Giáo án VNEN bài Ôn tập phần vật lí (T3)

Dưới đây là mẫu giáo án VNEN bài Ôn tập phần vật lí (T3). Bài học nằm trong chương trình Khoa học tự nhiên 9 tập 2. Bài mẫu có: văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích

Tuần:

Ngày soạn:

Ngày dạy:

Tiết:

BÀI 59: ÔN TẬP PHẦN VẬT LÍ (T3)

I- MỤC TIÊU

  1. Kiến thức

 – Tự ôn tập và tự kiểm tra những yêu cầu về kiến thức và kĩ năng của chương dòng điện một chiều.

  1. Kĩ năng

– Vận dụng được những kiến thức và kĩ năng để tự làm các thí nghiệm và giải bài tập trong chương dòng điện một chiều.

  1. Thái độ

- Rèn tính cẩn thận, hợp tác trong hoạt động học tập.

  1. Năng lực, phẩm chất

- Năng lực chung: Tự học, giải quyết vấn đề, giao tiếp, hợp tác, tính toán.

- Năng lực chuyên biệt: NL vận dụng kiến thức vật lí vào thực tiễn.

- Phẩm chất: Chăm chỉ, trách nhiệm.

II- CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH

  1. Giáo viên: Chuẩn bị phiếu học tập,

- PA chia nhóm, giao nhiệm vụ ...

- Giấy A0, bút dạ..

  1. Học sinh: chuẩn bị bài học, làm các bài tập trong SHD.

III- CÁC PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC

  1. Hình thức tổ chức dạy học: Trên lớp học, hoạt động cá nhân, nhóm, cả lớp.
  2. Phương pháp DH: PP dạy học nhóm, Dự án, nêu và giải quyết vấn đề,….
  3. Kĩ thuật dạy học: KT đặt câu hỏi, sơ đồ tư duy, học hợp tác giao nhiệm vụ, chia nhóm, lắng nghe và phản hồi tích cực,...

IV- TIẾN TRÌNH TIẾT HỌC

  1. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số
  2. Các hoạt động học

2.3. Ôn tập phần quang học

Hoạt động của GV - HS

Nội dung cần đạt

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

1. Hình thức tổ chức dạy học: Hoạt động nhóm nhỏ, cá nhân

2. Phương pháp: Dạy học theo nhóm

3. Kĩ thuật: Sơ đồ tư duy, lắng nghe và phản hồi tích cực.

4. Năng lực: NL sử dụng ngôn ngữ, NL tìm tòi khám phá dưới góc độ vật lý, NL nhận thức kiến thức vật lý.

5. Phẩm chất: Tự tin, tự chủ.

GV: YC các nhóm lên trình bầy sơ đồ tư duy của nhóm mình.

HS: Các nhóm khác lắng nghe và bổ xung ý kiến

GV: Chốt kiến thức.

A. Hoạt động khởi động

 

C. HỌAT ĐỘNG LUYỆN TẬP

1. Hình thức tổ chức dạy học: học ở lớp, cá nhân

2. Phương pháp: Dạy học dự án

3. Kĩ thuật: Lắng nghe và phản hồi tích cực.

4. Năng lực – phẩm chất: Nhận thức kiến thức vật lí, tìm tòi và khám phá thế giới tự nhiện dưới góc độ vật lí.…, phẩm chất chăm chỉ, trách nhiệm…

Hoạt động 1: Trả lời câu hỏi

GV: kiểm tra phần trả lời câu hỏi đã làm ở nhà của HS.

GV: Chốt các kiến thức cần ghi nhớ.

C. Hoạt động luyện tập

1. Trả lời câu hỏi

1. C.               2. B.               3. A.

4. C.                5. A.

6. Quan sát các dòng chữ qua một thấu kính thấy các dòng chữ lớn hơn. Thấu
kính này là TKHT vì TKHT có thể cho ảnh lớn hơn vật còn TKPK luôn cho ảnh nhỏ
hơn vật.

7. D.                 8. C.                  9. C.

10. A.              11. B.                 12. B.

13. A.              14. D.                18. A.

19. 1 – d ; 2 – a ; 3 – b ; 4 – c

24. D

Hoạt động 2: Giải bài tập

GV: Giao nhiệm vụ cho các nhóm thảo luận nhóm làm các bài tập 15, 16, 17, 20, 21, 22, 23, 25 (SHD-161, 162)

HS thảo luận nhóm.

GV: quan sát hỗ trợ khi HS cần.

