu hỏi, học hợp tác giao nhiệm vụ, chia nhóm, công não, lắng nghe và phản hồi tích cực.

V- TIẾN TRÌNH TIẾT HỌC

  1. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số
  2. Các hoạt động học

Hoạt động của GV – HS

Nội dung cần đạt

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

1. Hình thức tổ chức dạy học: Hoạt động nhóm nhỏ, cá nhân

2. Phương pháp: Dạy học theo nhóm, nêu và giải quyết vấn đề.

3. Kĩ thuật: Chia nhóm,  giao nhiệm vụ, đặt câu hỏi.

4. Năng lực: NL sử dụng ngôn ngữ, NL tìm tòi khám phá dưới góc độ vật lý, NL nhận thức kiến thức vật lý.

5. Phẩm chất: Tự tin, tự chủ.

GV: Tổ chức cho HS thảo luận nhóm mục A SHD/152.

HS: HS làm việc cá nhân, sau đó trao đổi chung cả lớp.

GV: tổng hợp ý kiến của HS và ghi trên bảng.

A. Hoạt động khởi động

 

          B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

1. Hình thức tổ chức dạy học: học trên lớp, nhóm, cá nhân

2. Phương pháp: Nêu và giải quyết vấn đề, dạy học nhóm nhỏ, sơ đồ tư duy.

3. Kĩ thuật: Giao nhiệm vụ, chia nhóm, đặt câu hỏi, học tập hợp tác, lắng nghe và phản hồi tích cực.

4. Năng lực – phẩm chất: Nhận thức kiến thức vật lí, tìm tòi và khám phá thế giới tự nhiện dưới góc độ vật lí.…, phẩm chất chăm chỉ, trách nhiệm…

GV dùng tranh to hoặc slide như hướng dẫn ở sách trang 152, tổ chức cho HS hoạt động cá nhân hoàn thành câu 2b sau đó thảo luận nhóm.

HS: Ghi tóm tắt nhiệm vụ chuyển giao của GV vào vở, đọc tài liệu, ghi vào vở dự kiến ý kiến của mình. Sau đó được thảo luận nhóm với các bạn xung quanh bằng cách ghi lại các ý kiến của bạn khác vào vở của mình. Thảo luận nhóm để đưa ra báo cáo của nhóm về những dự đoán này, thống nhất cách trình bày kết quả thảo luận nhóm, ghi vào vở các ý kiến của nhóm.

GV: Theo dõi, trợ giúp: Trong quá trình hoạt động nhóm, GV quan sát HS tự học, thảo luận, trợ giúp kịp thời khi HS cần hỗ trợ. Ghi nhận kết quả làm việc của cá nhân hoặc nhóm HS.

B. Hoạt động hình thành kiến thức

1. Sự chuyển hoá năng lượng

Hình 58.2a: (1) Cơ năng (chuyển động quay của bánh xe, trục củ điện) biến đổi thành điện năng, (2) điện năng biến đổi thành quang năng (sáng bóng đèn) và nhiệt năng (nóng bóng đèn).
Hình 58.2b: (1) Điện năng biến đổi thành cơ năng (quay quạt gió), (2) động năng của khí biến đổi thành động năng cánh quạt (quay tua bin).

Hình 58.2c: (1) Hoá năng biến đổi thành nhiệt năng, (2) nhiệt năng biến đổi thành cơ năng.

Hình 58.2d: (1) Hoá năng biến đổi thành điện năng, (2) điện năng biến đổi thành quang năng và nhiệt năng

Thiết bị

Dạng năng
lượng ban đầu

Các dạng năng lượng
trung gian

Dạng năng lượng cuối
cùng mà ta nhận biết

A

Cơ năng

Điện năng

Quang năng, nhiệt năng

B

Điện năng

Cơ năng

Động năng (Cơ năng)

C

Hoá năng

Nhiệt năng

Cơ năng

D

Hoá năng

Điện năng

Quang năng, nhiệt năng

Thảo luận:

1. Các dạng năng lượng (cơ năng, hoá năng, quang năng) có thể chuyển hoá thành các dạng năng lượng khác. Các dấu hiệu có thể nhận biết ra các dạng năng lượng:

– Cơ năng: vật có thế năng (đàn hồi hay hấp dẫn); vật chuyển động (động năng) hoặc vừa có thế năng và vừa có động năng.

– Nhiệt năng: vật nóng lên.

– Điện năng: phát ra ánh sáng, làm quay động cơ điện.

– Quang năng: phát ra ánh sáng.

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

1. Hình thức tổ chức dạy học: Trên lớp, cá nhân

2. Phương pháp: Nêu và giải quyết vấn đề.

3. Kĩ thuật: Giao nhiệm vụ, đặt câu hỏi.

4. Năng lực – phẩm chất: năng lực tự học và tự chủ…, phẩm chất chăm chỉ, trách nhiệm…

Giáo viên: Tổ chức cho học sinh hoạt động cá nhân trả lời câu 1, 2

HS: Hoạt động cá nhân

HS- HS: Chấm chéo kết quả.

GV: Chấm điểm 1 vài HS. Thông báo đáp án đúng.

C. Hoạt động luyện tập

1. Quá trình biến đổi năng lượng trong các hiện tượng ở hình 58.3 sách Hướng dẫn học.

Hình 58.3a) Quả nặng rơi (thế năng của vật giảm) làm quay quạt khuấy nước (động năng quạt tăng) đồng thời nước nóng lên (năng lượng nhiệt). Cơ năng đã biến đổi thành cơ năng và nhiệt năng.

Hình 58.3b) Củi cháy (hoá năng) sinh ra nhiệt truyền cho hệ thống nồi đun và ống khói, làm nước trong nồi nóng lên. Hoá năng đã biến đổi thành nhiệt năng.

Hình 58.3c) Năng lượng gió đã biến đổi thành cơ năng (quay quạt) và phát ra điện (điện năng).

Hình 58.3d) Năng lượng mặt trời biến thành nhiệt năng tập trung ở chảo và truyền nhiệt cho nồi nấu nóng lên.

2. Mô tả sự biến đổi năng lượng :

– Máy phát điện: cơ năng hoặc năng lượng gió,... biến đổi thành điện năng.

– Động cơ điện: điện năng biến đổi thành cơ năng (quay trục động cơ) và nhiệt năng (toả nhiệt).

– Đèn dây tóc, đèn ống: điện năng biến đổi thành quang năng và nhiệt năng.

– Bếp điện may so: điện năng biến đổi thành nhiệt năng.

D, E. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG - TÌM TÒI MỞ RỘNG

GV giao nhiệm vụ về nhà:

- Giáo viên hướng dẫn học sinh về nhà tìm hiểu câu E1, 2 SHD/154

HS: Về nhà tìm hiểu có thể trao đổi với bạn bè, thầy cô.

Sản phẩm: Nộp vào tiết sau.

Xem thêm các bài Giáo án vật lý 9, hay khác:

Bộ Giáo án vật lý 9 được biên soạn cho Học kì 1 & Học kì 2 theo mẫu chuẩn của Bộ Giáo dục với mục đích giúp các Thầy, Cô giảng dạy dễ dàng và biên soạn Giáo án tốt hơn, đơn giản hơn theo sát chương trình Lớp 9.

Lớp 9 | Để học tốt Lớp 9 | Giải bài tập Lớp 9

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 9, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 9 giúp bạn học tốt hơn.