HS: Đại diện các nhóm lên trình bày bài tập của mình

2. Giải bài tập

15. Dựng ảnh B' của B bằng hai trong ba tia sáng đặc biệt, sau đó từ B' hạ vuông góc xuống trục chính ta được ảnh A' của A

Hình 59.4 a) Ảnh là ảnh thật, ngược chiều với vật.

Hình 59.4 b) Ảnh là ảnh ảo, cùng chiều với vật, lớn hơn vật.

16. Hình 59.5 a) Ảnh là ảnh ảo, cùng chiều với vật, nhỏ hơn vật.

Hình 59.5 b) Ảnh là ảnh ảo, cùng chiều với vật, nhỏ hơn vật.

17. Xác định ảnh và thấu kính: S' là ảnh ảo, ảnh và vật cùng phía với trục chính; S' xa trục chính (xa thấu kính) hơn S, nên thấu kính là hội tụ.

– Nối S' và S cắt trục chính tại O, O chính là quang tâm của thấu kính.

– Vẽ thấu kính hội tụ có quang tâm O, từ S vẽ tia tới SI song song với trục chính
cắt thấu kính tại I- Nối S' với I và kéo dài cắt trục chính tại F. F chính là tiêu điểm
của thấu kính. Lấy F' đối xứng với F qua O ta được tiêu điểm thứ hai của thấu kính
(Hình 59.5).

20. Trong chùm ánh sáng trắng có đủ tất cả các màu khác nhau (bảy màu cơ bản
là đỏ, da cam, vàng, lục, lam, chàm, tím). Khi đặt vật màu đỏ dưới ánh sáng trắng ta
thấy có màu đỏ vì nó tán xạ tốt ánh sáng màu đỏ trong chùm sáng trắng. Còn khi ta
đặt vật màu xanh dưới ánh sáng trắng ta thấy nó có màu xanh vì nó tán xạ tốt ánh
sáng màu xanh trong chùm ánh sáng trắng.
21. Vì dưới ánh sáng lục :

– Vật màu trắng tán xạ tốt ánh sáng màu lục nên vật có màu lục.

– Vật màu đỏ tán xạ kém ánh sáng màu lục nên vật có màu tối sẫm.

– Vật màu lục tán xạ tốt ánh sáng màu lục nên vật vẫn có màu lục.

– Vật màu đen không tán xạ ánh sáng màu lục nên vật vẫn có màu đen.

22. Ví dụ về tác dụng nhiệt của ánh sáng: Đun nước bằng năng lượng mặt trời.
Trong ví dụ trên, quang năng chuyển hoá thành nhiệt năng.

23. Ánh sáng các tác dụng: nhiệt; quang điện; sinh học

25. Cách nhận biết ánh sáng đơn sắc, ánh sáng không đơn sắc: Muốn biết một
chùm sáng màu có phải là đơn sắc hay không, ta chiếu chùm sáng đó vào mặt ghi
của đĩa CD và quan sát chùm sáng phản xạ. Nếu thấy chùm sáng phản xạ chỉ có
một màu nhất định thì ánh sáng chiếu tới đĩa là ánh sáng đơn sắc. Nếu thấy trong
chùm sáng phản xạ có nhiều ánh sáng màu thì ánh sáng chiếu tới đĩa là ánh sáng
không đơn sắc.

D, E. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG – TÌM TÒI MỞ RỘNG

GV giao nhiệm vụ về nhà:

- Giáo viên hướng dẫn học sinh về nhà trả lời câu hỏi: Mỗi giây ánh sáng mặt trời tải đến 1m2 trên bề mặt Trái Đất một năng lượng 1400J. Cho rằng mỗi ngày một mái nhà được Mặt Trời chiếu sáng 6h. Vậy một mái nhà 20m2 mỗi ngày nhận được từ ánh sáng mặt trời một năng lượng là bao nhiêu?

HS: Về nhà thực hiện có thể trao đổi với bạn bè, thầy cô.

Xem thêm các bài Giáo án vật lý 9, hay khác:

Bộ Giáo án vật lý 9 được biên soạn cho Học kì 1 & Học kì 2 theo mẫu chuẩn của Bộ Giáo dục với mục đích giúp các Thầy, Cô giảng dạy dễ dàng và biên soạn Giáo án tốt hơn, đơn giản hơn theo sát chương trình Lớp 9.

Lớp 9 | Để học tốt Lớp 9 | Giải bài tập Lớp 9

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 9, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 9 giúp bạn học tốt hơn.